[toc:ul]
1. Tác giả
- Mô-li-e (1622-1673), người Pháp, là một trong những nhà viết hài kịch lớn nhất thế giới
- Một số vở hài kịch tiêu biểu của Mô-li-e: Tác-tuýp (1664), Lão hà tiện (1668), Trưởng giả học làm sang (1670), …
2. Tác phẩm
- Xuất xứ: Trích trong vở kịch năm hồi: “Trưởng giả học làm sang” (1670).
- Nội dung chính: Vở kịch phê phán thói học đòi, rởm đời của những người giàu có nhưng thiếu hiểu biết, ham danh vọng hão huyền đến mức loá mắt, không phân biệt được thật- giả, tốt- xấu, trở thành kẻ lố bịch và ngu ngốc, thậm chí bị lợi dụng, cợt nhạo mà vẫn không hết ảo tưởng, mù quáng
Câu 1:
- Đoạn trích Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục kể về việc ông Giuốc-đanh mặc thử bộ lễ phục do bác phó may may nhưng vì may hoa ngược nên ông rất tức giận. Tuy nhiên, sau khi thấy bác phó may bảo các quý tộc đều mặc thể nên đã vui vẻ mặc. Ngoài ra, ông lại được bốn thợ phụ đi theo bác phó may mặc đồ phụ, tung hô với cách xưng hô ông lớn, cụ lớn, đức ông nên ông Giuốc-đanh rất hài lòng và thưởng cho họ tiền.
- Một số chỉ dẫn sân khấu trong văn bản là:
+ ÔNG GIUỐC-ĐANH – nhìn áo của bác phó may …
+ Bốn chú thợ phụ ra… dàn nhạc
+…
- Những chỉ dẫn sân khấu trong văn bản này được in nghiêng, đặt trong dấu ngoặc đơn, có tác dụng hướng dẫn người đọc nắm được các hành động của diễn viên kịch. Đồng thời giúp hiểu rõ về bối cảnh, không gian vở kịch.
Câu 2:
- Chi tiết gây cười trong văn bản:
+ Chi tiết hoa may ngược: phó may nói những người quý phái họ đều mặc vậy.
+ Thợ may xấu nhất lại đi thách thợ may giỏi nhất may được.
+ Bộ lễ phục xuề xòa, trông lố bịch lại được khen tấm tắc đẹp, quý phái.
+ Thợ phụ gọi ông Giuốc-đanh: ông lớn, cụ lớn và đức ông. Sau mỗi lần gọi, ông Giuốc-đanh đều thưởng tiền cho họ.
- Biện pháp phóng đại được thể hiện rõ nhất ở chi tiết khi bốn thợ phụ mặc đồ cho ông Giuốc-đanh và gọi ông bằng loạt cái danh ông lớn, cụ lớn, đức ông để nịnh bợ mà lần nào ông Giuốc-đanh cũng vui vẻ và thưởng tiền cả ba lần.
Câu 3:
Qua đoạn trích, có thể thấy ông Giuốc-Đanh là một người ngu dốt, ngờ nghệch, lại có thói háo danh và vô cùng lố bịch, điển hình cho bọn trưởng giả học làm sang. Tính cách của Giuốc-đanh được thể hiện rõ trong đối thoại với bác phó may. Ông xúng xính trong bộ lễ phục may hoa ngược, đi đi lại lại giữa đám thợ phụ theo nhịp của dàn nhạc! Chân tướng của một trường giả học làm sang vừa ngu dốt, vừa háo danh, một gã phó may láu cá, bịp bợm, một bọn thợ phụ ma ranh. Sự đắc ý của Giuốc-đanh lên tới tột độ khi tin rằng mình đã có được bộ lễ phục đúng mốt quý tộc. Điều ấy làm cho lão ta sẵn sàng bỏ qua những chuyện vặt vãnh trước đó. Đến bộ tóc giả và lông đính mũ thì lão cũng chỉ hỏi qua loa lấy lệ. Chỉ biết rằng chính ông Giuốc-đanh phát hiện ra sự cố này. Khổ một cái, cái bác phó may với tay nghề khó hiểu này lại bảo rằng người quý tộc người ta vẫn mặc vậy. Mà ông Giuốc-đanh thì đang học đòi làm sang. Thế là ông hoàn toàn bị khuất phục bởi sự láu cá của bác phó may. Sang cảnh sau của lớp kịch, tính cách trưởng giả học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh tiếp tục được bộc lộ. Ông được xưng tôn là "ông lớn", lại đúng vào lúc ông đang mặc lễ phục và say sưa với cảm giác trở thành quý phái. Thế là bác phó may được thưởng vì tiếng "ông lớn" sang trọng ấy. Không phải ông Giuốc-đanh không nghĩ gì đến túi tiền của mình (mà là tại vì cái mộng quý phái còn lớn hơn cả sự tiếc tiền! Như vậy cũng đủ thấy tính cách học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh mạnh đến mức nào.
Câu 4: Theo em, qua đoạn trích Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục, tác giả muốn phê phán, châm biến những người trong xã hội có thói háo danh, sĩ diện, thích nịnh bợ.
1. Nội dung
- Văn bản khắc họa tính cách lố lăng của một tên trưởng giả đã dốt nát còn đòi học làm sang, tạo nên tiếng cười cho đọc giả.
- Vở hài kịch không chỉ mang tính chất giải trí mà còn qua đó phê phán những con người đã dốt còn học đòi làm sang, tạo nên những tiếng cười đáng suy ngẫm.
2. Nghệ thuật
- Khắc họa tài tình tính cách lố lắng của nhân vật thông qua lời nói, hành động
- Dựng lên lớp hài kịch ngắn, với những mâu thuẫn kịch được thể hiện sinh động, hấp dẫn, gây cười
- Sử dụng lời thoại sinh động, chân thực và phù hợp, nghệ thuật tăng cấp khiến cho lớp kịch càng ngày càng hấp dẫn, tính cách nhân vật được khắc họa thành công, rõ nét.
3. Đặc trưng thể loại
a. Ngôn ngữ
- Mang đậm chất khẩu ngữ, là những lời ăn tiếng nói hàng ngày
b. Đặc sắc bố cục thể loại
- Kết hợp hài hoà giữa các thủ pháp trào phúng: tạo tình huống kịch tính, thoại bỏ lửng, …