[toc:ul]
Tên văn bản | Nội dung | Thể loại |
Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết | Thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên, thời tiết | Tục ngữ |
Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất | Thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về lao động sản xuất, con người và xã hội | Tục ngữ |
Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội | Thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về con người, xã hội | Tục ngữ |
2.1. Bài tập xác định số dòng, số chữ, các cặp vần, các vế, biện pháp tu từ của câu tục ngữ
Câu | Số chữ | Số dòng | Số vế | Cặp vần | Biện pháp tu từ |
a | 8 | 1 | 2 | đen – đèn | Ẩn dụ |
b | 14 | 2 | 2 | thấp – ngập cao – rào | Điệp từ, điệp ngữ |
2.2. Bài tập phân biệt thành ngữ và tục ngữ
| Thành ngữ | Tục ngữ |
Đặc điểm | - Thành ngữ là một cụm từ cố định có thể làm thành một bộ phận của câu (có thể làm chủ ngữ, vị ngữ,…) hay làm thành phần phụ trong các cụm từ. Ví dụ: Chậm như rùa có thể làm thành một bộ phận của câu. Ví dụ: Nó lúc nào cũng chậm như rùa | - Tục ngữ là một câu diễn đạt trọn vẹn một ý (một nhận xét, một kinh nghiệm). Ví dụ: Câu tục ngữ Cha mẹ sinh con, trời sinh tính diễn đạt trọn vẹn một ý, thể hiện một quy luật trong cuộc sống. |
Chức năng | - Thành ngữ thường được sử dụng trong lời ăn tiếng nói hằng ngày và trong sáng tác văn chương với mục đích làm cho sự diễn đạt trở nên giàu hình ảnh và cảm xúc. | - Tục ngữ được sử dụng chủ yếu nhằm tăng thêm độ tin cậy, sức thuyết phục về một nhận thức hay một kinh nghiệm. |
2.3. Bài tập viết ba câu sử dụng biện pháp nói quá, nói giảm nói tránh
- Ba câu sử dụng biện pháp nói quá:
+ Bài văn này khó quá, tớ nghĩ nát óc mà vẫn không làm được.
+ Vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành của bạn khiến nhiều người mơ ước.
+ Mọi người đoàn kết lại có thể lấp biển vá trời.
- Ba câu sử dụng biện pháp nói giảm, nói tránh:
+ Chiếc váy này không được đẹp cho lắm.
+ Cậu cần cố gắng nhiều hơn trong môn Văn.
+ Bà Lan bị bệnh nặng nên đã qua đời.
Khi viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống.
+ Nêu được vấn đề cần bàn luận
+ Trình bày được ý kiến tán thành hoặc phản đối với vấn đề cần bàn luận.
+ Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến.
+ Bố cục đảm bảo 3 phần.
Khi trao đổi ý kiến về một vấn đề trong đời sống, em cần lưu ý những điều sau để có thể trao đổi một cách xây dựng và tôn trọng ý kiến khác biệt:
+ Tôn trọng ý kiến của người khác
+ Không chen ngang khi người khác đang trình bày
+ Không có thái độ khinh thường, dè bỉu ý kiến người khác
+ Tập trung, chú ý, lắng nghe ý kiến và quan điểm người khác
+ Có thể đưa ra lời nhận xét, góp ý với thái độ cầu thị.