Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 2: ĐIỆN TRƯỜNG
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực vật lí:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV chiếu hình ảnh thanh nam châm hút vật bằng sắt và chiếc lược tích điện đẩy quả cầu mang điện (hình 2.1) cho HS quan sát.
Trong hình 2.1, thanh nam châm tác dụng lực lên vật bằng sắt mà không tiếp xúc với vật. Tương tự như vậy, chiếc lược tích điện tác dụng lực lên quả cầu tích điện cũng không tiếp xúc với quả cầu.
Ở THCS, ta đã biết, giống như lực hấp dẫn giữa các vật có khối lượng được thực hiện thông qua trường hấp dẫn, lực tác dụng của nam châm lên vật có tính chất từ được thực hiện thông qua trường hấp dẫn, lực tác dụng của nam châm lên vật có tính chất từ được thực hiện thông qua từ trường của nam châm?
- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS thảo luận: Lực tác dụng giữa các vật tích điện có thông qua một trường nào không? Trường đó được đặc trưng bởi đại lượng nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận và đưa ra câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV tiếp nhận câu trả lời dẫn dắt HS vào bài: Để trả lời câu hỏi này chúng ta vào bài học ngày hôm nay: Bài 2. Điện trường.
Hoạt động 1. Hình thành khái niệm điện trường
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu hình ảnh Michael Faraday (1791 – 1867), người phát hiện ra cảm ứng điện từ (1831) và xây dựng định luật Faraday (1834) (hình 2.2) cho HS quan sát. - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK và trả lời nội dung Câu hỏi 1 (SGK – tr68) Lấy một ví dụ lực hút của nam châm lên vật khác. - GV tổ chức cho HS thảo luận trên cơ sở đã học ở môn KHTN về tác dụng của lực hấp dẫn thông qua trường hấp dẫn, nam châm tác dụng lực từ lên nam châm khác thông qua từ trường. - GV đặt câu hỏi: + Điện trường là gì? + Nêu tính chất cơ bản của điện trường. - Sau khi HS trả lời, GV kết luận về khái niệm điện trường. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung mới. | I. KHÁI NIỆM ĐIỆN TRƯỜNG *Trả lời Câu hỏi 1 (SGK – tr68) VD: Đặt thanh nam châm lại gần một thanh sắt nhỏ, thấy nam châm hút thanh sắt đó lại.
*Kết luận - Điện trường là trường được tạo ra bởi điện tích, là dạng vật chất tồn tại quanh điện tích và truyền tương tác giữa các điện tích. - Tính chất cơ bản của điện trường là tác dụng lực lên điện tích đặt trong nó.
|
Hoạt động 2. Hình thành khái niệm cường độ điện trường
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi sau: + Điện tích thử là gì? - GV giới thiệu về điện tích thử. - GV chiếu mô hình biểu diễn điện trường do điện tích Q tạo ra xung quanh nó (hình 2.3) cho HS quan sát và tìm hiểu về khái niệm cường độ điện trường. - GV đặt câu hỏi: + Nêu định nghĩa cường độ điện trường. + Nêu công thức tính cường độ điện trường. - GV tổng kết và đưa ra định nghĩa cường độ điện trường. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu về đơn vị đo cường độ điện trường. - Để củng cố kiến thức, GV hướng dẫn HS hoàn thành nội dung Câu hỏi 2 và Ví dụ (SGK – tr69) mà không dựa vào lời giải trong SGK. Câu hỏi 2 (SGK – tr69) Tính độ lớn và vẽ hướng của cường độ điện trường do một điện tích điểm 4.10-8C gây ra tại một điểm cách nó 5 cm trong môi trường có hằng số điện môi là 2. Ví dụ (SGK – tr69) Đặt một điện tích điểm dương Q = 2,4.10-9C trong chân không. Tính cường độ điện trường tại điểm ở cách nó 2 cm. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, chăm chú nghe GV giảng bài, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân về ý nghĩa của cường độ điện trường, định nghĩa cường độ điện trường và công thức xác định cường độ điện trường. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung mới. | II. CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN TRƯỜNG - Điện tích thử là một vật có kích thước nhỏ, mang điện tích có lớn nhỏ hơn nhiều so với điện tích Q sao cho điện trường do nó tạo ra có giá trị không đáng kể so với điện trường do điện tích Q tạo ra.
1. Định nghĩa - Cường độ điện trường tại một điểm là đại lượng vecto có phương và chiều là phương chiều của lực điện tác dụng lên điện tích thử q dương, có độ lớn bằng thương số giữa độ lớn của lực điện tác dụng lên một điện tích dương đặt tại điểm đang xét và độ lớn của điện tích đó. - Độ lớn của cường độ điện trường là: - Cường độ điện trường được đo bằng đơn vị là N/C, thực tế thì người ta dùng đơn vị đo cường độ điện trường là V/m.
*Trả lời Câu hỏi 2 (SGK – tr69) - Cường độ điện trường: *Trả lời Ví dụ (SGK – tr69) (Tham khảo lời giải SGK) |
Hoạt động 3. Tạo điện phổ
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 6 – 8 nhóm. - GV phát dụng cụ thí nghiệm cho HS để tiến hành tạo điện phổ. + Dụng cụ: chậu có thành bằng thủy tinh trong suốt, dầu cách điện, bột cách điện. + Tiến hành thí nghiệm: Đặt hai bản song song trong một chậu có thành thủy tinh trong suốt, đựng dầu cách điện. Khuấy đều một ít hạt bột cách điện vào trong dầu. Tích điện trái dấu cho hai bản song song. Gõ nhẹ vào thành chậu và quan sát hiện tượng. + Kết quả thí nghiệm: Các hạt bột sẽ sắp xếp thành các "đường hạt bột". - GV nêu khái niệm điện phổ. - GV chiếu một số điện phổ tạo bởi đầu thanh kim loại (hình 2.5), (hình 2.6) cho HS quan sát. - GV kết luận về nội dung điện phổ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, tiến hành thí nghiệm, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung mới. | III. ĐƯỜNG SỨC ĐIỆN TRƯỜNG 1. Điện phổ - Ta gọi hệ các "đường hạt bột" đó là điện phổ của hai bản song song tích điện. - Hiện tượng này xảy ra do các hạt bột đã bị nhiễm điện và nằm dọc theo những đường mà tiếp tuyến tại mỗi điểm trùng với phương của cường độ điện trường tại đó.
|
Hoạt động 4. Vẽ đường sức điện
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác