Ôn tập kiến thức giáo dục công dân 6 KNTT bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm

Ôn tập kiến thức giáo dục công dân 6 kết nối tri thức bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo.

[toc:ul]

1. NHẬN BIẾT CÁC TÌNH  HUỐNG NGUY HIỂM VÀ HẬU QUẢ CỦA NÓ

Các tình huống xảy ra bất ngờ, gây nguy cơ mất an toàn và nguy hiểm đến tính mạng

2. CÁCH ỨNG PHÓ TRƯỚC NHỮNG TÌNH HUỐNG NGUY HIỂM

a. Ứng phó khi bị bắt cóc

Để ứng phó khi bị bắt cóc chúng ta có thể sử dụng các cách:

C1: Gào khóc thật to để người khác nghe thấy.

  • Là một giải pháp khi gặp tỉnh huống bị bắt cóc. Tuy nhiên, nếu chỉ gào khóc thật to sẽ ít có khả năng thu hút sự chú ý đặc biệt của người đi đường bởi nhiều người sẽ hiểu lầm đó là chuyện riêng do em không vừa ý về vấn để gì đó. Do vậy, không nên chỉ gào khóc thật to mà nên kết hợp vừa gào khóc, vừa kêu cứu.

  • Đề xuất vừa gào và kêu thật to:” Hãy cứu tôi với, họ muốn bắt cóc”

C2: Nói thật to và rõ: “Dừng lại ngay” hoặc “Cứu tôi với” để người xung quanh phát hiện ra và tới cứu giúp:

  • Là một giải pháp tốt khi gặp tinh huống bị người lạ bám theo dụ dỗ và bắt cóc. Nó chứng tỏ em đang rất bình tĩnh để ứng phó với tình huống nguy hiểm

  • Đề xuất: Em nên vừa bình tĩnh kêu gào lên kêu cứu kết hợp với quan sát xung quanh để tìm phương hướng thuận lợi chạy thoát khỏi nơi nguy hiểm.

C3: Bỏ chạy

  • Là một giải pháp tốt khi gặp tình huống bị bắt có

  • Đề xuất: Nên kết hợp với các giải pháp khác như vừa chạy vừa kêu cứu và hét thật to khi bị ai đó tấn công hoặc tìm cách kéo lên xe

b. Ứng phó khi có hỏa hoạn:

* Khi phát hiện có cháy nổ, hoả hoạn:

  • Cần phải bình tĩnh

  • Thông báo cho những người xung quanh

  • Gọi điện thoại thông báo cháy tới số 114 (thông báo địa điểm xây ra đám cháy)

  • Đóng cầu dao điện

  • Tìm cách thoát khỏi đám cháy và có thể hỗ trợ người khác thoát khỏi đám cháy (tuỳ theo khả năng của bản thân).

* Kĩ năng thoát khỏi đám cháy:

  • Cần bình tĩnh quan sát để tìm các lối thoát hiểm (hành lang, cầu thang bộ, ban công ở tầng thấp)

  • Thoát theo lối hành lang, cấu thang bộ, ban công, mái nhà (nếu ở tầng thấp)

  • Đi khom hoặc bò trên đường di chuyển để thoát khỏi đám cháy

  • Đóng các cửa trên đường di chuyển để tránh lửa lan rộng ra.

Lưu ý: Không mở cửa nào để thoát hiểm nếu thấy cửa ấm hoặc nóng. Tuyệt đối không đi chuyển bằng cầu thang máy.

*  Khi bị kẹt ở trong đám cháy:

+ Cần bình tĩnh quan sát để tìm cách thoát khỏi đám cháy

+ Nằm xuống sàn nhà cách nơi đám khói đang tràn vào càng xa càng tốt

+ Dùng khăn thấm nước (có thể dùng chăn, khăn bông, quần áo thấm nước) để che mặt và quấn quanh người

+ Đóng tất cả các cửa chính, cửa số để cô lập đám cháy

+ Trong trường hợp bị lửa bén vào người, cần nằm xuống làn qua lăn lại để đập lửa.

c. Ứng phó khi bị đuối nước 

* Khi bị đuối nước cần:

  • Bình tĩnh, hít thật nhiều hơi vào phổi, cố gắng nín thở càng lâu càng tốt và thả lỏng người để nước đẩy sát lén mặt nước.

  • Dùng tay hoặc chân làm mái chèo quạt nước, đẩy đầu nhô khỏi mặt nước hoặc cũng có thể quạt nước xiên, đẩy người trôi đi dễ đàng vì trong nước người trở nên nhẹ hơn so với trên cạn.

  • Khi chuyển động lên xuống, há miệng to, hít vào nhanh và sâu khi ở trên mặt nước, ngậm miệng và thở ra từ từ bằng mũi hoặc bằng miệng khi ở dưới mặt nước.

  • Khi thấy có người đuối nước thì cần kêu cứu thật to và tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người xung quanh.

* Để tránh bị đuối nước cần:

+ Khi đi bơi ở ao, hồ, sông, biển cần tránh xa vùng cảnh báo nguy hiểm (thông thường ở các bãi tắm ven biển thường có cở đen) và chấp hành nghiêm các chỉ dẫn của lực lượng cứu hộ.

+ Không nên di bơi một mình mà nên bơi theo nhóm để được trợ giúp kịp thời khi gặp phải sự cố và không được bơi xa bờ.

+ Không được tự ý ra hồ, ao, sông suối, bãi biển chơi. Khi tham gia bơi lội cẩn được sự cho phép và giám sát của người lớn.

d. Ứng phó khi gặp mưa dông, lốc, sét

* Khi gặp mưa dông, lốc, sét, em cần:

  • Ở trong nhà

  • Tắt các thiết bị điện trong nhà (điện thoại, tivi,…)

  • Nếu đang đi ngoài đường thì nên tìm nơi trú ẩn an toàn như: toả nhà cao tầng, siêu thị, khu nhà kiên cố, các công trình công cộng kiên cố (như trụ sở cơ quan nhà nước, trường học, trạm y tế, nhà văn hoá)

  • Không trú dưới gốc cây, cột điện, giữa cảnh đồng,...

* Những cách ứng phó khác khi gặp mưa đông, lốc, sét:

+ Chú ý tránh dây điện, kim loại, biến quảng cáo,... phía trên đầu.

+ Tránh các nơi trống vắng, quang đăng như: cánh đồng, nhà kho, bãi đỗ xe, các công trình không có thiết bị chống sét, ở sân thượng, tháp,... vì để bị sét đánh.

+ Tránh những hàng rào kim loại, tôn (nơi công trình xây dựng, sửa chữa), xe cộ, nhà kho, nhà tạm bợ, nhà mái hiên bằng tôn, lều đã ngoại, hay đụng cụ cá nhân vì có thể dẫn điện, để gặp tại nạn.

+ Không đội mũ, áo, ô dù, đổ dùng có kim loại vì để bị sét đánh.

+ Không đứng thành nhóm người gần nhau.

+ Đi đường chú ý quan sát đây điện vì khi dây đứt, chưa kịp cắt điện rất dễ bị điện giật

e. Ứng phó khi gặp lũ ống, lũ quét, sạt lở đất

Khi xảy ra lũ quét, lũ ống, sạt lở đất, em cần:

+ Thường xuyên xem dự báo thời tiết

+ Chủ động chuẩn bị phòng, chống ( đèn pin, thực phẩm, áp mưa,….)

+ Không đi qua sông, suối khi có lũ

+ Gọi 112 yêu cầu trợ giúp, tìm kiếm cứu nạn

Để phòng, chống lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, chúng ta cần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, ngăn chặn việc phá rừng và các hoạt động khai thác khoáng sản, khai thác đá bừa bãi

Tìm kiếm google: Ôn tập kiến thức giáo dục công dân 6 KNTT bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm, Ôn tập kiến thức giáo dục công dân 6 KNTT

Xem thêm các môn học

Giải công dân 6 Kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net