Câu 1: Chia sẻ một số cách em thường làm để phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô.
Hướng dẫn trả lời:
Một số cách để phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô: gửi lời chúc và bày tỏ lòng biết ơn thấy cô vào dịp lễ, nhờ thầy cô tư vấn về học tập, hướng nghiệp, tỉnh cảm,...
Câu 2: Trao đổi một số cách để phát triển mối quan hệ tốt đẹp với các bạn
Hướng dẫn trả lời:
Cùng bạn tham gia các hoạt động, thảo luận bài tập, lắng nghe ý kiến của nhau, khen ngợi những điểm mạnh của bạn, ...
Câu 3: Thực hành phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô và các bạn trong các tình huống.
Tình huống 1: Đến tiết học Ngữ văn, cả lớp nhận được thông báo thầy Q bị ốm nên cô V vào dạy thay khiên cả lớp xôn xao. Tan học, lớp trưởng thảo luận với cả lớp nên làm gì trong thời gian này.
Nếu em là thành viên của lớp, em sẽ đưa ra ý kiến gi?
Hướng dẫn trả lời:
Nếu là thành viên của lớp em sẽ đồng ý với ý kiến đi thăm thầy vì là một giáo viên nhiệt huyết và rất tốt, luôn dạy cho chúng ta những điều hay.
Tình huống 2: Ð và T chơi thân với nhau. Hôm trước, hai bạn tranh luận và xảy ra mâu thuẫn. Trong lúc nóng giận, Ð đã nói hơi quá lời và tuyên bố không chơi với T nữa. Tuy nhiên, khi vẻ nhà nghĩ lại, Ð thấy mìỉnh sai và ân hận với lời nói đó.
Nếu là Ð, em sẽ làm gi?
Hướng dẫn trả lời:
Nếu là Đ em sẽ tới và xin lỗi T vì chúng ta là bạn thân nên chúng ta hãy tìm ra hướng giải quyết để cả hai đều vui vẻ.
Câu 4: Chia sẻ cảm xúc trong một tình huống mà em đã phát hiện được mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô hoặc các bạn.
Hướng dẫn trả lời:
Trong những dịp lễ như 20/11, 8/3 em luôn dành những lời chúc tốt đẹp cho thầy cô.
Câu 1: Thảo luận về các cách để làm chủ mối quan hệ với bạn ở trường.
Hướng dẫn trả lời:
Chủ động kết bạn, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác, biết từ chối những lời mời không phù hợp, ...
Câu 2: Thực hành làm chủ mối quan hệ với bạn trong các tình huống sau:
Tình huống 1: H và B chơi chung với nhóm bạn ở một câu lạc bộ. Lúc đầu, H cảm thấy rất vui vẻ nhưng càng ngày, nhóm bạn chỉ nghĩ đến chuyện đi chơi mà không chú tâm học hành. Dù H đã nhiêu lần góp ý, tuy nhiên các bạn vẫn không thay đổi. Do vậy, H đã khuyên B không nên tham gia vào nhóm này nữa.
Nếu là B, em sẽ quyết định như thế nào?
Hướng dẫn trả lời:
Nếu là B em sẽ tổ chức một buổi họp nhóm sau đó mọi người cùng ngồi lại để giải quyết vấn đề mà nhóm đang gặp phải, nếu các bạn không đồng ý họp nhóm, em sẽ rời khỏi nhóm.
Tình huống 2: Một số người bạn cùng lớp khuyên K không nên chơi với người bạn thân của K vì bạn ấy không thực sự tốt như K nghĩ.
Nếu là K, em sẽ làm gì?
Hướng dẫn trả lời:
Nếu là K em sẽ tìm hiểu xem bạn của mình có như vậy không chứ không âm thầm không chơi với bạn như vậy. Nếu bạn có gì sai thì sẽ cùng sửa và thay đổi.
Tình huống 3: Trong giờ ra chơi, N hay ngồi trỏ chuyện với một nhóm bạn. Một hôm, các bạn trong nhóm say sưa bàn tán về những chuyện riêng của người khác. Nhưng lúc đó, N chỉ ngồii im lặng và không tham gia. Do vậy, có một bạn trong nhóm đã lên tiếng: "Sao cậu không nói gì? Không nói thì ra chỗ khác mà ngôi.
Nếu là N, em sẽ làm gì?
Hướng dẫn trả lời:
Nếu là N em sẽ nói với các bạn rằng việc nói về chuyện riêng của người khác là không nên và chúng ta nên tôn trọng người khác.
Câu 3: Chia sẻ cảm xúc của em khi làm chủ được mối quan hệ với các bạn ở trường.
Hướng dẫn trả lời:
Em rất vui vì có thêm các mối quan hệ mà trong đó mọi người đều tôn trọng lẫn nhau.
Câu 1: Chia sẻ những lợi ích và nguy cơ có thể gặp phải khi kết bạn qua mạng.
Hướng dẫn trả lời:
Lợi ích: có thêm bạn mới, dễ dàng trò chuyện, vui vẻ, ...
Nguy cơ: bị mạo danh, bị đe dọa, ảnh hưởng đến danh dự.
Câu 2: Thảo luận và thực hiện một số biện pháp dưới đây nhằm làm chủ và kiểm soát các mối quan hệ qua mạng xã hội.
Hướng dẫn trả lời:
Chỉ nên kết bạn với người quen hoặc người đã tim hiểu rõ thông tin;
Không chia sẻ những hình ảnh nhạy cảm, thông tin quan trọng của bản thân lên mạng xã hội.
Không kết bạn với những người có ý đỗ xấu vá báo cho bố mẹ, thầy cô, người thân, ...
Câu 3: Xử lí tình huống thể hiện cách làm chủ và kiểm soát mối quan hệ trên mạng xã hội của em
Tình huống 1: M nhận được tin nhắn xin kết bạn của một - người có tài khoản "N. V. A". Đọc đoạn tin nhắn và vào trang cá nhân của người này, M thấy có vẻ đáng tin nên đã kết bạn và nhắn tin lại. Sau E nhiều lần trò chuyện, người này liên tục gửi hình ảnh và tin nhắn về những công việc có lượng cao mà không cần trình độ tốt nghiệp phổ thông. Người này còn thuyết phục M bỏ học và sẵn sàng lo cho M một công việc với thu nhập tốt
Nếu là M em sẽ làm gì?
Hướng dẫn trả lời:
Nếu là M em sẽ nhắn tin từ chối và hủy kết bạn đồng thời cảnh báo với mọi người về người này.
Tình huống 2: N tham gia một nhóm trên mạng xã hội. Nhóm này thường xuyên gửi lên nhóm những câu chuyện, hình ảnh hài hước đề giải toả căng thẳng. Gần đây, một số thành viên trong nhóm liên tục gửi tin nhắn chế nhạo N
Nếu là N. em sẽ làm gì?
Hướng dẫn trả lời:
Nếu là N em sẽ nói với các bạn về mục đích ban đầu thành lập của nhóm là để giải tỏa căng thẳng chứ không phải để chê cười bất cứ ai vì vậy các bạn nên tôn trọng người khác.
Câu 4: Chia sẻ cách mà em đã làm chủ và kiểm soát được các mối quan hệ qua mạng xã hội.
Hướng dẫn trả lời:
- Cách làm chủ và kiểm soát các mối quan hệ với bạn bè ở trường, qua mạng xã hội là:
+ Chủ động làm quen, kết bạn.
+ Chủ động kết thúc mối quan hệ khi cần thiết.
Câu 1: Chỉ ra những nguyên nhân có thể ảnh hưởng đến cảm xúc trong giao tiếp.
Hướng dẫn trả lời:
Nguyên nhân | Cảm xúc | Cách quản lí cảm xúc |
-Hiệu quả công việc tốt -Nhận được món quà bất ngờ | -Vui sướng -Phấn khích | -Thể hiện niềm vui sướng phù hợp với bối cảnh |
-Bị công kích -Bị hiểu nhầm | -Tức giận -Thất vọng | -Hít thở sâu và lắng nghe nhịp tim, hơi thở của bản thân để điều hòa |
Câu 2: Thực hành quản lí cảm xúc và ứng xử phù hợp trong các tình huống sau
Trường hợp 1: Khi đang nghe bạn tâm sự về nỗi buồn, em nhận được thông báo giành giải nhất cuộc thi vẽ tranh tuyên truyền về chủ đề bảo vệ môi trường.
Hướng dẫn trả lời:
Em sẽ im lặng, sau khi nghe hết chuyện của bạn em sẽ chia sẻ với bạn sau hoặc chờ một hôm khác để bạn nguôi nỗi buồn, em sẽ chia sẻ với bạn và động viên bạn.
Trường hợp 2: Khi vào mạng xã hội, em thấy nhiều bạn tung tin đổn thất thiệt về minh.
Hướng dẫn trả lời:
Em sẽ nói với thầy cô về việc này, việc xúc phạm nhân phẩm, danh dự người khác trên mạng xã hội cũng là vi phạm pháp luật thậm chí nếu xúc phạm quá năng em sẽ báo cơ quan chức năng xử lý.
Trường hợp 3: Khi em đang bị giáo viên khiển trách nhầm trước lớp.
Hướng dẫn trả lời:
Em sẽ chờ cô nói xong sau đó em mới nói về việc cô đã trách nhầm mình.
Câu 3: Chia sẻ những tình huống mà em đã quản lí được cảm xúc và ứng xử hợp lí với người thân, thầy cô và các bạn.
Hướng dẫn trả lời:
Học sinh chia sẻ những tình huống quản lí được cảm xúc với người thân hoặc thầy cô, bạn bè.
Câu 1: Chia sẻ những mâu thuẫn thường xảy ra trong gia đình.
Hướng dẫn trả lời:
- Mâu thuẫn giữa bố mẹ và con cái trong việc học tập, sở thích.
- Mâu thuẫn giữa ông bà và các cháu trong thời gian sinh hoạt.
- Mâu thuẫn giữa ông bà và bố mẹ trong cách nuôi dạy con cháu
Câu 2: Trao đổi về những cách hóa giải mẫu thuân, xung đột của em xảy ra trong gia đình.
Hướng dẫn trả lời:
Giữ bình tĩnh và lắng nghe nhau, chia sẻ với nhau về cảm xúc, suy nghĩ và tìm hướng giải quyết phù hợp nhất.
Câu 3: Đóng vai nhân vật trong các tình huống để hóa giải mâu thuẫn, xung đột xảy ra trong gia đình.
Tình huống 1: Sau khi làm xong bải tập, K thường đành chút thời gian để chơi điện tử. Bố mẹ đã không ít lần nhắc nhở K không chơi điện tử và sẽ tịch thu điện thoại, máy tính nêu K không vâng lời.
Nếu là K, em sẽ làm gì?
Hướng dẫn trả lời:
Nếu là K em sẽ bớt chơi điện tử lại và tập trung học hành hoặc giúp bố mẹ làm việc nhà và sẽ xin lỗi bố mẹ vì mình đã mải chơi điện tử để bố mẹ phiền lòng.
Tình huống 2: M là người con ngoan, trò giỏi. Do vậy, bố mẹ rất tự hào và thường lấy M đề nêu gương cho em trai. Chính vì thế, em trai tỏ ra xa lánh M và ít khi tâm sự với bố mẹ. Nếu là M, em sẽ làm gi?
Hướng dẫn trả lời:
Nếu là M mình sẽ an ủi em rằng em cũng hãy cố gắng trong học tập và đừng để tâm tới những lời nói ấy và em sẽ nói với bố mẹ không nên so sánh như vậy sẽ làm em mình bị buồn và có khi bị mất động lực.
Tình huống 3: Trong khi X đang ngồi học bài, ngoài phòng khách có tiếng cãi nhau của bỗ mẹ. X thấy thật sự căng thẳng và mệt mỏi vì đã nhiều lần chứng kiến cảnh tượng nảy.
Nếu là X, em sẽ làm gì?
Hướng dẫn trả lời:
Nếu là X em sẽ nói với bố mẹ về việc này vì việc này có ảnh hưởng tới tâm trạng của em.
Câu 4: Chia sẻ những tình huống mâu thuẫn mà em đã hóa giải được trong gia đình
Hướng dẫn trả lời:
Bố mẹ mắng em vì hôm nay nhà cửa bừa bộn, không gọn gàng ngăn nắp
=> Cách giải quyết: em sẽ xin lỗi bố mẹ và dọn dẹp lại nhà cửa, để đồ vào đúng vị trí.
Câu 5: Rút ra bài học cho mình sau khi hóa giải mâu thuẫn, xung đột trong gia đình.
Hướng dẫn trả lời:
Biết lắng nghe và có thiện chí cũng giải quyết, mọi người cùng chia sẻ với nhau để cảm thông và hiểu nhau hơn