[toc:ul]
a. Chia sẻ những việc làm thể hiện trách nhiệm của bản thân với cộng đồng
- Về chính trị:
+ Tham gia hưởng ứng ngày hội bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp, đại biểu Quốc hội,...
+ Tham gia vẽ tranh cổ động cho các sự kiện chính trị tại địa phương,...
- Về môi trường:
+ Tham gia lao động vệ sinh đường làng, ngõ xóm (đường phố, trường học).
+ Trồng và chăm sóc cây xanh.
- Về văn hóa – xã hội:
+ Thể hiện hành vi văn minh nơi công cộng.
+ Tổ chức sinh hoạt văn hóa tại địa phương cho thiếu nhi.
+ Tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện.
b. Xác định những hành vi văn minh nơi công cộng
- Cơ sở tín ngưỡng tôn giáo, bảo tàng, thư viện:
+ Tham gia bảo vệ, đóng góp, phát huy giá trị công trình.
+ Giữ gìn trật tự, vệ sinh không gian chung.
+ Trang phục phù hợp.
- Trung tâm thương mại, nhà ga, bến xe:
+ Trao đổi thông tin, giao tiếp đúng mực.
+ Giữ gìn trật tự, an ninh, tôn trọng quy định chung.
+ Xếp hàng theo quy định.
- Khi tham gia giao thông:
+ Tự giác chấp hành Luật Giao thông.
+ Có thái độ, hành vi ứng xử văn minh, lịch sử khi tham gia giao thông.
+ Giúp đỡ người bị nạn, cung cấp thông tin về tai nạn giao thông cho cơ quan có thẩm quyền.
a. Đóng vai các nhân vật để thể hiện hành vi văn minh trong các tình huống
- Xây dựng lối sống văn minh cần được tiến hành mọi nơi, mọi lúc trên tất cả các mặt của đời sống xã hội.
- Xây dựng lối sống văn minh là việc của tất cả mọi người, mọi lứa tuổi, ngành nghề và tầng lớp xã hội.
- Xây dựng lối sống văn minh là trách nhiệm của mọi người.
b. Thực hiện hành vi văn minh nơi công cộng và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện
Hành vi văn minh nơi công cộng:
- Không vứt rác bừa bãi.
- Tuân thủ Luật Giao thông đường bộ.
- Không chen lấn, luôn xếp hàng.
- Nói đủ nghe, không làm ảnh hưởng đến người xung quanh.
- Giúp đỡ người gặp tai nạn.
- ...
=> Khi mọi người trong cộng đồng cùng thực hiện hành vi văn minh, không chỉ giúp tránh những hành vi gây phiền toái hay mâu thuẫn, mà còn tạo ra một môi trường sống tốt đẹp, an toàn và hạnh phúc cho tất cả mọi người. Hành vi văn minh cũng góp phần vào việc tôn trọng và bảo vệ môi trường, thể hiện sự tình cảm và sự quan tâm đến sự phát triển bền vững của xã hội. Vì vậy, cần khuyến khích và gợi mở ý thức cho mọi người về hành vi văn minh, giúp xây dựng một cộng đồng văn minh.
- Luôn quan tâm tới các gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
- Tích cực tham gia các hoạt động trong nhà trường.
- Giữ mối liên hệ thường xuyên với chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội tại nơi cư trú.
- Tham gia các hoạt động trong cộng đồng.
- ...
=> Khi phát triển tốt các mối quan hệ trong cộng đồng, em cảm thấy rất hạnh phúc và tự hào vì đã góp phần tạo nên sự đoàn kết và hỗ trợ giữa các thành viên trong cộng đồng. Điều này giúp cho mọi người có thể cùng nhau đạt được những mục tiêu chung và xây dựng một môi trường sống tốt hơn.
- Trao đổi phân biệt tin thật, tin giả.
- Làm thế nào để phòng tránh bị đánh cắp thông tin cá nhân.
- Các thủ đoạn công kích, lôi kéo trên mạng xã hội.
- Nhận diện các hình thức bắt nạt trực tuyến.
- ...
=> Ngày nay, mạng xã hội trở thành một nơi sinh hoạt văn hóa không thể thiếu của mọi tầng lớp trong xã hội. Tuy nhiên, để không gian mạng thực trở thành một môi trường lành mạnh và an toàn cho tất cả chúng ta thì mỗi người cần trang bị những hiểu biết cơ bản khi sử dụng mạng xã hội.
+ Nếu biết khai thác sử dụng, mạng xã hội có rất nhiều lợi ích phục vụ giao tiếp, học tập và làm việc. Việc rèn luyện kĩ năng xây dựng và thực hiện kế hoạch truyền thông trong cộng đồng về văn hóa mạng xã hội là công việc cần thiết mà mỗi công dân tương lai cần phải trang bị.
- Quản lí việc triển khai nội dung kế hoạch.
- Quản lí điều kiện, phương tiện thực hiện: loại phương tiện, số lượng, chất lượng.
- Quản lí các thành viên tham gia hoạt động.
- Quản lí việc phối hợp giữa các lực lượng, các cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện, quy mô, cách thức phối hợp.
- Quản lí việc đạt được mục tiêu của hoạt động phát triển cộng đồng.
=> + Hoạt động phát triển cộng đồng là một hoạt động tập hợp nhiều thành phần cá nhân và nhiều tổ chức xã hội khác nhau hướng tới những mục tiêu khác nhau. Vì vậy, khâu xây dựng kế hoạch cần phải làm một cách cẩn trọng, chu đáo, phải lường được tất cả những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện kế hoạch đó.
+ Các giải pháp để quản lí việc thực hiện hoạt động phát triển cộng đồng cần chú ý đến nhiều khâu, nhiều giai đoạn: giai đoạn lập kế hoạch, giai đoạn tổ chức thực hiện, giai đoạn giám sát mức độ đạt mục tiêu đề ra,...
- Giúp các cá nhân thể hiện được trách nhiệm của bản thân với cộng đồng.
- Tạo điều kiện để các cá nhân góp phần phát triển các mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng.
- Tăng cường sự gắn kết trong tập thể, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau trong cộng đồng.
- Huy động sức mạnh tổng hợp từ nhiều nguồn lực khác nhau trong cộng đồng.
- Thúc đẩy sự phát triển toàn diện và bền vững cho cộng đồng.
- ...