Soạn chuyên đề học tập ngữ văn 10 cánh diều bài 1: Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học dân gian

Dưới đây là phần hướng dẫn soạn chi tiết cụ thể cho bộ chuyên đè học tập ngữ văn 10 cánh diều bài 1: Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học dân gian .Lời soạn đưa ra ngắn gọn, cụ thể sẽ giúp ích cho em các em học tập ôn luyên kiến thức tốt, hình thành cho học sinh phương pháp tự học, tư duy năng động sáng tạo. Kéo xuống để tham khảo

I. Yêu cầu vầ cách thức nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian

Bài thực hành 1: Từ các chủ đề sau, hãy xác định vấn đề mà em muốn tìm hiểu:

  • Sử thi của các dân tộc Tây Nguyên
  • Nhân vật "thần" trong thần thoại Hy Lạp
  • Ca dao than thân của người Việt Nam (người Kinh)

Gợi ý:

Chọn một chủ đề mà em quan tâm hoặc có hứng thú nhất.

Xác định vấn đề muốn tìm hiều. Ví dụ: Vẻ đẹp độc đáo của hình tượng người anh hùng trong  thi Tây Nguyên; ý nghĩa của nhân vật "thần" trong thần thoại Hy Lạp những mô típ quen thuộc trong ca dao than thân cùa người Việgt Nam (người Kinh). Để xác định được vấn đề, cần tìm đọc các tài liệu có liên quan, từ đó, phát hiện những nội dung gây hứng thú, những khía cạnh khơi gợi nhu cầu hiểu biêgts và mong giải quyết của bản thân. Các em cũng có thể trao đổi với thầy, cô, người thân và các chuyên gia để được gợi ý, hướng dẫn tìm hiểu một vấn đề nào đó.

Hướng dẫn trả lời: 

- Gợi ý trả lời:

Chủ đề em quan tâm là ca dao than thân của người Việt Nam (người Kinh)

Vấn đề muốn tìm hiểu:Vẻ đẹp và ý nghĩa sâu sắc về hình tượng người phụ nữ qua câu ca dao than thân của người Việt Nam (người Kinh).

Tài liệu cần tham khảo để tìm hiểu về chủ đề này:

- Tuyển tập ca dao Việt Nam

- Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam - Vũ Ngọc Phan

- Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam - Nguyễn Lân

Bài thực hành 2: Ghi vào vở những câu hỏi nghiên cứu cho một trong những vấn đề sau:

Vấn đề

Câu hỏi

Vẻ đẹp độc đáo của hình tượng người anh hùng trong sử thi Tây Nguyên

 

Ý nghĩa của nhân vật “thần” trong thần thoại Hy Lạp

 

Những mô típ quen thuộc trong ca dao than thân của người Việt Nam (người Kinh)

 

Gợi ý:

Từ một vấn đề được lựa chọn, xác định các câu hỏi cần được trả lời để làm rõ vấn đề. Dưới đây là ví dụ về một trong các câu hỏi cần được đặt ra của mỗi vấn đề:

  • Hình tượng người anh hùng trong sử thi Tây Nguyên có những vẻ đẹp nào độc đáo?
  • Dựa vào đâu để xác định ý nghĩa của nhân vật "thần" trong thần thoại Hy Lạp?
  • Những mô típ quen thuộc trong ca dao than thân của người Việt Nam (người Kinh) được xây dựng bằng cách nào?

Hướng dẫn trả lời: 

Vấn đề

Câu hỏi

Vẻ đẹp độc đáo của hình tượng người anh hùng trong sử thi Tây Nguyên

Hình tượng người anh hùng trong sử thi Tây Nguyên nổi bật qua những vẻ đẹp độc đáo nào?

Ý nghĩa của nhân vật “thần” trong thần thoại Hy Lạp

Những nhân vật "thần" trong thần thoại Hy Lạp có ý nghĩa như nào?

Những mô típ quen thuộc trong ca dao than thân của người Việt Nam (người Kinh)

Trong ca dao than thân của người Việt Nam ( người Kinh) xây dựng từ những mô típ quen thuộc nào? 

Bài thực hành 3: Chọn một trong các vấn ở bài tập 2 và tìm kiếm, thu thập tài liệu cần thiết theo hướng dẫn :

Vấn đề

Tài liệu

Nguồn (Internet, thu viện,....

Vẻ đẹp độc đáo của hình tượng người anh hùng trong sử thi Tây Nguyên

 

 

Ý nghĩa của nhân vật “thần” trong thần thoại Hy Lạp

 

 

Những mô típ quen thuộc trong ca dao than thân của của người Việt Nam (người Kinh)

 

 

Gợi ý:

  • Liệt kê tên và nguồn gốc của các tài liệu tìm được.
  • Đánh giá, xác định các tài liệu phù hợp với vấn đề văn học dân gian được lựa chọn.

Hướng dẫn trả lời: 

Vấn đề

Tài liệu

Nguồn (Internet, thu viện,....

Vẻ đẹp độc đáo của hình tượng người anh hùng trong sử thi Tây Nguyên

 Tử điển văn hóa dân gian

Những đặc điểm cơ bản của sử thi khan ở Việt 

 Bài báo Gia Lai online: Hình tượng con người cá thể trong sử thi Tây Nguyên

Ý nghĩa của nhân vật “thần” trong thần thoại Hy Lạp

 Nghiên cứu: Đặc điểm, ý nghĩa của thần thoại Hy Lạp qua "chuyện tình của Aphrodito và chàng Adonix"

Viện triết học: Thần thoại Hy Lạp vợi sự hình thành tư tưởng biện chứng trong triết học Hy Lạp cổ 

Những mô típ quen thuộc trong ca dao than thân của của người Việt Nam (người Kinh)

 Sách ca dao, tục ngữ, dân gian Việt nam

 Học ngữ văn: Mô típ quen thuộc trong ca dao Việt 

 

II. Viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian 

Bài thực hành 1:

Thần thoại Hy Lạp

 

Sử thi Ấn Độ

 

Ca dao hài hước

 

Truyện truyền thuyết

 

Truyện cổ tích

 

Gợi ý:

Bằng hiểu biết, hứng thú của bản thân và từ việc tham khảo một số tài liệu liên quan (nếu cần), xác định một số vấn đề cụ thể mà em muốn tìm hiểu. Ví dụ: Vẻ đẹp của  các nữ thần trong thần thoại Hy Lạp.

Hướng dẫn trả lời: 

Thần thoại Hy Lạp

Hình tượng dũng mạnh của  các anh hùng trong thần thoại Hy Lạp

Sử thi Ấn Độ

Các cuộc chiến tranh và chiến công hiển hách, khí phách hào hùng của các anh hùng trong sử thi Ấn Độ.

Ca dao hài hước

Những câu ca dao hài hước, châm biếm về bức tranh hiện thực xã hội Việt Nam 

Truyện truyền thuyết

 Vẻ đẹp hào hùng của các vua Hùng qua những truyện truyền thuyết.

Truyện cổ tích

Ước mơ và khát vọng về cuộc sống qua truyện cổ tích. 

Bài thực hành 2: Từ một trong nhữnng vấn đề dưới đây, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 20 - 30 dòng) giới thiệu ý nghĩa hoặc lý do lựa chọn vấn đề nghiên cứu đó và một đoạn văn trình bày các cách thức triển khai nghiên cứu:

  • Hình tượng người anh hùng trong sử thi "Đăm Săn" và "Ra - ma - ya -na" qua góc nhìn so sánh.
  • Những mô típ quen thuộc trong ca dao than thân của người Việt Nam (người Kinh).

Gợi ý:

  • Suy nghĩ về ý nghĩa thực tiễn của vấn đề đó đối với việc học văn học nói chung, văn học dân gian nói riêng ( ví dụ: làm rõ cái hay, cái đẹp, cái độc đáo của văn học dân gian; giúp việc tiếp nhận tác phẩm văn học dân gian thuận lợi, đúng đắn hơn;......) và với vấn đề tiếp thu tinh hoa văn hóa nước ngoài; hiểu biết và vận dụng kinh nghiệm sống của người xưa,......)
  • Nêu các phương pháp, công cụ đã sử dụng để tìm hiểu tư liệu, tra cứu, ghi chú, tổng hợp thông tin có liên quan đến vấn đề văn học dân gian.

Hướng dẫn trả lời: 

Lý do chọn đề tài nghiên cứu "Những mô típ quen thuộc trong ca dao than thân của người Việt Nam (người Kinh)"

Dân tộc Việt Nam có một kho tàng ca dao vô cùng phong phú, đa dạng. Ca dao là một bộ phận của văn học dân gian, là một chiếc nôi đầy ắp bài học, kiến thức đời sống nuôi dưỡng tâm hồn của bao thế hệ. Vì vậy, ca dao có một sự lôi cuốn hết sức mạnh mẽ đối với con người Việt Nam, như những câu hát ru đằm thắm đang ngày đêm vô về tâm hồn. Bởi vậy mà ca dao trở nên gần gũi với suy nghĩ, tâm hồn của nhân dân gần  với lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân lao động. Trong kho tàng văn học dân gian, ca dao trữ tình người Việt Nam là nơi để thể hiện rõ nhất "diệu tâm hồn dân tộc" bởi cảm hứng cội nguồn và đưa tới nội dung gần gũi và bày tỏ thế giới tâm hồn của con người biểu đạt cảm xúc, tình cảm, tinh thần đa dạng của nhân dân. Do vậy, nét chủ đạo của ca dao truyền thống là sự thể hiện hết sức phong phú về tư tưởng tình cảm của con người nói chung và phụ nữ nói riêng. Ca dao viết về phụ nữ từ trước tới nay thể hiện rất nhiều các khía cạnh cảm xúc khác nhau nhưng tập trung nhiều nhất là nỗi khổ của thân phận phụ nữ trong xã hội xưa. 

Qua việc tìm hiểu và nghiên cứu về hình ảnh người phụ nữ trong ca dao thì ta thấy được hình ảnh người phụ nữ vô cùng rõ nét và phản ánh trong đời sống xã hội; người phụ nữ Việt Nam giữ vai trò quan trọng đặc biệt về góc nhìn cuộc sống phong kiến, xã hội lầm than,.....họ gồng mình lên trước cuộc sống với hàng ngàn quy định, chuẩn mực như "tam tòng tứ đức" hay "công dung ngôn hạnh",..... trên đôi vai nhỏ bé họ mang theo sự soi xét của xã hội với chính mình. Chính vì vậy hình ảnh phụ nữ không chỉ hiện lên cùng với đời sống lao động mà người phụ nữ còn gắn liền với các thiết chế xã hội, chuẩn mực đạo đức người vợ, người con. Những câu ca dao than thân dường như đang bao chọn một góc của bức tranh đời sống của người phụ nữ về những nỗi đau trông ngóng chồng hay thân phận bẽ bàng, trôi nổi không biết nên đi đâu về đâu trong xã hội nhiều sự phán xét, không để cho người phụ nữ thở trong một bầu trời ngoài "tam cương ngũ thường", "công dung ngôn hạnh",.....Vì vậy, đây là một đề nghiên cứu đề tài "Những mô típ quen thuộc trong ca dao than thân của người Việt Nam (người Kinh)" vừa gần gũi mới mẻ với đời sống của chúng ta đồng thời tìm hiểu sâu hơn về những câu ca dao "than thân" của người phụ nữ để ta thấm đẫm được tình cảm và xã hội hà khắc, ngày đêm giày vò tinh thần của họ. Qua đề tài tôi sẽ làm sáng tỏ thân phận, hình ảnh về cuộc sống người dân người lao động đặc biệt là phụ nữ. Bởi vậy, tôi chọn đề tài  "Những mô típ quen thuộc trong ca dao than thân của người Việt Nam (người Kinh)" là đề tài nghiên cứu.

Bài thực hành 3: Từ một vấn đề được lựa chọn ở bài tập 2, hãy viết các đoạn văn thể hiện những nhận định, đánh giá và nội dung thông tin mà em đã tìm hiểu được.

Gợi ý:

Từ câu hỏi nghiên cứu, xác định các đề mục theo một trật tự hợp lí, căn cứ từng vấn đề trong đề mục, viết một hoặc một đoạn văn trình bày những nội cụ thể, bao gồm những thông tin đã hiểu được qua tài liệu, quan sát, điều tra, nhận định, bình luận, đánh giá của người viết.

Hướng dẫn trả lời: 

Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về ca dao cổ truyền của người Việt, đặc biệt là những câu ca dao than thân của phụ nữ Việt Nam để tôi thấy đây là một đề tài thực tiễn và mang giá trị nhân văn sâu sắc. Ngoài đề tài nghiên cứu của tôi thì đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề này để ta thấy được sự quan tâm tới đề tài này qua hình ảnh và câu ca dao than thân của phụ nữ. 

Càng nghiên cứu và tìm hiểu sâu sắc hơn về đề tài này thì tôi tiếp nhận rất nhiều những thông tin nhận định từ các nhà chuyên môn về thân phận của người phụ nữ qua câu ca dao. Hơn hết trong xã hội phong kiến, người phụ nữ có địa vị thấp nhất trong xã hội, họ phải chịu đựng những hà khắc của xã hội, những tư tưởng mà tưởng chừng đơn giản nhưng lại đang kìm hãm của cuộc đời người phụ nữ như qua câu ca dao:

"Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ ngoài chợ biết vào tay ai"

Ngoài ra, người phụ nữ phải sống theo quan niệm như "tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử"  vì vậy, họ không có quyền quyết định cuộc sống cho chính bản thân mình họ sống vì người khác làm việc mà mình không thích và không thể nào buông bỏ điều đó được cả. Tìm hiểu sâu hơn chúng ta thấy được những câu ca dao bám sát vào cuộc sống của người phụ nữ qua những câu chuyện tình hay nỗi nhớ mong về gia đình ở chốn xa. Đồng thời thể hiện sự đau buồn, day dứt của người phụ nữ đi lấy chồng nhưng lòng vẫn hướng về cha me lo lắng, ngóng trông một ngày nào đó được về xum vầy thăm cha mẹ. 

Bức tranh xã hội càng hiện rõ hơn qua các câu ca dao và từ đó người đọc có thể hình dung được một xã hội bất công có nhiều sự ủy khuất của người phụ nữ. Qua đó, những câu ca dao được tìm hiểu và những thông tin xác đáng qua các bài nghiên cứu, sách nghệ thuật đã mở ra cho ta được một bức tranh kì quan tươi đẹp và sống động đặc biệt về những thân phận không chốn nương thân và đủ dựa vào khi mệt mỏi. Đây là những thông tin quý giá và xác đáng và bám sát với cuộc sống xưa mà ta có góc nhìn khách quan, chính xác hơn từ các câu ca dao, bài nghiên cứu để mang đến một đề tài nghiên cứu khách quan và mang lại nhiều giá trị sâu sắc cho người đọc.

Bài thực hành 4: Từ một vấn đề văn học dân gian được lựa chọn ở bài tập 2, em hãy viết đoạn văn kết luận khoảng 10 dòng.

Gợi ý:

Từ kết quả thực hiện bài tập 3, em có thể viết kết luận theo hướng dẫn trên. 

Hướng dẫn trả lời: 

Ca dao truyền thống gắn bó sâu sắc với quê hương, người dân lao động qua đó mà ta thấy được sự gần gũi trong đó. Tuy nhiên những câu ca dao than thân của người Việt Nam (người Kinh) mang tới cho thế hệ sau này những góc nhìn chân thực, mộc mạc về quê hương Việt Nam trong xã hội phong kiến. Từ đó, ta có thể làm sáng tỏ hơn về thân phận người phụ nữ đã chịu đựng những áp lực của xã hội, họ đã phải gồng mình lên trước những chuẩn mực hà khắc thu mình lại trước cuộc sống với đầy sự phán xét. Qua những góc nhìn mới mẻ về cuộc sống, tình cảm hình ảnh người phụ nữ hiện lên như những đám lục bình trôi nổi trên mặt nước bị xô đẩy theo chiều gió không quyết định được phương hướng hay nơi muốn tới. Đề tài nghiên cứu này không chỉ mang đến góc nhìn khách quan mà ta có thể ngắm nhìn được bức tranh làng quê mộc mạc, vẻ đẹp chất phác của người dân lao động nhưng bên cạnh đó là những thân phận phụ nữ đau thương bị lụy phụ thuộc vào bàn tay của người khác. Hình tượng đó rõ nét trong từng câu từ của ca dao "than thân" vì vậy chúng ta chứng minh những quan điểm thẩm mĩ và khẳng định hình ảnh chân thực cuộc sống của người xưa đồng thời phát huy và giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống của cha ông qua những lời ca về thân phận con người, đặc biệt là phụ nữ.

Bài thực hành 5: Từ một vấn đề dân gian được lựa chọn và triển khai qua các bài tập từ 1 - 4 em hãy lập danh mục ba tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt.

Gợi ý:

Chọn các tài liệu có liên quan đến vấn đề văn học dân gian đang triển khai, căn cứ hướng dẫn trên, sắp xếp theo thứ tự tên tác giả.

Hướng dẫn trả lời: 

Tài liệu tham khảo:

  1. Nguyễn Xuân Kính, Thi pháp ca dao
  2. Đinh Gia Khánh (2003), Văn học dân gian Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.
  3. Nguyễn Tấn Long và Phan Cảnh (1969), Thi ca bình dân Việt Nam, NXB Sống Mới
  4. Vũ Ngọc Phan (1978), Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, Bản in lần thứ 8, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

Bài thực hành 6: Từ một vấn đề văn học dân gian đã được lựa chọn và triển khai qua các bài tập 1 - 5, em hãy trình bày một hoặc một số minh chứng ở phần mục lục.

Gợi ý: 

Chọn một số hình ảnh, tài liệu có tác dụng giải thích, chứng minh, làm rõ thêm cho các khía cạnh được đề cập trong phần nội dung và lần lượt trình bày theo thứ tự của các chương/ mục. Đặt đề mục: Phụ lục 1, Phục lục 2....... cho các minh chứng.

Hướng dẫn trả lời: 

  • Phụ lục 1: Bảng khảo sát về sự gần gũi, thân thuộc của ca dao Việt Nam
  • Phục lục 2: Hình ảnh về người phụ nữ trong lao động, sản xuất
  • Phụ lục 3: Hình ảnh câu ca dao từ xưa trên các trang sách cũ
  • Phụ lục 4: Bảng khảo sát về tần suất xuất hiện của người phụ nữ trong câu ca dao
  • Phụ lục 5: Hình ảnh đau thương của người phụ nữ trong xã hội
Tìm kiếm google: Giải chuyên đề ngữ văn 10 cánh diều phần 1 yêu cầu và cách thức nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian, Giải chuyên đề 1 ngữ văn 10 cánh diều

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net