Ôn tập kiến thức lịch sử 8 cánh diều bài 3: Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX

Ôn tập kiến thức lịch sử 8 cánh diều bài 3: Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. QUÁ TRÌNH XÂM LƯỢC ĐÔNG NAM Á CỦA THỰC DÂN PHƯƠNG TÂY

1. Các con đường thực dân phương Tây xâm nhập vào Đông Nam Á: 

Thương mại, tôn giáo, ngoại giao, quân sự,…

2. Các con đường xâm nhập

Thương mại

Thành lập công ty thương mại, lập thương điếm để buôn bán với các nước Đông Nam Á.

Tôn giáo

Các giáo sĩ truyền bá Thiên Chúa giáo, tìm hiểu địa lí, lịch sử, văn hóa của các nước Đông Nam Á.

Ngoại giao

Chính phủ các nước phương Tây cử đại diện đến Đông Nam Á, đề nghị kí hiệp ước thương mại, xin phép cho giáo sĩ hoạt động.

Quân sự

- Đông Nam Á hải đảo:

+ Thập niên 70 của thế kỉ XVI: Tây Ban Nha hoàn thành xâm lược, đặt ách trị lên phần lớn các đảo Phi-lip-pin.

+ Năm 1898: Phi-lip-pin trở thành thuộc địa của Mỹ. 

+ Đầu thế kỉ XVII: Hà Lan xâm chiếm lãnh thổ In-đô-nê-xi-a.,

+ Đầu thế kỉ XIX: thực dân Anh chiếm Mã Lai làm thuộc địa.

- Đông Nam Á lục địa:  

Cuối thế kỉ XIX: 

+ Anh chiếm Miến Điện (Mi-an-ma).

+ Pháp hoàn thành xâm lược Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.

3. Con đường xâm nhập quan trọng nhất là quân sự, chiếm đánh.

II. TÌM HIỂU VỀ TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI CỦA CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á

- Về chính trị:

+ Chính quyền thuộc địa được thiết lập tại mỗi nước.

+ Các thế lực phong kiến làm tay sai cho chính quyền thực dân.

- Về kinh tế:

+ Kinh tế Đông Nam Á trở thành thị trường tiêu thụ, nơi cung cấp vật liệu rẻ.

+ Khai thác khoáng sản, chiếm ruộng đất, lập đồn điền.

+ Hệ thống đường bộ, đường sắt, cảng,….phục vụ nhu cầu khai thác thuộc địa.

- Về văn hóa:

+ Văn hóa phương Tây từng bước du nhập.

+ Thiên Chúa giáo trở thành tôn giáo phổ biến.

+ Phong tục, tư tưởng lạc hậu của người bản địa được duy trì.

- Về xã hội:

+ Các giai cấp cũ (địa chủ, nông dân) vẫn tồn tại, bị phân hóa.

+ Các giai cấp và tầng lớp mới (công nhân, tư sản, tiểu tư sản) ra đời.

III. CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG CHẾ ĐỘ ĐÔ HỘ CỦA THỰC DÂN Ở ĐÔNG NAM Á 

- Ở In-đô-nê-xi-a:

+ Thế kỉ XVII: Tơ-ru-nô Giô-giô kêu gọi nhân dân chống thực dân Hà Lan.

+ Năm 1825 – 1830: Hoàng tử Đi-pô Nơ-gô-rô lãnh đạo nhân dân đấu tranh vũ trang chống thực dân Hà Lan.

- Ở Phi-lip-pin: khởi nghĩa đảo Bô-hô, Lai-ơ-ta, Pan-ga-si-nan, I-lô-kô.

Tìm kiếm google: Giải lịch sử 8 cánh diều bài 3: Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, giải lịch sử 8 sách cánh diều bài 3: Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, giải lịch sử 8 CD

Xem thêm các môn học

Giải lịch sử 8 Cánh diều mới

CHƯƠNG 1. CHÂU ÂU VÀ BẮC MỸ TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII

CHƯƠNG 2. ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XIX

CHƯƠNG 5. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC, KĨ THUẬT, VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT TRONG CÁC THẾ KỈ XVIII - XIX


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com