Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 3: ĐIỆN TRƯỜNG
BÀI 1: LỰC TƯƠNG TÁC GIỮA CÁC ĐIỆN TÍCH
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực vật lí:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS thảo luận: Lực tác dụng giữa các vật mang điện tuân theo quy luật nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận và đưa ra câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tiếp nhận câu trả lời dẫn dắt HS vào bài: Để trả lời câu hỏi này chúng ta vào bài học ngày hôm nay: Bài 1. Lực tương tác giữa các điện tích
Hoạt động 1. Củng cố khái niệm điện tích
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK và trả lời nội dung Câu hỏi 1 (SGK – tr62) Thế nào là một vật nhiễm điện? - GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học ở môn KHTN 8, nhắc lại định nghĩa: vật mang điện/vật tích điện; điện tích dương/điện tích âm. - GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm cọ xát để một vật nhiễm điện như thí nghiệm hình 1.1 kết hợp với Ví dụ (SGK – tr62) và tìm hiểu về điện tích âm, điện tích dương. - GV giới thiệu về khái niệm điện tích điểm. - GV tổng kết về nội dung củng cố khái niệm điện tích. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, tiến hành thí nghiệm, chăm chú nghe GV giảng bài, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung mới. | I. LỰC HÚT VÀ LỰC ĐẨY GIỮA CÁC ĐIỆN TÍCH 1. Điện tích *Trả lời Câu hỏi 1 (SGK – tr62) Vật nhiễm điện là vật có khả năng hút hay đẩy các vật khác hoặc phóng tia lửa điện sang các vật khác. Một vật có thể nhiễm điện do cọ xát, tiếp xúc với vật nhiễm điện khác hoặc do hưởng ứng.
*Kết luận - Vật bị nhiễm điện còn được gọi là vật mang điện hoặc vật tích điện. - Có hai loại điện tích, một loại được gọi là điện tích dương, loại kia được gọi là điện tích âm. - Các vật tích điện có thể có kích thước khác nhau. Ta gọi một vật tích điện và có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách đến điểm đang xét là một điện tích điểm.
|
Hoạt động 2. Phát triển khái niệm về tương tác giữa các điện tích
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu hình ảnh về tương tác giữa các vật nhiễm điện cho HS quan sát và tìm hiểu về sự tương tác giữa các điện tích. + Tương tác giữa hai thanh thủy tinh tích điện (hình 1.2) + Tương tác giữa thanh nhựa và thanh đồng (hình 1.3) - GV đặt câu hỏi: + Nhận xét về sự tương tác giữa hai điện tích cùng dấu, hai điện tích trái dấu. + Nhận xét sự tương tác giữa một vật đã tích điện và một vật chưa được tích điện. - GV yêu cầu HS theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK và trả lời nội dung Câu hỏi 2 (SGK – tr63) Nêu ví dụ về một vật nhiễm điện hút hoặc đẩy một vật khác - GV kết luận về lực tương tác giữa các điện tích. - GV chia lớp thành các nhóm 5 – 6 HS. - GV hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm để tìm hiểu về cách tích điện cho một quả cầu kim loại và thử nghiệm tương tác của nó với vật khác theo mục Thực hành, khám phá (SGK – tr64) + Dụng cụ thí nghiệm: thanh nhựa, miếng vải len, quả cầu kim loại có đế cách điện + Tiến hành thí nghiệm: 1) Tích điện cho quả cầu Bước 1: Dùng vải len cọ xát thanh nhựa để nó tích điện âm. Bước 2: Đưa thanh nhựa đến gần quả cầu kim loại nhưng không để chúng chạm vào nhau (hình 1.4). Bước 3: Trong khi thanh nhựa ở gần quả cầu, chạm đầu ngón tay vào quả cầu trong giây lát rồi bỏ ngón tay ra khỏi quả cầu. Bước 4: Di chuyển thanh nhựa và dự đoán quả cầu tích điện loại nào. 2) Thử nghiệm sự tương tác của quả cầu tích điện dương Bước 1: Treo một thanh nhựa đã tích điện âm để nó có thể quay tự do. Đưa quả cầu tích điện dương lại gần xem chúng có hút nhau không. Bước 2: Sử dụng quả cầu tích điện dương này để kiểm tra tương tác của nó với thanh thủy tinh, thanh nhựa khác,… - GV tổ chức cho HS dự đoán, nhận xét về thí nghiệm và báo cáo trước lớp. - GV kết luận về nội dung tương tác giữa các điện tích. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, tiến hành thí nghiệm, chăm chú nghe GV giảng bài, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung mới. | I. LỰC HÚT VÀ LỰC ĐẨY GIỮA CÁC ĐIỆN TÍCH 2. Tương tác giữa các điện tích - Sự hút hoặc đẩy giữa các điện tích được gọi là sự tương tác điện. - Thực nghiệm cho biết các điện tích trái dấu thì hút nhau, các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau. - Các vật đã tích điện cũng có thể hút các vật chưa được tĩnh điện.
*Trả lời Câu hỏi 2 (SGK – tr63) Các ví dụ có thể xuất hiện trong thực tiễn như khi lau thì bụi bám vào màn hình ti vi, máy tính,…
*Thực hành, khám phá (SGK – tr63) + Dự đoán quả cầu tích điện dương. + Giải thích: Khi đưa thanh nhựa nhiễm điện âm lại gần quả cầu thì các điện tích dương ở trong quả cầu di chuyển về phía gần với thanh nhựa (do các điện tích âm ở thanh nhựa hút các điện tích dương lại gần phía nó). Khi đưa tay chạm vào quả cầu thì các electron di chuyển từ quả cầu sang người, khi đó quả cầu thiếu electron dẫn đến nó sẽ tích điện dương.
|
Hoạt động 3. Giới thiệu kết quả thí nghiệm của Coulomb
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác