Ôn tập kiến thức ngữ văn 8 cánh diều bài 7: Vịnh khoa thi Hương

Ôn tập kiến thức ngữ văn 8 cánh diều bài 7 Vịnh khoa thi Hương. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả, tác phẩm

a. Tác giả

- Trần Tế Xương (1870-1907) quê ở Nam Định

- Thơ ông đậm chất trữ tình và chất trào phúng, phản ánh rõ nét bức tranh hiện thực của xã hội thuộc địa nửa phong kiến nước ta cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX

- Một số bài thơ Nôm tiêu biểu của Trần Tế Xương: Năm mới chúc nhau, Thương vợ, Áo bông che bạn, …

b. Tác phẩm

- Văn bản Vịnh khoa thi hương được sáng tác năm 1897, là bài thơ thuộc đề tài thi cử, thể hiện thái độ mỉa mai phẫn uất của nhà thơ đối với chế độ thi cử đương thời và con đường khoa cử của riêng ông.

- Vịnh khoa thi Hương được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật

II. PHÂN TÍCH TÁC PHẨM

Câu 1:

- Chủ đề: chế độ thi cử phong kiến đã suy tàn cũng như cảnh ngộ mất nước trong buổi đầu của xã hội thực dân nửa phong kiến.

- Bố cục gồm 3 phần:

+ Phần 1. Hai câu thơ đầu: giới thiệu về khoa thi năm Đinh Dậu

+ Phần 2. Bốn câu thơ tiếp theo: cảnh trường thi trong thực tế

+ Phần 3. Hai câu thơ còn lại: thái độ, tâm trạng của nhà thơ

Câu 2: 

- Đối tượng trào phúng: sĩ tử, quan trường, quan sứ, mụ đầm

- Thái độ của tác giả: mỉa mai, châm biếm

Câu 3: Hai câu đề cho thấy kì thi đặc biệt ở chỗ:

- “Trường Nam thi lẫn với trường Hà”: “Trường Nam” là trường thi ở Nam Định, “Trường Hà” là trường thi ở Hà Nội. Đó là hai trường thi Hương ở Bắc kì thời xưa. Nhưng khi thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội thì trường thi ở đây bị bãi bỏ, các sĩ tử ở Hà Nội phải xuống thi chung ở trường Nam Định.

- Từ “lẫn” cho thấy quang cảnh bát nháo, lẫn lộn của trường thi. Điều đó làm mất đi vẻ trang nghiêm của kì thi Hương.

Câu 4:

- Trong câu 3 và 4, nhân vật sĩ tử là người đi thi quan trường là những ông quan coi thi, chấm thi có trách nhiệm trong việc thi cử. Bằng nghệ thuật đảo ngữ, tác giả đã vẽ nên trước mắt người đọc hình ảnh người thí sinh lôi thôi với những chai lọ trên vai thật là xốc xếch.

- Biện pháp đối lập được sử dụng trong hai câu thơ 5 và 6 với hình ảnh sĩ tử và quan trường là hình ảnh quan sứ và bà đầm. Sự có mặt của vợ chồng quan sứ có thể làm cho quang cảnh trường thi có vẻ trang nghiêm. Hai nhân vật này được đón tiếp linh đình: cờ cắm rợp trời.

- Biện pháp đảo ngữ kết hợp với nghệ thuật đối đã được vận dụng một cách triệt để, tạo nên sức mạnh đả kích, châm biếm dữ dội, sâu cay. 

- Ngôn ngữ có tính chất khẩu ngữ, trong sáng, giản dị nhưng giàu sức biểu cảm. 

=> Bốn câu thơ vạch trần sự nhếch nhác, tùy tiện của khoa cử lúc bấy giờ. Đồng thời ngầm thể hiện nỗi xót xa chua chát của nhà thơ và người đọc.

Câu 5: 

- Giọng điệu của tác giả trong hai câu kết mang đậm chất trữ tình có tác dụng lay tỉnh lương tâm, lương tri của các sĩ tử. 

- Câu thơ Nhân tài đất Bắc nào ai đó? vừa là lời kêu gọi, vừa là lời nói thẳng về sự thật của đất nước đã thôi thúc, thức tỉnh lương tâm, trách nhiệm của tầng lớp tri thức phong kiến bấy giờ. Nếu sáu câu thơ trước, tác giả dùng giọng điệu mỉa mai, châm biếm thì đến hai câu thơ cuối, tác giả đã chuyển sang giọng điệu trữ tình để lay gọi, đánh thức lương tri mọi người. Tế Xương thấy rõ sự nhục nhã của hoàn cảnh, của thân phận mà căm ghét bọn giặc ngoại bang. Ông nhắc nhở mọi đừng quên nỗi nhục mất nước.

Câu 6:

Theo em, sự kết hợp giữa cảm xúc trào phúng và trữ tình đã giúp nhà thơ thể hiện được một cách trực tiếp các tâm tư, tình cảm, cảm xúc của nhà thơ Tế Xương trước hoàn cảnh nước nhà. Đó là sự trào phúng, xót xa. Bài thơ thể hiện nỗi đau xót của nhà thơ trước hiện thực đất nước. Tác giả muốn đánh thức ý thức dân tộc trong con người Việt Nam, nhất là những người tài, những người có trách nhiệm và có khả năng cứu nước, cứu đời. 

II. TỔNG KẾT

1. Nội dung

Bài thơ vừa ghi lại cảnh nhập trường vừa ghi lại cảnh lễ xướng danh, qua đó nói lên tâm trạng đau đớn, chua xót của nhà thơ trước hiện thực mất nước, giao thời nhốn nháo, nhố nhăng.

2. Nghệ thuật

- Nghệ thuật đối, đảo ngữ, ngôn ngữ có tính chất khẩu ngữ, trong sáng, giản dị nhưng giàu sức biểu cảm

3. Đặc trưng thể loại

a. Ngôn ngữ

- Nhẹ nhàng nhưng hàm chứa ý trào phúng mỉa mai sâu cay

b. Đặc sắc bố cục thể loại

- Tuân thủ theo đúng luật thơ đường luật thất ngôn bát cú.

- Kết hợp hài hoà giữa trào phúng và trữ tình

Tìm kiếm google: Giải ngữ văn 8 cánh diều bài 7 Vịnh khoa thi Hương, giải ngữ văn 8 sách cánh diều bài 7 Vịnh khoa thi Hương, giải ngữ văn 8 CD

Xem thêm các môn học

Giải ngữ văn 8 Cánh diều mới

NGỮ VĂN 8 CÁNH DIỀU TẬP 1

BÀI 1: TRUYỆN NGẮN


Copyright @2024 - Designed by baivan.net