Câu hỏi trắc nghiệm Công dân 9 KNTT bài 9: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí

Câu hỏi trắc nghiệm Công dân 9 KNTT bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm bài 9: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí Công dân 9 KNTT. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình.

1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT

Câu 1: Loại vi phạm nào xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm?

  • A. Vi phạm hình sự.
  • B. Vi phạm hành chính.
  • C. Vi phạm dân sự.
  • D. Vi phạm kỉ luật.

Câu 2: Vi phạm pháp luật dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới:

  • A. các quan hệ công vụ và nhân thân.
  • B. các quy tắc quản lí nhà nước.
  • C. các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
  • D. các quan hệ lao động, công vụ nhà nước.

Câu 3: Hành vi vi phạm pháp luật, gây nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm là hành vi vi phạm pháp luật:

  • A. hình sự
  • B. hành chính 
  • C. dân sự
  • D. kỉ luật

Câu 4: Người phải chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra theo quy định của pháp luật có độ tuổi là

  • A. Từ đủ 16 tuổi trở lên.   
  • B. Từ 18 tuổi trở lên.
  • C. Từ đủ 18 tuổi trở lên. 
  • D. Từ đủ 14 tuổi trở lên.

Câu 5: “Tội phạm” là người có hành vi vi phạm:

  • A. pháp luật dân sự.
  • B. pháp luật hành chính.
  • C. pháp luật hình sự.
  • D. kỉ luật.

2. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU

Câu 1: Thực hiện không đúng các quy định trong hợp đồng thuê nhà là vi phạm nào?

  • A. Vi phạm pháp luật hành chính.
  • B. Vi phạm pháp luật dân sự.
  • C. Vi phạm pháp luật hình sự.
  • D. Vi phạm kỷ luật.

Câu 2: Nhà nước đưa ra trách nhiệm pháp lý là nhằm mục đích gì?

  • A. phạt tiền người vi phạm.
  • B. buộc chủ thể vi phạm chấm dứt hành vi trái pháp luật, phải chịu những thiệt hại nhất định; giáo dục răn đe những người khác.
  • C. lập lại trật tự xã hội.
  • D. ngăn chặn người vi phạm có thể có vi phạm mới.

Câu 3: Mọi công dân phải chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp, pháp luật và tích cực đấu tranh với những hành vi

  • A. Tìm kiếm việc làm tăng thu nhập.
  • B. Bảo tồn di sản văn hóa.
  • C. Xây dựng chính sách phát triển kinh tế.
  • D. Vi phạm Hiến pháp và pháp luật.

Câu 4: Trường hợp nào dưới đây không phải là vi phạm pháp luật?

  • A. Anh T uống rượu say, đi xe máy gây tai nạn.
  • B. Bạn M 16 tuổi đi xe đạp điện cô ý không đội mũ bảo hiểm.
  • C. Do mâu thuẫn cá nhân, P uống rượu và có ý định đánh G để trả thù.
  • D. Chị H sản xuất, buôn bán lương thực, thực phẩm giả.

Câu 5: Trường hợp nào sau đây là vi phạm hình sự?

  • A. Đi xe máy chở 3 người.
  • B. Đánh người gây thương tích 12%.
  • C. Công chức vi phạm thời giờ làm việc.
  • D. Đi xe vào đường một chiều.

3. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG

Câu 1: Bà V vay tiền của anh H đã quá hạn, dây dưa mãi không chịu trả nợ là hành vi vi phạm pháp luật

  • A. Kỷ luật.
  • B. Hành chính.
  • C. Dân sự.
  • D. Hình sự.

Câu 2: Ông H xây nhà lấn vào lối đi chung của các hộ khác. Ông H phải chịu trách nhiệm?

  • A. Hành chính.
  • B. Dân sự.
  • C. Hình sự.
  • D. Kỷ luật.

4. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Anh Tuấn điều khiển xe mô tô đi vào đường ngược chiều và đâm vào bà Tư đang đi xe đạp theo chiều ngược lại làm bà Tư ngã, xe đạp bị hỏng. Anh T sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý nào về việc làm của mình?

  • A. Trách nhiệm hình sự
  • B. Trách nhiệm dân sự
  • C. Không phải chịu trách nhiệm
  • D. Trách nhiệm hành chính
Xem đáp án
Tìm kiếm google: Bộ câu hỏi trắc nghiệm Công dân 9 KNTT bài 9: Vi phạm pháp luật và trách , Trắc nghiệm Công dân 9 KNTT bài 9: Vi phạm pháp luật và trách, Câu hỏi trắc nghiệm bài 9: Vi phạm pháp luật và trách Công dân 9 KNTT

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net