Câu hỏi: Em hãy chỉ ra quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong thông tin sau:
"Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu Tổ quốc,..."
(Trích Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000)
Hướng dẫn trả lời:
Đoạn trích cho thấy: các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam đều bình đẳng với nhau trước pháp luật về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc
a. Bình đẳng về chính trị
Câu hỏi: Em hãy đọc những thông tin sau để trả lời câu hỏi:
"Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 ... người dân tộc thiểu số như: Tày, Thái, Mông, Mường, Khơ-me, Ê-đê, Khơ mù, Nùng,..."
(1) Quy định tỉ lệ đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân trong thông tin 1 nhằm mục đích gì ? Vì sao ?
(2) Quyền bình đẳng về chính trị giữa các dân tộc ở Việt Nam được biểu hiện như thế nào trong thông tin 2 ?
(3) Em hãy lấy ví dụ thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực chính trị.
Hướng dẫn trả lời:
(1) Quy định trong thông tin 1 nhằm mục đích để các dân tộc thiểu số có thể thực hiện được quyền bình đẳng giữa các dân tộc khi tham gia vào các cơ quan đại diện của Nhà nước.
(2) Thông tin 2 cho thấy sự bình đẳng về chính trị giữa các dân tộc ở Việt Nam. Bất kể dân tộc nào, mọi người đều có quyền và cơ hội tham gia vào quá trình bầu cử và trở thành đại biểu Quốc hội. Điều này thể hiện sự đảm bảo quyền bình đẳng giữa các dân tộc không chỉ trong văn bản pháp luật mà còn trong thực tế bầu cử. Kết quả của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV đã phản ánh điều này.
(3) Ví dụ
- Nghị quyết số 1135 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII đặt mục tiêu phấn đấu đạt 18% tỷ lệ người dân tộc thiểu số (DTTS) trúng cử đại biểu Quốc hội trong tổng số đại biểu Quốc hội.
- Trong nhiều nhiệm kỳ bầu cử vừa qua, tỷ lệ người DTTS tham gia bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị đại diện cho nhân dân đã đạt một số thành tựu, nhìn chung tăng cả về số lượng cũng như chất lượng. Từ lúc mới có 10,2% (khóa I), đến khóa XII là 17,7%.
b. Bình đẳng về kinh tế
Câu hỏi: Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:
"Hiến pháp năm 2013 ... tích cực phát triển kinh tế gia đình, góp phần xây dựng bản ngày càng giàu đẹp."
(1) Quyền bình đẳng về kinh tế giữa các dân tộc ở Việt Nam được biểu hiện như thế nào trong các thông tin trên ?
(2) Em hãy lấy ví dụ trong thực tiễn thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực kinh tế.
Hướng dẫn trả lời:
(1) Quyền bình đẳng về kinh tế giữa các dân tộc ở Việt Nam được biểu hiện trong các thông tin như sau:
- Thông tin 3 cho thấy Đảng và Nhà nước Việt Nam đã thực hiện chính sách và pháp luật để xóa bỏ sự bất bình đẳng về kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi. Điều này nhằm mục tiêu thu hẹp khoảng cách về mức sống và thu nhập giữa các dân tộc và khu vực khác nhau trong cả nước.
- Thông tin 4 cho thấy sự tự lực, tự cường của đồng bào các dân tộc tại bản Kéo Hượn. Nhờ sự hỗ trợ và tạo điều kiện phát triển, họ đã từng bước nâng cao cuộc sống và đạt được sự ấm no và hạnh phúc cho cộng đồng trong bản.
(2) Một ví dụ trong thực tiễn về quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam là chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho các dân tộc thiểu số và miền núi.
Chương trình này bao gồm nhiều biện pháp như cung cấp vốn ưu đãi, đào tạo kỹ năng nghề, hỗ trợ giống cây trồng, xây dựng hạ tầng vận chuyển, và thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh ở các vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Mục tiêu của chương trình là giúp các cộng đồng dân tộc này phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, và tạo điều kiện sống tốt hơn.
Chương trình này thể hiện cam kết của Nhà nước Việt Nam trong việc đảm bảo quyền bình đẳng cho tất cả các dân tộc, đặc biệt là những dân tộc có điều kiện kinh tế khó khăn và sống tại các vùng địa lý khó khăn.
c. Bình đẳng về văn hóa, giáo dục
Câu hỏi: Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:
"Hiến pháp năm 2013 ... bước đầu đáp ứng nhu cầu học tập của con em đồng bào các dân tộc."
(1) Quyền bình đẳng về văn hóa, giáo dục giữa các dân tộc được biểu hiện như thế nào trong các thông tin trên ?
(2) Em hãy lấy ví dụ trong thực tiễn quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục.
Hướng dẫn trả lời:
(1) Quyền bình đẳng về văn hoá, giáo dục giữa các dân tộc được thể hiện trong các thông tin trên như sau:
- Thông tin 3: Việt Nam thực hiện quyền bình đẳng về văn hoá cho tất cả các dân tộc, cho phép họ bảo tồn, phát triển, và tôn vinh văn hoá của mình.
- Thông tin 4: Đảng và Nhà nước Việt Nam cam kết đảm bảo quyền học tập bình đẳng cho tất cả con em đồng bào các dân tộc thiểu số, tạo điều kiện thuận lợi để họ có cơ hội phát triển qua giáo dục.
(2) Các chủ trương của Đảng và Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo, ban hành và thực hiện có hiệu quả các chính sách ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo vùng dân tộc thiểu số, miền núi, tiêu biểu như:
- Chính sách hỗ trợ học tập cho trẻ mẫu giáo 3-5 tuổi;
- Chính sách học bổng đối với học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú và trường dự bị đại học;
- Chính sách hỗ trợ học tập cho học sinh bán trú cấp Tiểu học, THCS, học sinh cấp THPT là người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn
- Chính sách miễn, giảm học phí;
- Chính sách ưu tiên cộng điểm xét tuyển vào cao đẳng, đại học;...
2. Ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các dân tộc đối với đời sống con người và xã hội
Câu hỏi: Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:
"Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất...dân tộc thiểu số nói riêng và quyền con người nói chung tại Việt Nam."
(1) Theo em, vì sao chúng ta chỉ có thể bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam giàu đẹp nếu các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển ?
(2) Từ thông tin 2, em hãy cho biết việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc đã có tác động tích cực như thế nào đến đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Nếu các dân tộc trong đất nước không bình đẳng sẽ dẫn đến những hậu quả gì ?
Hướng dẫn trả lời:
(1) Để bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước thì các dân tộc cần phải: tôn trọng sự khác biệt của mỗi dân tộc, tạo điều kiện để các dân tộc đoàn kết, cùng phát triển, cùng tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, cùng thực hiện mục tiêu chung của đất nước “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”
(2)
- Nhờ những chính sách đúng đắn về dân tộc, đặc biệt là quyền bình đẳng giữa các dân tộc mà các dân tộc đều có điều kiện phát triển về mọi mặt: kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục, xã hội.
- Nếu không có bình đẳng giữa các dân tộc, sẽ xuất hiện sự phân biệt đối xử, ngăn cản sự phát triển của một số dân tộc, gây ra mâu thuẫn và xung đột trong xã hội. Điều này có thể được lợi dụng bởi các thế lực thù địch để tạo sự chia rẽ và phá hoại đoàn kết giữa các dân tộc trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước.
Câu 1: Em đồng tình hay không đồng tình với những ý kiến nào dưới đây ? Vì sao ?
a. Các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều có thể có đại biểu của mình trong hệ thống các cơ quan nhà nước.
b. Các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam đều có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc.
c. Việc thực hiện một số chính sách ưu tiên đối với học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số sẽ làm cho họ không cố gắng, vương lên trong học tập.
d. Việc kì thị, phân biệt đối cử về thành phần dân tộc sẽ dẫn đến mất đoàn kết, chia rẽ giữa các dân tộc.
Hướng dẫn trả lời:
a. Đồng tình, vì pháp luật Việt Nam bảo đảm quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của tất cả công dân, không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo.
b. Đồng tình, vì pháp luật Việt Nam thừa nhận quyền dân tộc sử dụng tiếng nói, chữ viết của mình và bảo vệ văn hoá truyền thống của các dân tộc.
c. Đồng tình, vì việc ưu tiên chính sách cho học sinh và sinh viên dân tộc thiểu số là để khắc phục khó khăn và tạo cơ hội công bằng trong học tập, đảm bảo quyền bình đẳng trong giáo dục.
d. Đồng tình, vì sự kì thị và phân biệt đối xử dựa trên thành phần dân tộc gây ra mất đoàn kết và làm suy yếu sức mạnh của đoàn kết dân tộc, ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội.
Câu 2: Hành vi của các chủ thể dưới đây là thực hiện đúng pháp luật hay vi phạm pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc? Vì sao?
a. Bố A là người dân tộc Kinh, mẹ A là người dân tộc thiểu số, khi khai sinh A mang dân tộc của bố. Hiện nay gia đỉnh A sinh sống và làm việc tại bản của mẹ A. Để hoà nhập với người dân nơi đây, A đã yêu câu và được cơ quan nhà nước có thẩm quyên thay đổi dân tộc của mình từ dân tộc của bố sang dân tộc của mẹ.
b. Để mở rộng sản xuất, Công ty X đăng tin tuyên dụng 3 kĩ sư tin học biết tiếng Anh vào làm việc. Đối chiếu với các tiêu chuẩn mà công ty đẻ ra đối với ứng viên, anh Q thấy mình đều đủ cả nên đã đăng ki dự tuyên nhưng không được Công ty X chấp nhận vào làm việc vi li do anh Q là người dân tộc thiêu số.
c. Nhận thấy các lễ hội truyền thông văn hoá tốt đẹp của bản dân bị lãng quên, anh H sau khi trúng cử vào Hội đông nhân dân xã Y đã lên kê hoạch và đê ra các biện pháp phục hỏi, bảo tồn, phát triển các điệu múa, trò chơi dân gian.
Hướng dẫn trả lời:
a. Các hành vi, việc làm của A và cơ quan có thẩm quyền đều đúng. Pháp luật Việt Nam quy định: Công dân có quyền xác định dân tộc của mình (trích Điều 42 Hiến pháp năm 2013).
b. Việc làm của Công ty X không nhận anh Q vào làm việc với lí do anh là người dân tộc thiểu số là phân biệt đối xử và vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
c. Việc làm của anh H là đúng, vì theo Hiến pháp Việt Nam quy định: Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hoá tốt đẹp của mình (khoản 3 Điều 5 Hiến pháp năm 2013).
Câu 3: Em hãy đọc tình huống sau và trà lời câu hỏi:
a. Gần tới ngày Toà án xét xử việc tranh chấp đất đai giữa anh P (người dân tộc Ơ-đu) với anh N (người dân tộc Kinh). Anh P lo lắng vì minh chỉ thành thạo tiếng dân tộc Ơ-đu mà không thành thạo tiếng Việt sẽ gây bắt lợi cho bản thân.
Em hãy tư vẫn cách thức đề giúp anh P được đảm bảo quyên bình đẳng giữa các dân tộc trong việc bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của mình.
b. D và B sinh ra, lớn lên và học tập cùng trường tại địa phương X. Cả hai cùng dự thi vào Trường Đại học N và có số điểm thị đại học bằng nhau, nhưng D là người dân tộc thiêu số được cộng thêm điểm ưu tiên nên đủ điểm đỗ, còn B là người dân tộc Kinh không được ưu tiên nên không đỗ. B thắc mắc và cho rằng như vậy là không đảm bảo sự bình đẳng.
Em hãy tư vấn để giúp B hiễu được chính sách ưu tiên của Nhà nước trong việc tuyên sinh đại học.
Hướng dẫn trả lời:
a. Anh P vẫn có thể trình bày trước Toà án bằng tiếng dân tộc Ơ đu của mình, vì pháp luật Việt Nam quy định: Công dân có quyền sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp (trích Điều 42 Hiến pháp năm 2013).
b. Việc Nhà nước ưu tiên trong tuyển sinh đại học đối với người dân tộc thiểu số là hoàn toàn hợp lí, nhằm tạo điều kiện cho người dân các dân tộc thiểu số có thể thực hiện được quyền bình đẳng của mình với dân tộc đa số.
Câu 4: Em hãy kể một việc làm cụ thể của bản thân đã thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
Hướng dẫn trả lời:
Một số việc làm cụ thể của bản thân thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa dân tộc
- Tôn trọng văn hóa, phong tục tập quán của các dân tộc
- Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dán về quyền bình đẳng của các dân tộc…
- Phê phán những hành vi thể hiện sự kì thị, phân biệt đối xử giữa đồng bào các dân tộc.
Câu hỏi: Em và nhóm học tập sưu tầm các bài phát biểu, bài viết của những người nổi tiếng ở Việt Nam và trên thế giới về quyền bình đẳng giữa các dân tộc và chia sẻ với các bạn trong lớp.
Hướng dẫn trả lời:
Lời phát biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội nghị đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam (ngày 03-12-1945)
“Nhờ sức đoàn kết tranh đấu chung của tất cả các dân tộc, nước Việt Nam ngày nay được độc lập, các dân tộc thiểu số được bình đẳng cùng dân tộc Việt Nam, tất cả đều như anh chị em trong một nhà, không còn có sự phân chia nòi giống, tiếng nói gì nữa. Trước kia các dân tộc để giành độc lập phải đoàn kết, bây giờ để giữ lấy nền độc lập càng cần đoàn kết hơn nữa.
Nhiệm vụ chính của các dân tộc thiểu số hiện nay phải thực hiện là:
1- Đoàn kết hơn nữa để chống xâm lăng.
2- Hết sức tăng gia sinh sản.
3- Ra sức cứu giúp đồng bào dưới xuôi về nạn đói và ủng hộ Chính phủ để kháng chiến và cứu đói.
4- Gây sự thân thiện giữa ta và Trung Quốc, nhất là các dân tộc ở các miền biên giới Việt Nam và Trung Quốc.
Anh em thiểu số chúng ta sẽ được:
1- Dân tộc bình đẳng: Chính phủ sẽ bãi bỏ hết những điều hủ tệ cũ, bao nhiêu bất bình trước sẽ sửa chữa đi.
2- Chính phủ sẽ gắng sức giúp cho các dân tộc thiểu số về mọi mặt:
a) Về kinh tế, sẽ mở mang nông nghiệp cho các dân tộc được hưởng.
b) Về văn hoá, Chính phủ sẽ chú ý trình độ học thức cho dân tộc.
Các dân tộc được tự do bày tỏ nguyện vọng và phải cố gắng để cùng giành cho bằng được độc lập hoàn toàn, tự do và thái bình”.