Ôn tập kiến thức ngữ văn 7 CTST bài 10: Thực hành tiếng việt trang 104

Ôn tập kiến thức ngữ văn 7 chân trời sáng tạo bài 10: Thực hành tiếng việt trang 104. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. LÝ THUYẾT

1. Ngữ cảnh

- Ngữ cảnh của một từ là những yếu tố ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ xung quanh nó.

- Ngữ cảnh có thể là một tình huống, một đoạn văn, một câu, một cụm từ và cũng có thể là một từ.

- Ngữ cảnh có vai trò quan trọng trong việc lựa chọn từ ngữ khi viết hoặc nói và hiểu nghĩa của từ khi đọc hoặc nghe.

2. Nghĩa của từ trong ngữ cảnh

- Trong mỗi ngữ ảnh, từ thể hiện khả năng kết hợp với các yếu tố khác, qua đó bộc lộ một nghĩa xác định nào đó. Khi gặp một từ không biết nghĩa, có thể dựa vào ngữ cảnh để xác định nghĩa của từ.

- Khi xác định nghĩa của từ, cần phải lưu ý xem trong ngữ cảnh này, từ có được dùng với nghĩa thông thường (nghĩa có trong từ điển) hay được dùng với nghĩa khác.

II. THỰC HÀNH

1. Bài tập 1

a. Xác định nghĩa của từ “non” trong đoạn thơ.

- Nghĩa thông thường của từ “non”: Ở giai đoạn mới mọc, mới sinh ra, chưa phát triển đầy đủ.

- Nghĩa của từ “non” trong đoạn thơ được dùng với nghĩa chuyển.

- Nghĩa của từ “non” trong đoạn thơ dùng để chỉ ý “(trăng) chưa khuyết, chưa tròn”. Theo đó, trăng non là vầng trăng đầu tháng chưa tròn, còn khuyết. 

- Dựa vào ngữ cảnh trong thơ để xác định như vậy.

b. Cách xác định nghĩa của từ dựa vào ngữ cảnh:

- Khi xác định nghĩa của từ cần phải dựa vào ngữ cảnh, xem từ có được dùng với nghĩa thông thường không hay dùng với nghĩa khác. 

2. Bài tập 2

a. Xác định nghĩa của từ “mềm” dựa vào ngữ cảnh

- Nghĩa của từ “mềm” không được dùng với nghĩa thông thường, nghĩa là “dễ biến dạng dưới tác dụng của lực cơ học” mà được dùng với nghĩa bóng để chỉ ý “(trái tim) dịu dàng, tràn ngập tình yêu thương”

b. Đặc một câu có từ “mềm” được dùng với nghĩa trên.

Ví dụ câu: An đã mềm mỏng trong cuộc nói chuyện với Kinh

3. Bài tập 3

a. Xác định nghĩa của từ “câm nín” trong đoạn văn.

- Nghĩa thông thường của từ “câm nín” là “nín lặng, không nói một lời”, còn nghĩa của từ “câm nín” trong đoạn thơ không được dùng với nghĩa này mà là “không đập”.

b. Dựa vào ngữ cảnh để nhận ra ý nghĩa của từ.

4. Bài tập 4

Nghĩa của các từ in đậm:

a. “khai khẩn” làm cho đất hoang trở thành đất trồng trọt.

b. “quán xuyến”: đảm đương được tất cả.

c. “người vị kỉ”: người luôn vì lợi ích của bản thân, không biết nghĩ cho người khác.

d. “thiết tha”: luôn luôn nghĩ đến, quan tâm đến.

Cách xác định nghĩa của những từ trên: dựa vào ngữ cảnh của từ.

Tìm kiếm google: Ôn tập ngữ văn 7 CTST bài 10: Thực hành tiếng việt trang 104, ôn tập ngữ văn 7 CTST, lí thuyết trọng tâm ngữ văn 7 CTST

Xem thêm các môn học

Soạn văn 7 chân trời sáng tạo


Copyright @2024 - Designed by baivan.net