Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 7 KNTT Bài 1: bầu trời tuổi thơ

Tải giáo án buổi 2 (giáo án dạy thêm) Ngữ văn 7 Kết nối tri thức bản mới nhất Bài 1: bầu trời tuổi thơ. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

ÔN TẬP BÀI 1: BẦU TRỜI TUỔI THƠ

ÔN TẬP VĂN BẢN “BẦY CHIM CHÌA VÔI”

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

- Củng cố khắc sâu kiến thức về văn bản “Bầy chim chìa vôi” mà các em đã được học thông qua các phiếu học tập để ôn luyện.

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa để hiểu về văn bản đã học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề  để hiểu về văn bản đã học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

  1. Năng lực đặc thù:

- Kể và tóm tắt được cốt truyện, sự việc chính của văn bản.

- Ý nghĩa của văn bản, cách cảm nhận thế giới tự nhiên của nhân vật trong câu chuyện.

3.Về phẩm chất:

- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo.

- Trách nhiệm: Có ý thức tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề. Xây dựng thái độ hào nhã khi tham gia làm việc nhóm. Có trách nhiệm trong việc trình bày lắng nghe và phản biện.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập.

- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề
  3. b) Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.
  4. c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ
  5. d) Tổ chức hoạt động:

- Gv đặt câu hỏi : Hãy chia sẻ với các bạn trong lớp về 1 kỉ niệm tuổi thơ của mình?

- Hs suy nghĩ tìm ra câu trả lời, HS trình bày kết quả (cá nhân)

- GV đặt vấn đề: Tuổi thơ của mỗi người là những kỉ niệm vô cùng tuyệt vời. Đó là những sự rung cảm non nớt với thế giới xung quanh. Và hai anh em Mên Mon cũng có những kí ức vô cùng tuyệt vời của riêng mình. Hãy cùng khám phá tuổi thơ tuyệt đẹp đó qua Văn bản 1 – Bầy chim chìa vôi.

  1. HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC
  2. Mục tiêu: HS nắm được các kiến thức căn bản về truyện.
  3. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tổng quan về tác giả, tác phẩm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ                           

- GV chia lớp thành các nhóm, cho HS đọc thầm lại văn bản và đặt câu hỏi:

+ Tác giả của văn bản “Bày chim chìa vôi” là ai? Hãy nêu một số nét về tác giả?

+ Văn bản thuộc thể loại gì? Bố cục chia làm mấy phần, đó là những phần nào?

+ Hãy tóm tắt lại văn bản Bầy chim chìa vôi?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ HS hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ cho các thành viên.

+ HS hoạt động thảo luận, đưa ra ý kiến thống nhất đáp án cuối cùng.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- Đại diện nhóm trình bày kết quả.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV đưa ra nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức trọng tâm của VB

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV giữ nguyên nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận:

Nêu một số chi tiết miêu tả nhân vật Mên ở phần (3). Em hãy dựa vào các chi tiết đó để khái quát tính cách của nhân vật Mên.

+ Trong cuộc trò chuyện ở phần (2), Mon nói với Mên những chuyện gì? Nội dung cuộc trò chuyện ấy giúp em nhận ra được những nét tính cách nào của nhân vật Mon?

+ Những điểm giống giữa Mên và Mon là gì?

+ Điều gì khiến hai anh em Mên, Mon lo lắng khi thấy mưa to và nước đang dâng cao ngoài bãi sông? Chi tiết nào thể hiện rõ nhất điều đó?

+ Trong đoạn kết của truyện, Mên và Mon hình như không hiểu vì sao mình lại khóc. Em hãy giúp các nhân vật lí giải điều đó.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt đáp án

+ Điều khiến hai anh em Mên, Mon lo lắng khi thấy mưa to và nước đang dâng cao ngoài bãi sông là những con chim chìa vôi non có thể bay vào bờ được không.

+ Chi tiết thể hiện rõ nhất điều đó: Những câu hỏi của Mon: “Em sợ những con chim chìa vôi non bị chết đuối mất”, “Thế anh bảo chúng nó có bơi được không?”,…

+ Mên và Mon đã rất lo lắng cho bầy chim chìa vôi non, sợ chúng bị chết đuối khi bãi sông bị ngập hết. Nửa đêm hai anh em thức dậy, nghe tiếng mưa to cũng chỉ nói với nhau về bầy chim chìa vôi, rủ nhau bơi thuyền đi cứu chúng. Lúc bình minh, Mên và Mon hồi hộp theo dõi từng cánh chim non bay lên khỏi dòng nước lũ. Cho nên, khi thấy tất cả những con chim chìa vôi đều bay được vào bờ, hai anh em đã khóc vì vui sướng, hạnh phúc.

- GV chốt kiến thức  Ghi lên bảng.

 

I.    TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN

1.   Tác giả

Nguyễn Quang Thiều (1957),

- Quê quán: Hà Nội.

- Ông sáng tác thơ, viết truyện, vẽ tranh,…

- Hiện là Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam.

- Một số tập truyện dành cho thiếu nhi: Bí mật hồ cá thần (1998), Con quỷ gỗ (2000), Ngọn núi bà già mùa (2001)…

2. Tác phẩm

a. Xuất xứ

- Bầy chim chìa vôi là truyện ngắn được rút từ tập Mùa hoa cải bên sông, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2012, tr. 136 – 146.

b. Bố cục: 4 phần.

+ Phần 1: Từ đầu… nằm im, nhưng không ngủ: Cuộc trò chuyện của hai anh em Mên và Mon lúc nửa đêm.

+ Phần 2: Tiếp… bắt đầu mùa sinh nở của chúng. […]: Thói quen làm tổ và đẻ trứng của bầy chim chìa vôi ở bãi sông quê của Mên và Mon.

+ Phần 3: Mùa mưa năm nay… cứ lấy đò của ông Hảo mà đi. […]: Cuộc trò chuyện giữa Mên và Mon lại tiếp tục, thể hiện sự lo lắng của hai anh em cho bầy chìa vôi non.

+ Phần 4: Phần còn lại: Hai anh em lên bờ sông vì lo cho bầy chim chìa vôi và kết quả của bầy chìa vôi.

c. Tóm tắt nội dung

2 giờ sáng, trong một đêm mưa to, hai anh em Mon và Mên trò chuyện cùng nhau, chúng lo lắng nước sông sẽ dâng cao khiến tổ chim chìa vôi ở dải cát giữa sông sẽ bị nhấn chìm. Hai anh em quyết định sẽ đến tận nơi để giúp bầy chim chìa vôi, đưa chúng vào bờ trước con nước mạnh mẽ. Khi trời vừa sáng, cũng là lúc dải cát giữa sông bị nhấn chìm, những con chim chìa vôi nhỏ đã kịp cất cánh bay lên trong khoảnh khắc cuối cùng trước mắt hai đứa trẻ. Khung cảnh bình minh cùng bầy chim chìa vôi đẹp đẽ khiến hai anh em Mon và Mên vừa vui mừng, vừa cảm động

II. ÔN TẬP VĂN BẢN “BẦY CHIM CHÌA VÔI”

1.   Nhân vật Mên

- Lo lắng cho bầy chìa vôi:

+ Tỉnh giấc trước Mon.

+ Mon rủ đi đêm ra bờ sông để xem bầy chìa vôi là đi ngay.

- Trưởng thành hơn so với Mon, ra dáng người anh:

+ Trưởng thành hơn:

▪       Thức dậy trước Mon

▪ Khi Mon lo lắng, sợ hãi thì Mên không hề mất bình tĩnh.

+ Cố tỏ ra người lớn để bảo vệ Mon và giữ được con đò:

▪ Giọng tỏ vẻ người lớn: Chứ còn sao; Nào xuống đò được rồi đấy; Phải kéo về bến chứ, không thì chết.

Mình làm phần nặng, còn để Mon giúp sức: Khi đưa đò về bến, quấn cái dây buộc đò vào người và gò lưng kéo

Dù quá sức nhưng vẫn cố gắng

2.  Nhân vật Mon

- Câu chuyện về bầy chìa vôi:

Chi tiết

Ý nghĩa

Thắc mắc về tính thực hư và hình ảnh bầy chìa vôi bay từ bãi cát vào bờ.

Lo lắng tổ chim có bị ngập không, bầy chim non có bị chết không.

Muốn lội ra bờ sông đem bầy chìa vôi vào bờ.

Tìm cách để cứu chúng.

Sau khi nói về câu chuyện bố kéo chũm và bản thân thả con cá bống, lại quay lại câu chuyện về bầy chìa vôi.

Nỗi lo lắng trở đi trở lại, thường trực của Mon là bầy chìa vôi sống sót vào bờ.

- Câu chuyện về bố kéo chũm và con cá măng, cá bống:

+ Bố kéo chũm được một con cá măng và một con cá bống rất đẹp.

+ Mon lấy trộm con cá bống thả ra cống sông.

+ Nước sông dâng cao làm ngập cả cái hốc cắm sào đò.

 Mon là một nhân vật trong sáng, có sự ngây ngô của trẻ thơ, yêu thương các loài động vật: lo lắng cho bầy chìa vôi, thả con cá bống đi.

3.   So sánh điểm giống và khác nhau của Mên và Mon

 

Mên

Mon

Giống

- Có tình yêu thiên nhiên, loài vật, đặc biệt là bầy chim chìa vôi.

- Đều là những đứa trẻ, có sự ngây thơ và nghịch ngợm nhẹ nhàng, đáng yêu.

Khác

Trưởng thành hơn so với Mon:

- Lo lắng cho bầy chim, dậy trước Mon nhưng không nói ra.

- Lắng nghe Mon nói.

- Khi Mon lo lắng, sợ hãi thì Mên vẫn giữ được bình tĩnh.

- Tỏ ra người lớn, bảo vệ Mon và giữ được con đò.

- Thể hiện thành thật suy nghĩ của bản thân ra cho Mên biết.

- Biết chia sẻ và làm anh vui (kể chuyện bố kéo chũm và Mon lén thả con cá bống).

III. Tổng kết

1. Nội dung – ý nghĩa

- Văn bản kể về câu chuyện của anh em Mên, Mon lo lắng cho bầy chim chìa vôi làm tổ ở bãi cát giữa sông Đáy. Truyện ngắn gợi lên màu sắc về tuổi thơ và sự hòa hợp của con người với thiên nhiên.

2. Nghệ thuật

- Sử dụng các lời đối thoại với ngôn ngữ phù hợp với trẻ em, phản ánh đúng tâm lí đặc điểm nhân vật.

- Không gian được miêu tả mang nét riêng biệt.

 

Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 7 KNTT Bài 1: bầu trời tuổi thơ

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 7 KNTT, giáo án buổi chiều Ngữ văn 7 Kết nối Bài 1: bầu trời tuổi thơ, giáo án dạy thêm Ngữ văn 7 Kết nối tri thức Bài 1: bầu trời tuổi thơ

Soạn giáo án dạy thêm Ngữ văn 7 KNTT (Bản word)


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay