Câu hỏi trắc nghiệm Công dân 9 KNTT bài 4: Khách quan và công bằng

Câu hỏi trắc nghiệm Công dân 9 KNTT bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm bài 4: Khách quan và công bằng Công dân 9 KNTT. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình.

1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT

Câu 1: Điền từ thiếu vào chỗ trống: “Thiếu khách quan sẽ dẫn tới những ... trong công việc và ứng xử, ảnh hưởng ... tới các mối quan hệ”.

  • A. Yếu tố; khách quan.
  • B. Bình đẳng; tích cực.
  • C. Nhân tố; tích cực.
  • D. Sai lầm; tiêu cực.

Câu 2: Ý nào sau đây là ý nghĩa của khách quan đối với cuộc sống mỗi người?

  • A. Đưa ra quyết định ít sai lầm hơn trong cuộc sống.
  • B. Phát triển bình đẳng với nhau.
  • C. Nhìn nhận đúng bản chất mọi việc xảy ra.
  • D. Ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ con người.

Câu 3: Trong các quan hệ pháp luật, công bằng được thể hiện như nào?

  • A. Đảm bảo được quy luật cuộc sống.
  • B. Che giấu cho những việc làm sai trái.
  • C. Tách biệt được các mối quan hệ.
  • D. Đảm bảo được các nguyên tắc như nhau với mọi đối tượng.

Câu 4: Đối xử bình đẳng, không thiên vị là biểu hiện của cái gì?

  • A. Khách quan
  • B. Công bằng
  • C. Trung thực
  • D. Phân biệt

Câu 5: Biểu hiện của khách quan là gì?

  • A. Nhìn nhận sự việc theo chiều hướng thiên vị.
  • B. Nhìn nhận sự vật một cách phiến diện. 
  • C. Nhìn nhận sự vật một cách chính xác.
  • D. Nhìn nhận hiện tượng một cách định kiến.

2. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU

Câu 1: Biểu hiện của sống khách quan, công bằng là gì?

  • A. Dùng mọi cách để bào chữa cho sự sai lầm của mình.
  • B. Không phân biệt giới tính, màu da.
  • C. Chấp nhận những điều sai trái.
  • D. Chống đối những người làm ảnh hưởng tới người thân.

Câu 2: Nếu người thân trong gia đình bạn em làm điều trái pháp luật em nên làm gì?

  • A. Mặc kệ vì không liên quan gì đến mình.
  • B. Tìm cách nói rõ sự thật và khuyên họ nên làm các điều đúng đắn.
  • C. Quở trách vì sao lại làm các điều sai trái.
  • D. Cũng không phải người trong gia đình mình nên không cần quan tâm.

Câu 3: Nhận định nào sau đây là đúng?

  • A. Bất kể việc nào có lợi cho mình, đều phải cố làm cho bằng được. 
  • B. Người sống khách quan luôn phải chịu thiệt thòi.
  • C. Để bảo vệ sự công bằng cần phải tôn trọng lẽ phải.
  • D. Trước các việc làm sai trái, nếu mình không liên quan thì không cần phải lên tiếng.

Câu 4: Hành vi nào dưới đây không thể hiện phẩm chất khách quan, công bằng?

  • A. Đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.
  • B. Thẳng thắn phê bình khi bạn mắc lỗi.
  • C. Ủng hộ ý kiến sai theo số đông các bạn trong lớp.
  • D. Luôn biết lắng nghe ý kiến của nhân viên.

Câu 5: Người sống khách quan, công bằng có những biểu hiện nào sau đây?

  • A. Dám phê phán, đấu tranh lại những hành vi thiếu công bằng.
  • B. Có cách cư xử không phù hợp với chuẩn mực của xã hội.
  • C. Có cách cư xử gây mâu thuẫn các mối quan hệ xã hội.
  • D. Có cái nhìn chủ quan về sự vật, hiện tượng xung quanh.

3. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG

Câu 1: Là học sinh trung học, em cần làm gì để rèn luyện tính khách quan, công bằng?

  • A. Ủng hộ cho các tổ chức chống phá nhà nước.
  • B. Nhìn nhận, đánh giá sự vật theo góc nhìn của bản thân.
  • C. Bảo vệ mọi việc làm của người thân mình.
  • D. Phê phán các biểu hiện thiếu khách quan, công bằng.

Câu 2: Câu “Công ai nấy nhớ, tội ai nấy chịu” nói về điều gì?

  • A. Tinh thần thiếu công bằng, khách quan vì không 
  • B. Nguyên tắc công bằng, ai cũng phải chịu trách nhiêm cho hành động của mình.
  • C. Thể hiện tinh thần khách quan, công bằng vì cần bằng chứng để chứng minh tội phạm.
  • D. Thể hiện không công bằng, không đảm bảo sự bình đẳng.

4. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Vì sao cần phải giáo dục cho học sinh về việc phải sống khách quan, công bằng?

  • A. Vì học sinh còn nhỏ giáo dục sẽ dễ dàng hơn.
  • B. Vì học sinh là thế hệ tương lai của đất nước, giáo dục đúng đắn sẽ giúp ích cho việc xây dựng tương lai đất nước.
  • C. Vì học sinh cần được nhận một nền giáo dục tốt ngay từ nhỏ.
  • D. Vì học sinh cần được giáo dục tốt để trở thành người tốt.
Xem đáp án
Tìm kiếm google: Bộ câu hỏi trắc nghiệm Công dân 9 KNTT bài 4: Khách quan và công bằng , Trắc nghiệm Công dân 9 KNTT bài 4: Khách quan và công bằng, Câu hỏi trắc nghiệm bài 4: Khách quan và công bằng Công dân 9 KNTT

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net