Ôn tập kiến thức ngữ văn 7 CTST bài 4: Đọc kết nối Thu Sang (Đỗ Trọng Khơi)

Ôn tập kiến thức ngữ văn 7 chân trời sáng tạo bài 4: Đọc kết nối Thu Sang (Đỗ Trọng Khơi). Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

- Đỗ Trọng Khơi (1960) tên thật là Đỗ Xuân Khơi

- Quê quán: làng Trần Xá, xã Văn Cẩm, huyện Hưng Hà (Thái Bình)

- Bệnh nặng, nằm một chỗ nhưng ông quyết không để tháng ngày trôi uổng phí, Đỗ Trọng Khơi bắt đầu một đời đọc sách
- Đỗ Trọng Khơi bắt đầu sáng tác truyện, thơ, ca khúc từ cuối những năm 1980 và được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam năm 2001.

2. Tác phẩm

- In trong Tuyển tập thơ Việt Nam 1975-2000.

3. Đọc văn bản

- Thể loại: thơ lục bát

 - Phương thức biểu đạt: miêu tả, biểu cảm.

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT

1. Bức tranh thiên nhiên thu sang

- Âm thanh: tiếng chim => tín hiệu báo hiệu thu sang.

- Bức tranh thu hiện lên với nhiều màu sắc:

+ Màu vàng của tia nắng

+ Màu xanh của trời

+ Màu lá vàng rơi

+ Trăng vàng

- Hình ảnh:

+ Tiếng ve đã biến mất

+ Gió heo may – đặc trưng của mùa thu.

- Nghệ thuật:

+ Nhân hóa, so sánh

+ Điệp từ “tự”

=> Vạn vật trở nên gần gũi, sống động.

=> Khung cảnh mùa thu sang tươi đẹp, sống động, dịu dàng, mát mẻ.

2. Cảm xúc tác giả với bức tranh thu

- Tác giả có những rung động, cảm nhận tinh tế về âm thanh, sắc màu đặc trưng của mùa thu.

- Tình cảm của tác giả với thiên nhiên được thể hiện qua các từ ngữ, hình ảnh: kiệt sức hè, rộn lá thu sang, ngậm mảnh trăng vàng, rong chơi…

=> Tác giả thể hiện sự giao cảm với thiên nhiên, nhìn thiên nhiên như một chủ thể.

- Cách thể hiện: tình cảm của tác giả được thể hiện gián tiếp qua cách miêu tả thiên nhiên. Qua đó thể hiện tình cảm yêu thương, trân trọng đối với sự hiện hữu của thiên nhiên nhiên xung quanh.

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung

- Bằng việc miêu tả những chuyển biến của thiên nhiên lúc thu sang, tác giả mang đến cho người đọc hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp, sống động đồng thời thể hiện tình cảm yêu thương, trân trọng đối với sự hiện hữu của thiên nhiên quanh mình.

2. Nghệ thuật

- Ngôn ngữ giàu tính biểu cảm.

- Hình ảnh thơ đầy màu sắc, tượng thanh phong phú.

Tìm kiếm google: Ôn tập ngữ văn 7 CTST bài 4: Đọc kết nối Thu Sang (Đỗ Trọng Khơi), ôn tập ngữ văn 7 CTST, lí thuyết trọng tâm ngữ văn 7 CTST

Xem thêm các môn học

Soạn văn 7 chân trời sáng tạo


Copyright @2024 - Designed by baivan.net