Những cây con nhỏ xíu trong đĩa Petri ở hình bên được tái sinh từ những mẩu mô trong môi trường nuôi cấy nhân tạo. Bằng cách nào các nhà khoa học có thể nuôi cây các mẩu mô của một cơ thể thực vật để chúng tái sinh thành cây hoàn chỉnh?
Câu hỏi 1. Trình bày khái quát quy trình nuôi cấy mô tế bào thực vật.
Quy trình công nghệ tế bào thực vật trong vi nhân giống gồm các giai đoạn chung:
Chuẩn bị môi trường dinh dưỡng: Môi trường dinh dưỡng nuôi cấy mô tế bào thực vật có thành phần không thể thiếu là hai loại hormone thực vật auxin và cytokine. Tỉ lệ của hai loại hormone này trong môi trường nuôi cấy thay đổi tuỳ theo từng loài cây. Toàn bộ môi trường và dụng cụ nuôi cấy mô cần được khử trùng trước khi sử dụng.
Khử trùng mô nuôi cấy: Mô lấy từ cây để nuôi cấy cần được khử trùng trước khi đưa vào môi trường nuôi cấy trong đĩa Petri hoặc các bình thuỷ tinh.
Tái sinh cây: Môi trường dinh dưỡng cần được đặt trong tủ hoặc phòng nuôi cấy mô có điều kiện nhiệt độ và chế độ quang chu kì thích hợp. Các tế bào sẽ giải biệt hoá, phân chia tạo ra mô gồm các tế bào chưa phân hoá, được gọi là mô sẹo. Các tế bào mô sẹo sau đó tái biệt hoá thành các loại tế bào chuyên hoá khác nhau. Từ mô sẹo hình thành nên rễ, chồi và thành cây con hoàn chỉnh. Toàn bộ thời gian cho quy trình nuôi cấy từ mô đến hình thành cây con cần từ 6 tuần đến 8 tuần hoặc hơn tuỳ thuộc từng loài (H 1.1).
Câu hỏi 2. Tại sao phải nuôi cấy mô tế bào trong môi trường vô trùng?
Nuôi cấy mô tế bào trong môi trường vô trùng vì nếu không nuôi cấy trong môi trường vô trùng các tác nhân như virus, mycoplasma, vi khuẩn, nấm men là những tác nhân ngoại nhiễm có thể gây độc cho mẫu cấy hoặc gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của mẫu cấy, có khi gây chết mẫu.
Câu hỏi 1. Nêu một số thành tựu của công nghệ tế bào thực vật.
Thành tựu của công nghệ tế bào thực vật được thể hiện chủ yếu trong 3 kĩ thuật là nuôi cấy mô tế bào, kĩ thuật lai tế bào sinh dưỡng và kĩ thuật nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh:
Nuôi cấy mô tế bào: Phương pháp nuôi cấy mô đem lại nhiều thành tựu trong nông nghiệp cũng như lâm nghiệp như nhân nhanh với số lượng lớn ở những loài quý hiếm có thời gian sinh trưởng chậm, cây kháng bệnh virus và nhiều bệnh khác. Công nghệ tế bào thực vật kết hợp với công nghệ di truyền tạo ra giống cây biến đổi gene hay cây chuyển gen nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người.
Ví dụ: Giống Sâm Ngọc Linh quý hiếm đã được nhân giống bằng nuôi cấy mô. Nhiều giống khoai tây, cà chua chống chịu được bệnh do virus cũng đã được duy trì và nhân rộng bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào.
Lai tế bào sinh dưỡng: Giúp tạo ra giống mới mang đặc điểm của hai loài mà bằng phương pháp tạo giống thông thường không tạo ra được. Ví dụ: tạo ra cây pomato có khả năng ra quả như cà chua và ra củ như khoai tây.
Nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh: Giúp tạo ra các cây có kiểu gene đồng hợp tử về tất cả các gene, đem lại nhiều lợi ích trong công tác tạo giống cây trồng.
Câu hỏi 2. Tóm tắt quy trình tạo giống cây biến đổi gene nhờ công nghệ tế bào thực vật.
Quy trình tạo giống cây trồng chuyển gene thông qua kĩ thuật nuôi cấy mô tế bào được trình bày ở hình 1.4.
Gene cần chuyển được gắn vào plasmid của một loài vi khuẩn gây nên bệnh khối u ở thực vật là Agrobacterium tumefaciens tạo nên thể truyền (vector mang gene chuyển).
Thể truyền plasmid vào trong tế bào sẽ chuyển gene cần chuyển từ plasmid vào NST của tế bào cây. Các tế bào biến đổi gene được nuôi cấy và chọn lọc cho tái sinh thành cây hoàn chỉnh (cây chuyển gene).
Ngoài việc sử dụng thể truyền, gene cũng có thể được chuyển vào tế bào cây bằng nhiều cách khác nhau như sử dụng súng bắn gene, vi tiêm (một loại kim tiêm đặc biệt dùng để chuyển gene qua thành tế bào thực vật vào trong tế bào).
Bài 1. Tính toàn năng của tế bào là gì?
Tính toàn năng của tế bào là đặc tính của tế bào có khả năng phân chia, biệt hoá thành các loại tế bào khác nhau và phát triển thành một cơ thể hoàn chỉnh trong điều kiện thích hợp. Như vậy, tế bào toàn năng chứa hệ gene mang đây đủ thông tin di truyền của cơ thể, khi gặp điều kiện thích hợp, từ tế bào đó có thể phát triển thành một cơ thể hoàn chỉnh.
Bài 2. Nêu các ưu điểm của nhân giống cây trống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào so với các phương pháp nhân giống truyền thống như giâm cành, chiết cành hoặc gieo trồng từ hạt.
Ưu điểm của nhân giống cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào là:
Bài 3. Giả sử một bạn học sinh có điều kiện thực hành nhân giống vô tính bằng kĩ thuật nuôi cấy mô tế bào, bạn đó đã lựa chọn nhân giống cây hoa phong lan. Tuy nhiên, mô nuôi cấy chỉ phân chia thành mô sẹo mà không phát triển thành cơ thể hoàn chỉnh dù đã thực hiện đúng trình tự các bước. Theo em, tại sao mô không phát triển được thành một cây hoàn chỉnh? Cần điều chỉnh yếu tố nào để nhân giống thành công?
Mô sẹo không phát triển thành cây hoàn chỉnh vì trong ống nghiệm nuôi cấy không chứa đủ môi trường dinh dưỡng đặc và có hoocmôn sinh trưởng phù hợp để kích thích chúng phân hoá thành cây con hoàn chỉnh.
Các yếu tố điều chỉnh để nhân giống thành công:
Bài 4. Công nghệ tế bào thực vật mang lại những lợi ích gì cho con người?
Hướng dẫn trả lời:
Công nghệ tế bào mang lại những lợi ích gì cho con ngườii: