Tải giáo án trình chiếu hay còn gọi là giáo án powerpoint Địa lí 7 bộ sách Chân trời sáng tạo chủ đề chung 1: Các cuộc đại phát kiến địa lí. Soạn giáo án được thiết kế với tiêu chí đẹp mắt, hiện đại kết hợp nhiều hoạt động, trò chơi, video học tập thú vị. Phương pháp giảng dạy mới kết hợp nhiều dạng bài tập phong phú sẽ giúp học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học. Kéo xuống để tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC HÔM NAY
KHỞI ĐỘNG
Khi đoàn thám hiểm của Ma-gien-lăng vượt qua đường xích đạo xuống Nam bán cầu, họ đã phát hiện ra những ngôi sao nhỏ hội tụ lại với nhau, giống như hai đám mây cách xa nhau một chút và hơi mờ đi. Hai chòm sao đó sau này được gọi là “đám mây Ma-gien-lăng”. Em có thể nhìn thấy chúng trên bầu trời đêm quang đãng ở bất kì vị trí nào thuộc Nam bán cầu vào khoảng từ cuối tháng 10 đến tháng 1 hằng năm.
Năm 2017, Bồ Đào Nha nộp hồ sơ lên UNESCO vinh danh “Con đường Ma-gien-lăng” là di sản văn hóa thế giới. Theo em, UNESCO có thể phê duyệt hồ sơ này không? Quan điểm của em như thế nào: đồng ý vinh danh hoặc không đồng ý?
CHỦ ĐỀ CHUNG 1: CÁC CUỘC ĐẠI PHÁT KIẾN ĐỊA LÍ
NỘI DUNG BÀI HỌC
Quan sát tư liệu 1.2, 1.3 và thực hiện các yêu cầu sau:
Đọc tư liệu 1.4 và trả lời các câu hỏi:
+ Xác định chủ đề tư liệu đề cập đến.
+ Tại sao người châu Âu phải tìm đường sang phương Đông?
+ Những thông tin nào trong tư liệu cho thấy nhu cầu tìm kiếm gia vị và lợi nhuận từ gia vị phương đông lớn như thế nào đối với châu Âu?
Thảo luận nhóm
2 phút ghi ý kiến cá nhân ra góc giấy
2 phút thống nhất nhóm.
1 phút trình bày sản phẩm nhóm
Nguyên nhân
Từ giữa thế kỉ XV, do sự phát triển của nền sản xuất ở các nước Tây Âu nên nhu cầu về nguyên liệu, vàng bạc và mở rộng thị trường ngày một tăng
Thời kì đó, các con đường buôn bán truyền thống từ châu Âu sang phương Đông qua Địa Trung Hải bị người Ả Rập và Thổ Nhĩ Kỳ độc chiếm, hàng hoá của thương nhân bị cướp đoạt một cách vô lí
> Nhu cầu tìm kiếm một con đường khác để sang phương Đông được đặt ra là rất cấp thiết.
ĐIỀU KIỆN
Từ quan niệm đúng đắn về hình dạng Trái Đất và hiểu biết về các đại dương, người châu Âu đã vẽ được bản đồ, hải đồ có ghi các vùng đất, hòn đảo, bến cảng,...
Các nhà hàng hải cũng bắt đầu nghiên cứu các dòng hải lưu, hướng gió,...
Cuối thế kỉ XV, la bàn nam châm được sử dụng một cách phổ biến để đi trên sông, biển khi không có Mặt Trời hay trăng, sao
Kĩ thuật đóng tàu có những bước tiến mới, đóng được những con tàu đài có bánh lái và hệ thống buổm lớn để vượt đại dương.
Sự bảo trợ của một số nhà nước phong kiến ở châu Âu cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc phát kiến địa lí
THẢO LUẬN NHÓM
+ Nhóm 1: Dựa vào bản đồ, em hãy mô tả hành trình các cuộc đại phát kiến địa lí của C. Cô-lôm-bô (1492-1502).
+ Nhóm 2: Dựa vào bản đồ, em hãy mô tả hành trình các cuộc đại phát kiến địa lí của Ph. Ma-gien-lăng (1519-1522).
GỢI Ý:
Tháng 8 - 1492, trên ba chiếc tàu, C. Cô-lôm-bô cùng đoàn thuỷ thủ Tây Ban Nha rời cảng Pa-lốt đi về hướng tây, băng qua Đại Tây Dương
Sau hơn hai tháng lênh đênh trên biển, ông và đoàn thuỷ thủ dũng cảm đã đến được một số
Bờ biển phía đông bắc của Cu-ba và bờ biển phía bắc của Hi-xpa-ni-ô-la. C. Cô-lôm-bô nghĩ rằng ông đã tới được Ấn Độ nhưng thực ra đó là châu Mỹ
Ông còn tiến hành thêm ba cuộc thám hiểm đến châu Mỹ vào các năm 1493, 1498 và 1502
Cô-lôm-bô và cuộc thám hiểm tìm ra châu Mỹ (1492 - 1502):
Hành trình của Cô-lôm-bô đã giúp ông và đoàn thuỷ thủ phát hiện ra một vùng đất mới rộng lớn - châu Mỹ. Ông được coi là người phát hiện ra châu lục này. Kết nối đường biển giữa châu Âu và châu Mỹ
Ngày Columbus là ngày lễ quốc gia ở nhiều quốc gia châu Mỹ và các nơi khác, và là ngày lễ liên bang ở Hoa Kỳ, chính thức kỷ niệm ngày Christopher Columbus đến châu Mỹ vào ngày 12 tháng 10 năm 1492.
EM CÓ BIẾT - HỆ QUẢ CỦA VIỆC PHÁT KIẾN RA CHÂU MỸ
Đẩy nhanh quá trình di dân lừ các châu lục khác đến châu Mỹ.
Sau khi tìm ra châu Mỹ, người châu Âu bắt đầu sang xâm chiếm và khai phá châu Mỹ, khai thác nguyên liệu, khoáng sán và xây dựng nền văn hoa phương Tây tại châu Mỹ.
Tìm ra 1 châu lục mới
Mở ra một thời kì khám phá và chinh phục thế giới.
Cuộc thám hiểm vòng quanh Trái Đất của Ph. Ma-gien-lăng (1519 - 1522)
Tháng 9 - 1519, đoàn thám hiểm của Ma-gien-lăng gồm năm chiếc tàu ra khơi từ Tây Ban Nha, nhằm tìm kiếm tuyến đường biển theo hướng tây tới quần đảo Gia Vị
Sau khi khám phá ra eo biển nằm ở cực nam châu Mỹ, đoàn thám hiểm tiến vào một đại dương rộng lớn mà Ma-gien-lăng gọi là Thái Bình Dương
Trải qua nhiều ngày lênh đênh trên biển, đoàn đã đến được Phi-lip-pin. Tại đây, Ma-gien-lăng thiệt mạng trong cuộc đụng độ với thổ dân
Các thuỷ thủ trong đoàn tiếp tục hành trình qua Ấn Độ Dương đến mũi Hảo Vọng (Nam Phi) rồi trở về bờ biển Tây Ban Nha (9 - 1522), mang theo về rất nhiều hương liệu và gia vị,...
Cuộc thám hiểm vòng quanh Trái Đất của Ph. Ma-gien-lăng (1519 - 1522)
Ý nghĩa: Hành trình của Ma-gien-lăng và các thuỷ thủ đã chứng minh một cách thuyết phục nhất Trái Đất có dạng hình cầu. Kết nối đường biển tất cả các châu lục.
Xem Video
.....
=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Giáo án Powerpoint Địa lí 7 chân trời sáng tạo, giáo án điện tử Địa lí 7 CTST chủ đề chung 1: Các cuộc đại phát, giáo án trình chiếu Địa lí 7 chân trời chủ đề chung 1: Các cuộc đại phát