Tải giáo án Powerpoint Lịch sử 10 CTST bài 4: Sử học với một số lĩnh vực ngành nghề hiện đại

Tải giáo án trình chiếu hay còn gọi là giáo án powerpoint Lịch sử 10 bộ sách Chân trời sáng tạo bài 4: Sử học với một số lĩnh vực ngành nghề hiện đại. Soạn giáo án được thiết kế với tiêu chí đẹp mắt, hiện đại kết hợp nhiều hoạt động, trò chơi, video học tập thú vị. Phương pháp giảng dạy mới kết hợp nhiều dạng bài tập phong phú sẽ giúp học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học. Kéo xuống để tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

THÂN MẾN CHÀO CÁC EM HỌC SINH ĐẾN VỚI BÀI HỌC MỚI

KHỞI ĐỘNG

"Di sản văn hoá, di sản thiên nhiên là những tài sản vô giá và không thể thay thế, không chỉ của một dân tộc mà còn là của nhân loại. Bất kì di sản nào trong số đó biến mất, do xuống cấp hoặc bị huỷ hoại, cũng sẽ làm nghèo đi kho tàng di sản của tất cả các dân tộc trên thế giới". Em hiểu như thế nào về quan điểm nêu trên?

  • Di sản văn hóa, di sản thiên nhiên không chỉ được lưu lại trong sử sách, mà còn hiện diện trên mọi miền dân tộc thông qua hàng vạn di tích lịch sử - văn hóa và kho tàng đồ sộ về di sản văn hóa phi vật thể với những giá trị tinh thần, văn hóa, nghệ thuật to lớn.
  • Từ trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể vô giá đó, mỗi chúng ta được học tập, hiểu biết về những giá trị lịch sử, văn hóa, những bài học quý giá về cách ứng xử, truyền thống tốt đẹp, nhân văn và giàu bản sắc dân tộc.
  • Mỗi di sản hiện diện là một minh chứng sống động về hình ảnh một dân tộc qua các thời kỳ lịch sử hào hùng → Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa không chỉ là nhiệm vụ quan trọng của mỗi quốc gia, mà còn là trách nhiệm mang tính toàn cầu.
  • Di sản văn hóa và thiên nhiên là những tài sản vô giá và không thể thay thế được, không chỉ của một dân tộc, mà còn là của nhân loại nói chung. Bất kỳ di sản nào trong số đó nếu biến mất, do xuống cấp hoặc bị huỷ hoại, cũng sẽ làm nghèo đi kho tàng di sản của tất cả các dân tộc trên thế giới.
  • BÀI 4: SỬ HỌC VỚI MỘT SỐ LĨNH VỰC NGÀNH NGHỀ HIỆN ĐẠI
  • NỘI DUNG BÀI HỌC
  • Mối quan hệ giữa sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên
  • Tìm hiểu và lí giải mối quan hệ giữa Sử học với sự phát triển công nghiệp văn hóa
  • Tìm hiểu và lí giải mối quan hệ giữa Sử học với sự phát triển du lịch
  1. Mối quan hệ giữa sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên

HOẠT ĐỘNG NHÓM

Quan sát hình 1 đến 3, thảo luận và trả lời câu hỏi

  • Hãy cho biết các di sản được giới thiệu trong Hình 1, 2, 3 sẽ ra sao nếu quá trình bảo tồn và phát huy di sản của chúng không quan tâm đến việc sử dụng, ứng dụng những kết quả nghiên cứu của các ngành khoa học nói chung và Sử học nói riêng.
  • Hãy phân tích vai trò của Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên.
  • Cung điện Véc-xây (lâu đài Véc-xây) nằm ở phía tây của Pa-ri.
  • Bắt đầu từ đầu thế kỉ XVII, dưới triều vua Lu-i XIII, đã trở thành biểu tượng quyền lực của các triều đại phong kiến Pháp.
  • Với bề dày lịch sử và sự tráng lệ của mình, Lâu đài Véc-xây đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới từ năm 1979.
  • Đây là một trong những địa điểm thu hút nhiều triệu lượt khách quốc tế đến tham quan mỗi năm.
  • Trong gần 400 năm (1558 - 1945), Huế đã từng là thủ phủ của chín đời chúa Nguyễn ở Đàng Trong, là kinh đô của triểu đại Tây Sơn và kinh đô của quốc gia dưới triều Nguyễn.
  • Cố đô Huế ngày nay vẫn còn lưu giữ được những di sản văn hoá vật thể và phi vật thể chứa đựng nhiều giá trị biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc Việt Nam.
  • Tháng 12 – 1993: được UNESCO phi danh là Di sản văn hoá thế giới. Tháng 11 - 2003, Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá phi vật thể đại điện của nhân loại.
  • Vịnh Hạ Long là vùng biển đảo ở phía đông bắc nước ta (Quảng Ninh).
  • Những kết quả nghiên cứu khảo cổ học và văn hoá học cũng cho thấy, những cư dân thời tiền sử cư trú trên vùng Vịnh Hạ Long từ khá sớm, với những nền văn hoá thời tiền sử tiếp nối nhau.
  • Năm 1962, Vịnh Hạ Long được công nhận là Di tích thắng cảnh cấp quốc gia.
  • Năm 1994, Vịnh Hạ Long được UNESCO ghi danh là Di sản thiên nhiên thế giới về giá trị thẩm mĩ.
  • Năm 2000 được tái ghi danh lần thứ hai với giá trị ngoại hạng toàn cầu về địa chất - địa mạo.
  1. Mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản

Khi không dựa trên cơ sở của những nghiên cứu của các ngành khoa học trong đó có Sử học thì giá trị của các đi sản được giới thiệu trong các hình 1, 2, 3 sẽ có nguy cơ bị xâm phạm, thậm chí sẽ huỷ hoại di sản, sẽ làm nghèo đi kho tàng di sản của dân tộc và nhân loại.

à Mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản:

-  Với tư cách là môn khoa học liên ngành, thành tựu nghiên cứu của Sử học về các di sản là cơ sở quan trọng nhất trong công tác xác định giá trị của di sản, cũng như phát huy giá trị đích thực của di sản vì sự phát triển bền vững.

à Mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản:

- Giúp cho công tác bảo tồn di sản đảm bảo tính nguyên trạng, giữ được “yếu tố gốc cấu thành di tích; hay đảm bảo “tính xác thực” “tính toàn vẹn” “giá trị nổi bật của di sản.

HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI

  • Hãy phân tích vai trò của công tác bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa, di sản thiên nhiên.
  • Địa phương em đang sinh sống và học tập có di sản văn hóa, di sản thiên nhiên nào? Theo em, có thể và nên làm gì để bảo tồn và phát huy tốt hơn giá trị của di sản đó.
  • Hát Xoan là di sản văn hoá phi vật thể quý báu của vùng Đất Tổ nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.
  • Được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.
  • Việc trao truyền các giá trị của di sản văn hoá phi vật thể của các thế hệ đi trước cho thế hệ sau được Nhà nước đặc biệt quan tâm.
  • Các cấp chính quyền và các nghệ nhân của các di sản văn hoá phi vật thể đã và đang rất tâm huyết trong việc truyền dạy các di sản đó cho thế hệ trẻ.

à Một trong những biện pháp góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của di sản.

  • Là di sản thiên nhiên thế giới với hai lần được ghi danh.
  • Hang Sơn Đoòng thuộc Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được phát hiện tại xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch (tỉnh Quảng Bình), gần biên giới với Lào.
  • Sơn Đoòng là hang tự nhiên lớn nhất thế giới.
  • Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng nói chung, hang Sơn Đoòng nói riêng hiện nay trở thành một địa điểm thu hút nhiều du khách thế giới và trong nước đến tham quan, khám phá và nghiên cứu ở Việt Nam.
  1. Vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hoá, di sản thiên nhiên
  • Vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá và di sản thiên nhiên:
  • Góp phần quan trọng nhất trong việc hạn chế, khắc phục có hiệu quả những tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên, của con người, góp phần kéo dài tuổi thọ của di sản vì sự phát triển bền vững.
  • Đối với loại hình di sản văn hoá phi vật thể, loại tài sản dễ bị tổn thương nhất, nhờ công tác bảo tồn di sản, thông qua những giải pháp khác nhau mà di sản được tái tạo, giữ gìn và trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Để bảo tồn và phát huy tốt hơn giá trị của di sản cần:

  • Bổ sung và sửa đổi Luật Di sản văn hóa; bổ sung các điều, khoản về vai trò của cộng đồng đối với bảo tồn di sản; vai trò và quyền lợi của cộng đồng trong giữ gìn và phát huy giá trị di sản.
  • Hạn chế tác hại của thiên tai, chủ động thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu đối với di sản.
  • Di tích có giá trị, nhưng không có điều kiện bảo tồn tại chỗ, trong khi yêu cầu xây dựng công trình phát triển kinh tế - xã hội thấy cần được ưu tiên.
  1. Tìm hiểu và lí giải mối quan hệ giữa Sử học với sự phát triển công nghiệp văn hóa

“Công nghiệp văn hoá” là một thuật ngữ mới xuất hiện trong một số thập niên gần đây. Công nghiệp văn hoá là sự tập hợp các ngành kinh tế khai thác và sử dụng hiệu quả tính sáng tạo, kĩ năng, sở hữu trí tuệ, sản xuất các sản phẩm và dịch vụ có ý nghĩa văn hoá, xã hội.

Đọc Tư liệu 1, tham khảo mục Em có biết và trả lời câu hỏi:

  • Hãy cho biết công nghiệp văn hóa bao gồm những ngành này?
  • Theo em, những ngành nào cần sử dụng những chất liệu về lịch sử - văn hóa trong quá trình phát triển.
  1. Vai trò của Sử học đối với một số ngành, nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa

Công nghiệp văn hóa bao gồm những ngành: quảng cáo, kiến trúc, phần mềm và các trò chơi giải trí, thủ công mĩ nghệ, thiết kế, điện ảnh, xuất bản, thời trang, nghệ thuật biểu diễn, mĩ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm, truyền hình và phát thanh, du lịch và văn hóa.

à Những ngành này đều cần sử dụng những chất liệu về lịch sử - văn hóa trong quá trình phát triển.

HOẠT ĐỘNG NHÓM

  • Quan sát Hình 6, 7, hãy cho biết chất liệu lịch sử - văn hóa có vai trò như thế nào trong các lĩnh vực cụ thể đó.
  • Hãy phân tích vai trò của Sử học đối với một số ngành, nghề cụ thể của công nghiệp văn hóa.
  • La Mã cổ đại có nền kinh tế công thương nghiệp rất phát triển dựa trên sức lao động của giai cấp nô lệ.
  • Nô lệ là lực lượng lao động chính nuôi sống toàn bộ xã hội nhưng lại bị bóc lột, phân biệt thậm tệ.
  • Nguyên nhân dẫn đến sự phản kháng của nô lệ chống chủ nô mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa do Xpác-ta-cút lãnh đạo khoảng cuối thế kỉ I TCN.
  • Những chất liệu lịch sử hào hùng của cuộc khởi nghĩa này đã trở thành đề tài vô cùng hấp dẫn để các nhà làm kịch, phim,... khai thác, xây dựng nên những tác phẩm nghệ thuật điển hình.
  • Việc khai thác các yếu tố văn hoá truyền thống là một trong những trọng tâm của nghệ thuật biểu diễn Việt Nam, là minh chứng sinh động cho vai trò của lịch sử - văn hoá đối với lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn - một lĩnh vực thuộc công nghiệp văn hoá.
  • Các chất liệu lịch sử - văn hoá truyền thống như: làn điệu âm nhạc, nghệ thuật trình diễn, trang phục được khai thác triệt để trong nghệ thuật biểu diễn, tạo nên điểm nhấn, tạo sức thu hút đặc biệt của nghệ thuật truyền thống đối với người xem.

Sử học đóng vai trò:

  • Cung cấp tri thức, ý tưởng và cảm hứng sáng tạo cho một số ngành thuộc công nghiệp văn hoá như: xuất bản, điện ảnh, thời trang, kiến trúc, hội họa.
  • Cung cấp nguồn tài nguyên đặc sắc, đa dạng, tạo tiền để cho ngành du lịch phát triển.

Sự phát triển của các ngành trong công nghiệp văn hóa có vai trò như thế nào trong việc quảng bá tri thức và bảo tồn truyền thống lịch sử, giá trị văn hóa dân tộc và của nhân loại?

  1. Vai trò của các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hóa đối với Sử học
  • Góp phần củng cố, trao truyền những giá trị truyền thống và lịch sử - văn hoá tốt đẹp cho các thế hệ sau.
  • Góp phần quảng bá, lan toả rộng rãi tri thức, giá trị về lịch sử, văn hoá, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ở cả trong nước và trên thế giới thông qua những hình thức nghệ thuật sinh động, hấp dẫn.
  • Đóng góp một nguồn lực vật chất đáng kể để tái đầu tư trở lại cho công tác bảo tồn và phát triển các giá trị lịch sử - văn hoá truyền thống, cũng như bảo tồn các công trình lịch sử - văn hoá.
  1. Tìm hiểu và lí giải mối quan hệ giữa Sử học với sự phát triển du lịch

Du lịch văn hoá là một ngành của công nghiệp văn hoá. Trong xu thế hội nhập, toàn cầu hoá hiện nay, du lịch ngày càng phát huy thế mạnh và giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

  1. Vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển du lịch

Hãy chỉ ra các Tư liệu 2, 3, 4 có điểm gì chung trong nội dung phản ánh?

Các tư liệu đều chứng tỏ vai trò của lịch sử - văn hoá (liên quan đến các di sản lịch sử - văn hoá từ quá khứ để lại) đối với sự phát triển của du lịch trên thế giới và ở Việt Nam.

  • Tư liệu 2 để cập đến tài nguyên du lịch Việt Nam chính là các giá trị lịch sử - văn hoá của quá khứ lịch sử để lại.
  • Tư liệu 3 chứng tỏ vai trò của lịch sử - văn hoá trong sự phát triển của ngành du lịch ở châu Âu.
  • Tư liệu 4 cho thấy tầm quan trọng và sức hút của di tích lịch sử - văn hoá đối với việc thu hút khách du lịch đến Hà Nội trong những năm qua.
  • Vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển du lịch:
  • - Các di sản lịch sử - văn hoá (vật thể và phi vật thể) của quá khứ để lại trở thành nguồn tài nguyên quý báu để ngành du lịch phát triển.
  • - Đó là: di tích lịch sử - văn hoá, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hoá truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hoá khác; công trình lao động sáng tạo của con người trong quá khứ.
  1. Vai trò của du lịch đối với bảo tồn di tích lịch sử và di sản văn hóa

Đọc thông tin mục 3b SGK tr.32 và trả lời câu hỏi: Phân tích vai trò của du lịch đối với công tác bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa.

  • Du lịch di sản phát triển khiến người dân địa phương thêm quý trọng, tự hào về di sản; nâng cao ý thức, phối hợp cùng các cấp chính quyền trong việc gìn giữ, bảo tồn, phục dựng, phát huy những giá trị của di tích, di sản, để bảo tổn và phát huy nguồn lực cốt lõi cho sự phát triển bền vững, hiệu quả của ngành du lịch.
  • Một phần doanh thu từ du lịch đã được tái đầu tư vào việc bảo tổn, tôn tạo, tôn vinh, phục dựng và quản lí, quảng bá,... các di sản, tạo điểu kiện cho sự phát triển bền vững.

LUYỆN TẬP

Câu 1. “Di sản văn hoá là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do một cộng đồng người sáng tạo và tích luỹ trong một quá trình lịch sử lâu dài được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau”. Như vậy, di sản văn hoá không gồm loại nào sau đây?

  1. Những sản phẩm được tạo ra trong cuộc sống hiện tại
  2. Di sản văn hoá vật thể
  3. Di sản văn hoá phi vật thể
  4. Di sản thiên nhiên hoặc di sản hỗn hợp

Câu 2. Trong hoạt động bảo tồn di sản cần phải đảm bảo một số yêu cầu như: tính nguyên trạng, giữ được “yếu tố gốc cấu thành di tích”, đảm bảo “tính xác thực” “giá trị nổi bật” và dựa trên cơ sở các cứ liệu và phương pháp khoa học. Các yêu cầu đó thể hiện đêm chung cốt lõi là gì?

  1. Cần giữ được tinh nguyên trạng của di sản.
  2. Cần đảm bảo những giá trị lịch sử của di sản trên cơ sở khoa học.
  3. Bảo tồn trên cơ sở phát triển phù hợp với thời đại mới.
  4. Phải nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Câu 3. Ý nào dưới đây không đúng về điểm chung trong nội dung phản ánh của các hình 1, 2, 3 (Lịch sử 10, tr. 27)?

  1. Đều là những di sản nổi tiếng của thế giới hoặc của Việt Nam
  2. Đều là những di sản vật thể, vật chất
  3. Các di sản đều mang những giá trị lịch sử - văn hoá lâu đời
  4. Đều thuộc loại hinh di sản văn hoá - lịch sử tiêu biểu

Câu 4. Trong bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, yêu cầu quan trọng nhất đặt ra là gì?

  1. Phải phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
  2. Phải đảm bảo giá trị thẩm mĩ của di sản.
  3. Phải đảm bảo giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, vì sự phát triển bền vững.
  4. Đáp ứng yêu cầu quảng bá hình ảnh về đất nước và con người Việt Nam.

Câu 5. Trong bảo tồn giá trị của di sản, Sử học đóng vai trò như thế nào?

  1. Thành tựu nghiên cứu của Sử học về di sản sẽ cung cắp cơ sở khoa học cho việc bảo tồn.
  2. Giúp cho việc bảo tồn di sản đạt hiệu quả cao, ít tốn kém.
  3. Việc bảo tồn di sản sẽ đáp ứng nhu cầu của cuộc sống hiện đại.
  4. Đáp ứng thị hiếu của khách du lịch, nâng cao hiệu quả khai thác của di sản.

VẬN DỤNG

Nhóm 1. Giả sử có một công trình thuộc di sản văn hóa đã xuống cấp nghiêm trọng, cần được bảo tồn. Có hai quan điểm:

  • Xây dựng công trình tương tự với kiến trúc quy mô và hiện đại hơn trên nên di tích cũ.
  • Bảo tồn nguyên trạng di tích.

Nếu được giao nhiệm vụ tư vấn để bào tồn di tích đó, ý kiến của em như thế nào?

Nhóm  2. Giả sử có một có một chủ đề của hội thảo về du lịch di sản như sau: “Lựa chọn lợi ích về kinh tế hay văn hóa lịch sử? Lợi ích lâu dài hay trước mắt?”. Dựa vào những kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân, em hãy viết 1 bài khoảng 200 từ thể hiện quan điểm của em về vấn đề được nêu.

Nhóm 3. Hãy xây dựng kế hoạch hành động để góp phần bảo vệ một di sản ở địa phương.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

  • Ôn lại kiến thức đã học.
  • Trả lời câu hỏi 1, 2 phần Luyện tập và câu hỏi 2 phần Luyện tập SGK tr.32
  • Làm bài tập Bài 4 – Sách bài tập Lịch sử 10.
  • Đọc và tìm hiểu trước Bài 5: Khái niệm văn minh. Một số nền văn minh phương Đông thời kì cổ - trung đại.

CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ LẮNG NGHE, HẸN GẶP LẠI!

 

 

 

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Tải giáo án Powerpoint Lịch sử 10 CTST bài 4: Sử học với một số lĩnh vực ngành nghề hiện đại

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Powerpoint Lịch sử 10 chân trời sáng tạo, giáo án điện tử Lịch sử 10 CTST bài 4: Sử học với một số lĩnh, giáo án trình chiếu Lịch sử 10 chân trời bài 4: Sử học với một số lĩnh

Bài giảng điện tử Lịch sử 10 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay