[toc:ul]
1. Hình ảnh chiếc bánh khúc tuổi thơ
Các yếu tố làm nên sức hấp dẫn của chiếc bánh khúc tuổi thơ:
- Từ vẻ đẹp của sản vật quê hương.
- Từ cách làm bánh tỉ mỉ đong đầy yêu thương của bà.
- Từ sự háo hức trông ngóng của một đứa trẻ chờ đợi món quà tuổi thơ.
2. Tình cảm của tác giả thể hiện trong VB
- Tình cảm, cảm xúc của tác giả trong VB được thể hiện trực tiếp hoặc gián tiếp qua cách tác giả kể và tả về cách bà làm bánh khúc.
- Trong VB, tác giả đã thể hiện sự yêu thương, trân quý, nâng niu chiếc bánh ấy như nâng niu tất cả những gì đẹp nhất của tuổi thơ và đặc biệt trong đó còn có những kí ức rất đẹp và ấm áp về bà.
- Tình cảm của tác giả được thể hiện trực tiếp trong đoạn trích như:
+ Mùi thơm ngậy của rau khúc đồ chín... da diết mơ hồ;
+ Cho dù vẫn là bột sống… ứa đầy nước miếng;
+ Những miểng mỡ thái… béo ngậy đến mê người.
+ Cái béo của mỡ lợn… dân dã ngon lạ thường.
- Tình cảm của tác giả còn được thể hiện gián tiếp qua:
+ Cách miêu tả tỉ mỉ, chi tiết từng công đoạn làm bánh;
+ Cách lựa chọn từ ngữ miêu tả chiếc bánh, đặc biệt là những tính từ cực tả về tính chất như: thơm ngây, béo ngậy, ngọt ngào, dân dã, nóng hổi,…
+ Những biện pháp tu từ như: Tôi nâng chiếc bánh khúc lên như nâng một báu vật, một hạt xôi nếp đẹp như một hạt ngọc,…
1. Nội dung
- Văn bản thể hiện tình cảm của tác giả khi nhớ về chiếc bánh khúc tuổi thơ – một nét đẹp trong văn hóa ẩm thực dân tộc Việt.
2. Nghệ thuật
- Lời văn giản dị, mộc mạc, thiết tha
- Nhiều hình ảnh, từ ngữ miêu tả sinh động, chân thực.