Ôn tập kiến thức ngữ văn 7 CTST bài 6: Thực hành tiếng việt trang 14

Ôn tập kiến thức ngữ văn 7 chân trời sáng tạo bài 6: Thực hành tiếng việt trang 14. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. LÝ THUYẾT

1. Chức năng

Liên kết là một trong những tính chất quan trọng của văn bản, có tác dụng làm cho văn bản trở nên mạch lạc, hoàn chỉnh cả về nội dung và hình thức.

2. Đặc điểm

+ Nội dung các câu, các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau.

+ Các câu, các đoạn được kết nối với nhau bằng các phép liên kết thích hợp.

3. Một số phép liên kết thường dùng

+ Phép lặp từ ngữ

+ Phép thế

+ Phép nối

+ Phép liên tưởng

II. THỰC HÀNH

1. Bài tập 1

Câu (1) liên kết với câu (2) bởi phép lặp từ ngữ, thể hiện qua cụm từ:

a. tự học

b. sách

c. Tôi nhìn 

2. Bài tập 2

Câu (1) liên kết với câu (2) bởi phép thế, thể hiện qua cụm từ:

a. Nó thay thế cho sách.

b. Con đường này thay thế cho con đường làng dài và hẹp.

c. Họ thay thế cho mấy cậu học trò mới.

3. Bài tập 3

Câu (1) liên kết với câu (2) bởi phép nối, thể hiện qua cụm từ:

a. Nhưng

b. một là, hai là

4. Bài tập 4

Câu (1) liên kết với câu (2) bởi phép lặp liên tưởng, thể hiện qua cụm từ:

a. lớp, hình treo trên tường, bàn ghế (trường liên tưởng: lớp học)

b. chán đời, nỗi đau khổ (trường liên tưởng: bệnh âu sầu)

c. kẻ giẫm lên vai người khác để thỏa mãn lòng ích kỉ, kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai mình (trường liên tưởng: quan điểm về kẻ mạnh)

5. Bài tập 5

Các biện pháp được dùng để liên kết hai đoạn văn là:

- Phép nối: trước hết, hơn nữa

- Phép lặp: tự học

Tìm kiếm google: Ôn tập ngữ văn 7 CTST bài 6: Thực hành tiếng việt trang 14, ôn tập ngữ văn 7 CTST, lí thuyết trọng tâm ngữ văn 7 CTST

Xem thêm các môn học

Soạn văn 7 chân trời sáng tạo


Copyright @2024 - Designed by baivan.net