Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 9 CTST bài 13: Một số nước ở châu Á từ năm 1945 đến năm 1991

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 9 Chân trời sáng tạo bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm bài 13: Một số nước ở châu Á từ năm 1945 đến năm 1991 Lịch sử 9 Chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình.

1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT

Câu 1: Kinh tế Nhật Bản phát triển “thần kì” vào giai đoạn nào sau đây?

  • A. 1945-1952.
  • B. 1960-1973.
  • C. 1952-1973.
  • D. 1973-1980.

Câu 2: Năm 1951, Nhật Bản kí kết với Mĩ hiệp ước gì?

  • A. “Hiệp ước phòng thủ chung Đông Nam Á”.
  • B. “Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật”.
  • C. “Hiệp ước liên minh Mĩ - Nhật”.
  • D. “Hiệp ước chạy đua vũ trang”.

Câu 3: Kết quả của cuộc nội chiến giữa Quốc dân đảng và Đảng cộng sản (1946 - 1949) ở Trung Quốc là

  • A. Cả hai đảng đều tan rã và xuất hiện đảng thứ ba.       
  • B. Sự tan rã của Đảng cộng sản.
  • C. Thắng lợi thuộc về Quốc dân Đảng.
  • D. Sự tan rã của Quốc dân Đảng.

Câu 4: Ba quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á giành được độc lập sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939 -1945) là:

  • A. Inđônêxia, Việt Nam, Campuchia.
  • B. Inđônêxia, Việt Nam, Malaixia.
  • C. Inđônêxia, Việt Nam, Lào.
  • D. Việt Nam, Lào, Philippin.

Câu 5: Đảng và Nhà nước Trung Quốc xác định trọng tâm của đường lối cải cách - mở cửa từ năm 1978 là

  • A. Lấy cải cách kinh tế làm trung tâm.
  • B. Lấy đổi mới chính trị làm trung tâm.
  • C. Đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị được tiến hành đồng thời.
  • D. Đổi mới chính trị là nền tảng, là khâu đột phá để đẩy mạnh đổi mới kinh tế.

Câu 6: Sự kiện nào đã đưa lịch sử Trung Quốc bước sang một kỉ nguyên mới?

  • A. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời (1949)
  • B. Công cuộc cải cách - mở cửa từ năm 1978.
  • C. Thiết lập quan hệ ngoại giao với Mĩ (1979).
  • D. Thu hồi chủ quyền đối với Hồng Kông (1997) và Ma Cao (1999).

2. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU

Câu 1: “Phương án Maobáttơn” do thực dân Anh đề ra chủ trương chia Ấn Độ thành 2 quốc gia Ấn Độ và Pakistan dựa trên cơ sở nào?

  • A. Lãnh thổ.
  • B. Kinh tế.
  • C. Tôn giáo.
  • D. Văn hóa.

Câu 2: Sự kiện nổi bật diễn ra ở Lào vào 2/12/1975 là gì?

  • A. Nhân dân Lào giành được chính quyền trong cả nước.
  • B. Chính phủ Lào được thành lập, ra mắt quốc dân.
  • C. Mĩ kí hiệp định Viêng-chăn lặp lại hòa bình ở Lào.
  • D. Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào được thành lập.

Câu 3: Sự khởi sắc của ASEAN trong quá trình hoạt động được đánh dấu bằng hiệp ước nào?

  • A. Tuyên bố ZOPFAN.
  • B. Hiệp ước hòa bình, thân thiện.
  • C. Hiệp ước thân thiện và hợp tác.
  • D. Tuyên bố Bali.

Câu 4: Mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN là?

  • A. Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội.
  • B. Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên.
  • C. Mở rộng quan hệ hợp tác với tất cả các nước trên thế giới.
  • D. Hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.

Câu 5: Nội dung nào không phản ánh khó khăn mà Nhật Bản gặp phải sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A. Bị quân đội Mĩ chiếm đóng theo chế độ quân quản.
  • B. Bị các nước Đồng minh xâu xé lãnh thổ.
  • C. Nạn thất nghiệp, thiếu lương thực, thực phẩm.
  • D. Bị mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá nặng nề.

3. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG

Câu 1: Ý nào dưới đây không phải đường lối đối ngoại của Trung Quốc từ năm 1978?

  • A. Ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam.
  • B. Mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên thế giới, góp sức giải quyết các vụ tranh chấp quốc tế.
  • C. Bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô, Mông Cổ, Inđônêxia. 
  • D. Thiết lập quan hệ ngoại giao với Mĩ.

Câu 2: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á tuyên bố độc lập là:

  • A. Việt Nam.
  • B. Lào.
  • C. Campuchia.
  • D. Inđônêxia.

Câu 3: Chính sách đối ngoại nổi bật của Ấn Độ từ sau khi giành độc lập là:

  • A. thực hiện chính sách hòa bình, trung lập tích cực.
  • B. tăng cường chạy đua vũ trang.
  • C. không ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc thế giới.
  • D. mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới.

Câu 4: Yếu tố nào dưới đây không phải là nguyên nhân thành lập của tổ chức ASEAN?

  • A. Hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.
  • B. Hợp tác giữa các nước để cùng nhau phát triển.
  • C. Thiết lập sự ảnh hưởng của mình đối với các nước khác.
  • D. Sự ra đời và hoạt động có hiệu quả của các tổ chức hợp tác mang tính khu vực trên thế giới.

Câu 5: Đâu không phải là thành tựu về khoa học - kĩ thuật của Trung Quốc từ sau công cuộc cải cách - mở cửa (1978)?

  • A. Phóng thành công 5 con tàu “Thần Châu” vào không gian vũ trụ.
  • B. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
  • C. Thực hiện chương trình thám hiểm không gian.
  • D. Trở thành quốc gia thứ ba (sau Nga, Mĩ) có tàu cùng với con người bay vào vũ trụ.

4. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Sự ra đời của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử Trung Quốc?

  • A. Hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ ở Trung Quốc.
  • B. Chấm dứt sự nô dịch và thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ ở Trung Quốc.
  • C. Chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc, xóa bỏ tàn dư phong kiến, mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do và lên xã hội chủ nghĩa.
  • D. Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại hàng ngàn năm ở Trung Quốc.

Câu 2: Nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự bùng nổ của cuộc nội chiến (1946-1949) ở Trung Quốc là gì?

  • A. Do tác động của cuộc chiến tranh lạnh gây ra nhiều mâu thuẫn mới.
  • B. Do sự đối lập về hệ tư tưởng và tham vọng lãnh đạo cách mạng Trung Quốc.
  • C. Do sự phát triển lực lượng của Đảng cộng sản Trung Quốc.
  • D. Do sự can thiệp của Mĩ đến nền chính trị của Trung Quốc.

Câu 3: Hạn chế của chiến lược chiến lược kinh tế hướng nội mà nhóm 5 nước sáng lập ASEAN thực hiện trong những năm 50 – 60 của thế kỷ XX là gì?

  • A. Thiếu vốn, nguyên liệu và công nghệ.
  • B. Phụ thuộc vào vốn và thị trường bên ngoài.
  • C. Tình trạng đầu tư bất hợp lý, thiếu vốn.
  • D. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các nước.

Câu 4: Mốc đánh dấu sự "trở về" Châu Á của Nhật Bản là

  • A. Học thuyết Tan-na-ca (1973).
  • B. Học thuyết Phu-cư-đa (1977).
  • C. Học thuyết Kaiphu (1991).
  • D. Học thuyết Ko-zu-mi (1998).
Xem đáp án
Tìm kiếm google:

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 9 Chân trời sáng tạo bài 13: Một số nước ở châu Á, Trắc nghiệm Lịch sử 9 Chân trời sáng tạo bài 13: Một số nước ở châu Á, Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 9 Chân trời sáng tạo bài 13: Một số nước ở châu Á

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm Lịch sử 9 CTST


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com