Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 11 bộ sách mới chân trời sáng tạo CĐ 2 Bài 4: Một số chế định của pháp luật dân sự về hợp đồng dân sự, nghĩa vụ dân sự, thừa kế, hôn nhân và gia đình (P1). giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
(5 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực đặc thù:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và thực hiện yêu cầu: Em hãy chia sẻ hiểu biết của em về một chế định của pháp luật dân sự.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS trao đổi với bạn bên cạnh trong 2 - 3 phút.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 2 - 3 bạn để trình bày ý kiến của mình.
- Các bạn khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
- Gợi ý:
Chế định về quyền sở hữu
Theo quy định tại Điều 158 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì: “Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật”.
+ Thứ nhất, về quyền chiếm hữu thì Điều 179 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “1. Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản; (2). Chiếm hữu bao gồm chiếm hữu của chủ sở hữu và chiếm hữu không phải là chủ sở hữu. Việc chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu không thể là căn cứ xác lập quyền sở hữu, trừ trường hợp quy định tại các điều 228, 229, 230, 231, 232, 233 và 236 của Bộ luật này”.
+ Thứ hai, về quyền sử dụng
Điều 189 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Quyền sử dụng có thể được chuyển giao cho người khác theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật”.
Đối với quyền sử dụng của chủ sở hữu, chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; Đồng thời, người không phải là chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo thỏa thuận với chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật.
+ Thứ ba, về quyền định đoạt
Điều 192 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu huỷ tài sản”. Pháp luật quy định cho cá nhân là chủ sở hữu hoặc không phải là chủ sở hữu có quyền định đoạt về tài sản, tuy nhiên để có quyền định đoạt thì phải đáp ứng những điều kiện nhất định về năng lực hành vi và các trình tự, thủ tục do pháp luật quy định: (i) về năng lực hành vi, việc định đoạt tài sản phải do người có năng lực hành vi dân sự thực hiện theo quy định của pháp luật; (ii) về trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về định đoạt tài sản: trong trường hợp pháp luật có quy định về trình tự, thủ tục định đoạt thì cần phải tuân thủ theo trình tự, thủ tục đó.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét các ý kiến và chốt ý.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Pháp luật dân sự gồm nhiều chế định, trong đó có hợp đồng dân sự, nghĩa vụ dân sự, thừa kế, hôn nhân và gia đình. Đây là những chế định có vai trò quan trọng trong cuộc sống. Bài học ngày hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu rõ hơn về một số quy định cơ bản của pháp luật về hợp đồng dân sự, nghĩa vụ dân sự, thừa kế, hôn nhân và gia đình - Bài 4. Một số chế định của pháp luật dân sự về hợp đồng dân sự, nghĩa vụ dân sự, thừa kế, hôn nhân và gia đình.
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số quy định cơ bản của pháp luật về hợp đồng dân sự
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc các thông tin, trường hợp trong CĐHT trang 32 - 34 và thực hiện các yêu cầu: + Nêu khái niệm hợp đồng dân sự và những hình thức của hợp đồng dân sự. + Hãy chỉ ra loại hợp đồng dân sự trong các trường hợp nêu trên. + Hãy kể tên một số loại hợp đồng dân sự khác mà em biết. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc các thông tin, trường hợp trong sách. - GV tổ chức cho các nhóm HS trả lời từng câu hỏi, thực hiện từng yêu cầu. - GV quan sát HS làm việc và hỗ trợ khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi đại diện các nhóm trả lời và các bạn trong lớp nhận xét ý kiến trả lời của bạn mình. - GV có thể dựa vào kết quả quan sát các nhóm thực hiện nhiệm vụ để mời theo tinh thần xung phong hoặc chỉ định các nhóm trả lời. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. |
1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về hợp đồng dân sự - Khái niệm: Hợp đồng dân sự là thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Các hình thức của hợp đồng dân sự: bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. - Loại hợp đồng dân sự trong các trường hợp: + Trường hợp 1: hợp đồng mua bán tài sản; + Trường hợp 2: hợp đồng gửi giữ tài sản; + Trường hợp 3: hợp đồng sửa chữa tài sản. - Một số loại hợp đồng dân sự khác: hợp đồng tặng cho tài sản; hợp đồng trao đổi tài sản; hợp đồng vay tài sản; hợp đồng thuê tài sản; hợp đồng mượn tài sản; hợp đồng về quyền sử dụng đất; hợp đồng dịch vụ; hợp đồng vận chuyển hành khách; hợp đồng vận chuyển tài sản; hợp đồng gia công; hợp đồng ủy quyền;…
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số quy định cơ bản của pháp luật về nghĩa vụ dân sự
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc các thông tin, trường hợp trong CĐHT trang 34 - 35 để trả lời các câu hỏi: + Nghĩa vụ dân sự là gì? Nghĩa vụ dân sự phát sinh từ những căn cứ nào? + Có những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nào? + Trong các trường hợp trên, các nhân vật có nghĩa vụ gì? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện từng yêu cầu theo hướng dẫn của GV. - Trong quá trình HS đọc các thông tin, trường hợp, GV quan sát HS làm việc và hỗ trợ khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2 - 3 HS trả lời câu hỏi. - HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV có thể dựa vào kết quả quan sát các nhóm thực hiện nhiệm vụ để mời theo tinh thần xung phong hoặc chỉ định các nhóm trả lời. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV kết luận, đánh giá câu trả lời của HS. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. |
2. Một số quy định cơ bản của pháp luật về nghĩa vụ dân sự - Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác. Nghĩa vụ dân sự phát sinh từ những căn cứ sau: hợp đồng, hành vi pháp lí đơn phương, thực hiện công việc không có ủy quyền, chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật, gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật, căn cứ khác do pháp luật quy định. - Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm: cầm cố tài sản; thế chấp tài sản; đặt cọc; kí cược; kí quỹ; bảo lưu quyền sở hữu; bảo lãnh; tín chấp; cầm giữ tài sản. - Nghĩa vụ của nhân vật trong các trường hợp: + Trường hợp 1: Bà M là bên bán, có nghĩa vụ phải giao xe cho bên mua (ông K) theo đúng điều khoản đã thỏa thuận; ông K là bên mua, có nghĩa vụ thanh toán đầy đủ số tiền theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng. + Trường hợp 2: Ông D gây thiệt hại cho chị H nên ông có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại cho chị H (đây là nghĩa vụ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng). |
Hoạt động 3: Tìm hiểu một số quy định cơ bản của pháp luật về thừa kế
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc nhóm, đọc các thông tin, trường hợp trong CĐHT trang 35 - 37 để trả lời câu hỏi: + Thừa kế là gì? Có những trường hợp thừa kế nào? + Người thừa kế của ông P gồm những ai? + Bà A có quyền lập di chúc với nội dung như trên không? Vì sao? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm HS thảo luận, suy nghĩ để trả lời từng câu hỏi. - Trong quá trình HS đọc các thông tin, trường hợp, GV quan sát HS làm việc và hỗ trợ khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi đại diện các nhóm trả lời. - HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV có thể dựa vào kết quả quan sát các nhóm thực hiện nhiệm vụ để mời theo tinh thần xung phong hoặc chỉ định các nhóm trả lời. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV kết luận, đánh giá câu trả lời của HS. - GV chuyển sang nội dung mới. |
3. Một số quy định cơ bản của pháp luật về thừa kế - Thừa kế là sự chuyển dịch tài sản của người chết cho những người còn sống. Các trường hợp thừa kế: thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. - Người thừa kế của ông P gồm hai người con còn sống, còn người con đã chết không được thừa kế vì theo quy định tại Điều 613 Bộ luật Dân sự năm 2015, “người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế”. - Bà A có quyền lập di chúc để lại một phần tài sản cho các con và một phần tặng cho Trung tâm Bảo trợ và Chăm sóc trẻ em X. Vì theo quy định tại Điều 626 Bộ luật Dân sự năm 2015, người lập di chúc có quyền “chỉ định người thừa kế”, “phân định phần di sản cho từng người thừa kế”, “dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng”.
|
Hoạt động 4: Tìm hiểu một số quy định cơ bản của pháp luật về hôn nhân và gia đình
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc nhóm, đọc các thông tin, trường hợp trong CĐHT trang 37 - 40 để thực hiện các yêu cầu: + Nêu quy định của pháp luật về quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ và chồng, giữa các thành viên trong gia đình. + Cho biết hành vi của những nhân vật trong các trường hợp trên phù hợp với quy định nào của pháp luật về hôn nhân và gia đình. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm HS thảo luận, suy nghĩ để trả lời từng câu hỏi. - Trong quá trình HS đọc các thông tin, trường hợp, GV quan sát HS làm việc và hỗ trợ khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi đại diện các nhóm trả lời. - HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV có thể dựa vào kết quả quan sát các nhóm thực hiện nhiệm vụ để mời theo tinh thần xung phong hoặc chỉ định các nhóm trả lời. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV kết luận, đánh giá câu trả lời của HS. - GV chuyển sang nội dung mới. |
4. Một số quy định cơ bản của pháp luật về hôn nhân và gia đình - Quy định của pháp luật về quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ và chồng, giữa các thành viên trong gia đình: + Quan hệ nhân thân giữa vợ chồng: Điều 39 Bộ luật Dân sự năm 2015; Điều 17, 19, 21, 22, 23 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; + Quan hệ tài sản giữa vợ chồng: Điều 28, 79 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. + Quan hệ giữa cha mẹ và con: Điều 69, 70 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; + Quan hệ giữa các thành viên khác trong gia đình: Điều 104, 105, 106 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. - Hành vi của nhân vật phù hợp với quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình: + Trường hợp 1: Hành vi của nhân vật phù hợp với quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình về quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ chồng. - Trường hợp 2: Hành vi của nhân vật phù hợp với quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình về quan hệ giữa cha mẹ và con, ông bà và cháu.
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 CTST, Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 11 Chân trời CĐ 2 Bài 4: Một số chế định, soạn Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề KTPL 11 chân trời CĐ 2 Bài 4: Một số chế định