Soạn siêu ngắn kinh tế pháp luật 11 KNTT bài 17 Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân

Baivan.net sẽ đưa ra lời giải nhanh, ngắn gọn chuẩn xác môn kinh tế pháp luật 11 bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống bài 17 Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân. Học sinh kéo xuống để tham khảo. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao trong học tập.

MỞ ĐẦU 

Câu hỏi: Em hãy chia sẻ lại một hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể hoặc quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân mà em biết. Em có suy nghĩ như thế nào về hành vi đó?

Hướng dẫn trả lời:

Tham khảo: 

  • Hành vi vi phạm: anh S đến nhà anh Q để đòi nợ 40 triệu đồng, do đã quá hạn 1 tháng mà anh Q chưa trả. Trong khi trao đổi, hai bên nảy sinh mâu thuẫn, tranh cãi. Do quá bực tức vì anh Q không trả tiền, anh S đã dùng gậy, đánh anh Q trọng thương, khiến anh Q phải vào viện điều trị.
  • Suy nghĩ về hành vi: hành vi vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân vừa gây hậu quả cho người bị vi phạm, vừa gây ra hậu quả cho xã hội và người có hành vi vi phạm phải chịu trách nhiệm pháp lí đối với hành vi của mình.

KHÁM PHÁ

1. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân 

a. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

Câu hỏi: 

1/ Trong trường hợp 3 và 4, các chủ thể đã thực hiện đúng hay vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân? Vì sao?

2/ Em hãy nêu một số quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. Theo em, các quy định đó của pháp luật có ý nghĩa gì?

Hướng dẫn trả lời:

1/ Trong trường hợp 3 và 4, các chủ thể đã thực hiện: 

  • Trường hợp 3, chú Y và anh K đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của anh B khi bắt anh đưa về nhà để ép trả nợ. Những người dân xung quanh đã thực hiện đúng quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân khi can thiệp, ngăn chặn hành vi của chú Y và anh K, đồng thời khuyên anh B báo công an để được hỗ trợ. Lí do: Chú Y và anh K không có thẩm quyền, không có quyết định bắt giữ người của cơ quan chức năng. Hành vi bắt giữ anh B của họ xuất phát từ mục đích cá nhân, vi phạm quy định của pháp luật. Việc người dân xung quanh can thiệp, ngăn chặn hành vi đó là đúng, bảo vệ sự an toàn về thân thể cho anh B, giúp anh tránh được những hậu quả không mong muốn.
  • Trường hợp 4, việc ông X yêu cầu cơ quan công an bắt giữ anh T là vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân và cơ quan công an đã thực hiện đúng quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân khi từ chối thực hiện theo yêu cầu đó. Lí do: Ông X chỉ nghi ngờ chứ không bắt quả tang, không có bằng chứng anh T lấy trộm xe máy nên cơ quan công an không có căn cứ để bắt giữ anh.

2/ Một số quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân và ý nghĩa: 

- Pháp luật Việt Nam quy định: 

  • Mọi người đều có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, không một ai được phép tự tiện bắt, giam, giữ người hay sử dụng bất kì một hình thức đối xử nào khác xâm phạm đến thân thể của người khác.
  • Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kì hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm.
  • Việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người; hiến, lấy xác; khám nghiệm tử thi phải thực hiện theo các quy định của pháp luật. 
  • Việc bắt, giam, giữ người do luật định, không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang.

- Các quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân là cơ sở pháp lí để ngăn chặn mọi hành vi tuỳ tiện bắt giữ người, đảm bảo sự an toàn, sự tự do về thân thể của mỗi công dân.

b. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

Câu hỏi: 

1/ Trường hợp 2 đã đề cập đến những hậu quả gì đối với hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

2/ Theo em, hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân có thể gây ra những hậu quả gì đối với bản thân người bị vi phạm, người vi phạm, gia đình và xã hội?

3/ Từ hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, em cần làm gì để bảo vệ quyền này của mình?

Hướng dẫn trả lời:

1/ Trường hợp 2 để cập đến những hậu quả tiêu cực về trật tự, an toàn xã hội; tổn thất về tinh thần, sức khoẻ, tiền bạc của công dẫn do hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân gây ra.

2/ Hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng:

  • Đối với người bị vi phạm: tổn hại về sức khoẻ, tính mạng, tinh thần, uy tín, danh dự, kinh tế....
  • Đối với người vi phạm: bị xử phạt theo quy định của pháp luật, tổn thất kinh tế,... + Đối với gia đình: gây tâm lí tiêu cực: buồn, tức giận..; ảnh hưởng xấu đến danh dự,
  • thể diện gia đình; gây thiệt hại về kinh tế,...
  • Đối với xã hội: gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; làm sụt giảm uy tín của cán bộ, cơ quan nhà nước,...

3/ Học sinh cần:

  • Tích cực học tập, tìm hiểu các quy định của pháp luật để nâng cao hiểu biết cho bản thân về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân; 
  • Có ý thức bảo vệ bản thân, tôn trọng thần thể người khác; 
  • Tố cáo những hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân với các cơ quan chức năng...

2. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân

a. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân

Câu hỏi: 

1/ Trong trường hợp 3 và 4, các chủ thể đã thực hiện đúng hay vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân? Vì sao?

2/ Em hãy nêu một số quy định của pháp luật về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân. Theo em, các quy định đó có ý nghĩa như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

1/ Trong trường hợp 3 và 4, các chủ thể đã thực hiện: 

  • Trường hợp 3, M đã vi phạm, còn A đã thực hiện đúng quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân. Lí do: Hành vi đăng tải thông tin sai sự thật, vu khống A lên mạng xã hội của M là trái quy định của pháp luật và sẽ khiến người khác hiểu nhầm, gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đối với A. Do đó, A có quyền yêu cầu M gỡ bỏ và trình báo cơ quan chức năng để được hỗ trợ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
  • Trường hợp 4, các chiến sĩ công an quận K đã thực hiện đúng quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân. Lí do: Việc can thiệp, khống chế, bắt giữ đối tượng có biểu hiện sử dụng chất kích thích đang cầm hung khí đe dọa, tấn công người dân đi đường đã ngăn chặn những hành vi trái pháp luật của đối tượng này, bảo vệ sự an toàn cho những người dân xung quanh

2/ Một số quy định của pháp luật về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân và ý nghĩa: 

  • Pháp luật quy định: Mọi công dân Việt Nam đều được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Hành vi tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kì hình thức đối xử nào khác,... xâm phạm thân thể, sức khoẻ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác, tự tiện bắt, giam, giữ người trái pháp luật là vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân và sẽ bị xử lí nghiêm minh theo pháp luật.
  • Các quy định của pháp luật về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân đã xác định địa vị pháp lí của công dân trong mối quan hệ với Nhà nước và xã hội, thể hiện trách nhiệm bảo hộ của Nhà nước với mỗi công dân. Các quy định này cũng là cơ sở pháp lí để ngăn chặn những hành vi xâm phạm trái phép đến sức khoẻ, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của công dân, đảm bảo cho công dân có điều kiện an toàn để tồn tại và phát triển.

b. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân

Câu hỏi: 

1/ Em hãy cho biết, các thông tin, trường hợp trên đề cập đến những hậu quả gì của hành vi vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân. 

2/ Ngoài những hậu quả đã đề cập đến trong trên, hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân còn có thể gây ra những hậu quả nào khác? Giải thích và nêu ví dụ minh hoạ.

3/ Em hãy chia sẻ về một trường hợp vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân mà em biết. Qua trường hợp đó em đã rút ra bài học gì cho bản thân?

Hướng dẫn trả lời:

1/ Những hậu quả gì của hành vi vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân được pháp luật bảo vệ là: 

  • Thông tin 1 đề cập đến hậu quả pháp lí của các hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân (phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù) và hậu quả gây xúc phạm nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
  • Trường hợp 2 đề cập đến hậu quả tổn thất về sức khoẻ, tính mạng, tài sản của công dân do hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân gây ra.
  • Trường hợp 3 đề cập đến hậu quả gây nên những tổn thương về sức khoẻ, tổn thương về tâm lí, ảnh hưởng xấu đến tính mạng, tương lai do hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân gây ra.

2/ 

- Ngoài những hậu quả trên, hành vi vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân còn gây nên những hậu quả tiêu cực khác như: 

  • Ảnh hưởng đến kinh tế, học tập, công việc, uy tín của công dân; 
  • Gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; ảnh hưởng đạo đức, lối sống; 
  • Gây tổn hại đến uy tín của cơ quan nhà nước; 
  • Ảnh hưởng xấu đến tính tôn nghiêm của pháp luật....

- Ví dụ:

  • Hành vi đánh nhau gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội; 
  • Hành vi vu khống, lan truyền thông tin sai sự thật về cán bộ cơ quan nhà nước gây ảnh hưởng xấu đến danh dự, uy tín của bản thân cán bộ đó và uy tín của cơ quan mà người đó đang công tác.

3/ Tham khảo: 

  • Trường hợp vi phạm: do mâu thuẫn với chị H, chị D đã viết bài đăng lên mạng xã hội bịa đặt, vu khống chị H có quan hệ bất chính với anh S nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của chị H. Sau đó, bài viết được nhiều người bình luận, chia sẻ, làm ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc của chị H. Hành vi của chị D đã bị tòa tuyên phạt 40 triệu đồng và buộc phải xin lỗi, công khai cải chính thông tin trên mạng xã hội.
  • Bài học: nghiêm túc thực hiện đúng những quy định về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân

3. Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân

Câu hỏi: 

1/ Các học sinh trong những bức tranh trên đã làm gì để thực hiện quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân?

2/ Theo em, học sinh có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân? Hãy kể những việc em đã làm để thực hiện tốt các quyền này.

Hướng dẫn trả lời:

1/ Các học sinh trong những bức tranh trên trong việc thực hiện quyền: 

  • Tranh 1, bạn nữ đã gọi điện báo cơ quan công an khi phát hiện hành vi đánh người – xâm phạm tính mạng, sức khoẻ của công dân.
  • Tranh 2, bạn nam đã từ chối không đi theo hai người đàn ông lạ tự xưng là công an đề phối hợp điều tra vụ án nào đó vì hai người này không có thẻ công an và không có quyết định triệu tập của cơ quan công an.
  • Tranh 3, bạn nam đã đến cơ quan công an nộp đơn trình báo sự việc có người liên tục đăng thông tin bôi nhọ, xúc phạm mình lên mạng xã hội, đề nghị cơ quan công an can thiệp để bảo vệ quyền lợi cho bản thân.
  • Tranh 4, các bạn HS đang tổ chức hoạt động tuyên truyền phòng, chống xâm hại trẻ em nhằm mục đích nâng cao kiến thức cho mọi người trong việc bảo vệ tính mạng, sức khoẻ của bản thân và đặc biệt là trẻ em.

2/ Trách nhiệm của HS trong việc thực hiện quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân:

  • Tìm hiểu, tuân thủ các quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân;
  • Đấu tranh, phê phán, tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật; 
  • Tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân đến những người xung quanh.

LUYỆN TẬP 

Câu 1: Em hãy cho biết, các ý kiến sau đây đúng hay sai? Vì sao?

a. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân chỉ được thực hiện khi cơ quan công an tiến hành bắt, giam, giữ người.

b. Chỉ có công dân Việt Nam mới được nhà nước đảm bảo quyền bất khả xâm phạm thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm.

c. Thực hiện tốt quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân góp phần duy trì an ninh, trật tự xã hội.

d. Thực hiện quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân là trách nhiệm riêng của các cơ quan trong bộ máy nhà nước.

Hướng dẫn trả lời:

  • Ý kiến a. Sai, vì quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân được tất cả mọi người thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi.
  • Ý kiến b. Sai, vì công dân các quốc gia khác đang sinh sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam cũng được Nhà nước Việt Nam đảm bảo quyền bất khả xâm phạm thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm.
  • Ý kiến c. Đúng, vì thực hiện tốt quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân sẽ ngăn chặn các hành vi xâm phạm trái phép đến thân thể, tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân; đảm bảo tính tôn nghiêm của pháp luật, góp phần duy trì an ninh, trật tự xã hội.
  • Ý kiến d. Sai, vì thực hiện quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân là trách nhiệm chung của tất cả mọi người, mọi cơ quan, tổ chức.

Câu 2: Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống a. M là học sinh trường trung học phổ thông dân tộc nội trú của tỉnh. Vào dịp tết, M trở về bản thăm gia đình thì bị anh P cùng một số người thân chặn đường, bắt về nhà làm vợ. M kiên quyết phản đối nhưng vẫn bị anh P và người thân giữ lại, không cho trở về nhà.

Theo em, hành vi của anh P và người thân có vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của M hay không? Vì sao?

Tình huống b. Nghe tin em trai mình thường xuyên bị bạn cùng lớp là T bắt nạt, V đã rủ bạn chặn đường đánh T để dạy dỗ và cấm T không được tiếp tục bắt nạt bạn bè nữa.

Theo em, hành vi của V có vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của T không? Vì sao?

Hướng dẫn trả lời:

  • Tình huống a. Hành vi của anh P và người thân đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của M. Hành vi chặn đường, bắt M về nhà làm vợ của anh P và người thân chưa được sự đồng ý của M nên đây là hành vi trái phép, không đúng quy định của pháp luật.
  • Tình huống b. Hành vi của V đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của T. Hành vi của V không có căn cứ pháp lí, là sự xâm phạm trái phép đến sức khoẻ của T và có thể khiến T phải chịu những hậu quả không tốt.

Câu 3: Em hãy đưa ra các phương án xử lí phù hợp để thực hiện tốt quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân trong những tình huống sau:

a. Em thấy một bạn học cùng lớp đang bị một nhóm học sinh lạ chặn đường đánh. 

b. Em bị bạn học đăng tin vu khống, sai sự thật trên mạng xã hội. 

c. Em thấy một người phụ nữ đang cố gắng lôi kéo, ép buộc một bé gái đi theo dù bé gái gào khóc, không đồng ý.

d. Bạn thân của em chia sẻ muốn bỏ học vì bị một số bạn học trong lớp ghép ảnh chế giễu ngoại hình.

e. Em phát hiện trên cơ thể em bé nhà hàng xóm có nhiều thương tích do bị đánh.

Hướng dẫn trả lời:

  •  Tình huống a. Em tìm chỗ an toàn gọi điện thông báo cho cơ quan chức năng hoặc tìm người lớn đáng tin cậy nhờ can thiệp, hỗ trợ.
  • Tình huống b. Em báo cáo lại sự việc với cô giáo chủ nhiệm để được hỗ trợ.
  • Tình huống c. Em hỏi chuyện người phụ nữ và bé gái, trường hợp người phụ nữ và bé gái đưa ra những thông tin trái chiều, gây nghi ngờ thì gọi cơ quan chức năng để được hỗ trợ. Hoặc em quan sát, nếu thấy sự việc đáng nghi thì trực tiếp gọi điện cho cơ quan công an nhờ hỗ trợ.
  • Tình huống d. Em giải thích cho bạn hiểu về quyền được pháp luật bảo hộ danh dự, nhân phẩm của công dân, khuyên bạn nên chia sẻ lại sự việc với bố mẹ, GV chủ nhiệm để được hỗ trợ và động viên bạn để bạn tự tin tiếp tục học tập.
  • Tình huống e. Em chụp ảnh các vết thương tích trên cơ thể em bé sau đó liên hệ với cơ quan chức năng chia sẻ lại sự việc và đề nghị can thiệp hỗ trợ.

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Em hãy viết một đoạn văn ngắn về ý nghĩa của quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân.

Hướng dẫn trả lời:

Tham khảo: 

Các quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân là cơ sở pháp lý quan trọng để ngăn chặn mọi hành vi tuỳ tiện bắt giữ người và đảm bảo sự an toàn và tự do về thân thể của mỗi công dân. Quyền bất khả xâm phạm thân thể là một quyền cơ bản của con người, được đảm bảo bởi hiến pháp và pháp luật. Nó tôn trọng và bảo vệ tính riêng tư và sự tự chủ của mỗi người.

Thông qua các quy định về quyền bất khả xâm phạm thân thể, công dân có quyền tự do di chuyển, tự quyết định về việc làm, sức khỏe và các vấn đề cá nhân khác. Những quy định này đặt ra rào cản pháp lý trước mọi hành vi bắt giữ người trái pháp luật, đảm bảo rằng không ai có quyền tuỳ tiện xâm phạm thân thể của người khác. Điều này giúp bảo vệ sự tự do và an ninh cá nhân, góp phần vào một xã hội công bằng và dân chủ.

Các quy định của pháp luật về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân đã xác định địa vị pháp lý của công dân trong mối quan hệ với Nhà nước và xã hội. Quyền được bảo hộ này thể hiện trách nhiệm bảo vệ của Nhà nước đối với mỗi công dân. Chúng đảm bảo rằng mỗi công dân được đối xử công bằng, không bị xâm phạm trái phép đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.

Các quy định này không chỉ tạo ra một cơ sở pháp lý mạnh mẽ để ngăn chặn những hành vi xâm phạm trái phép, mà còn đảm bảo cho công dân có điều kiện an toàn để tồn tại và phát triển. Điều này tạo điều kiện cho mỗi công dân thể hiện tiềm năng và đóng góp vào xã hội một cách tự do và tự tin. 

Cùng với việc bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân, các quy định pháp luật còn góp phần quan trọng trong việc tạo ra một môi trường an toàn và công bằng cho toàn xã hội. Chúng ngăn chặn các hành vi xâm phạm trái phép, như hành hạ, đe dọa, hay phỉ báng người khác, và đặt ra hình phạt cho những vi phạm này.

Ngoài ra, các quy định về quyền được pháp luật bảo hộ còn thể hiện tinh thần của một xã hội văn minh và nhân đạo, nơi mà mỗi cá nhân được tôn trọng và đánh giá cao giá trị con người. Điều này khuyến khích sự đoàn kết và gắn kết trong xã hội, tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững và hài hòa.

Tổng kết lại, các quy định pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân có ý nghĩa to lớn trong việc bảo vệ quyền tự do và an ninh cá nhân. Chúng định rõ quyền và trách nhiệm của mỗi công dân và đặt ra cơ sở pháp lý mạnh mẽ để ngăn chặn các hành vi vi phạm và xâm phạm trái phép. Qua đó, chúng góp phần xây dựng một xã hội công bằng, văn minh và tôn trọng giá trị con người.

Tìm kiếm google: soạn kinh tế pháp luật 11, giải kinh tế pháp luật 11 KNTT, soạn kinh tế pháp luật 11 KNTT

Xem thêm các môn học

Giải kinh tế pháp luật 11 KNTT mới

PHẦN MỘT: GIÁO DỤC KINH TẾ

CHỦ ĐỀ 1: CẠNH TRANH, CUNG - CẦU TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

CHỦ ĐỀ 3: THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM

CHỦ ĐỀ 4: Ý TƯỞNG, CƠ HỘI KINH DOANH VÀ CÁC NĂNG LỰC CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI KINH DOANH

PHẦN HAI: GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

CHỦ ĐỀ 7: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRƯỚC PHÁP LUẬT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net