1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT
Câu 1: Miền Bắc thực hiện cải tạo quan hệ sản xuất khi nào?
- A. Từ 1957 – 1960.
B. Từ 1958 – 1960.
- C. Từ 1954 – 1960.
- D. Từ 1954 – 1957.
Câu 2: Công trình nào đã chấm dứt tình trạng “mười năm chín hạn” miền Bắc nước ta năm 1959?
A. Thủy lợi Bắc – Hưng – Hải.
- B. Khu gang thép Thái Nguyên.
- C. Nhà máy điện Việt trì.
- D. Nhà máy dệt 8 – 3 (1960).
Câu 3: Tuyến đường Trường Sơn được mở vào năm nào?
- A. Năm 1958.
- B. Năm 1960.
- C. Năm 1962.
D. Năm 1959.
Câu 4: Phong trào “Đồng Khởi” (1959 – 1960) nổ ra đầu tiên ở đâu?
- A. Vĩnh Thạnh (Bình Định).
- B. Bác Ái (Ninh Thuận).
- C. Trà Bồng (Quảng Ngãi).
D. Mỏ Cày (Bến Tre).
Câu 5: Mĩ áp dụng chiến thuật gì trong chiến lược chiến tranh đặc biệt ở Việt Nam?
A. Trực thăng vận.
- B. Tìm diệt.
- C. Bình định.
- D. Lập ấp chiến lược.
Câu 6: Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời khi nào?
A. 20 – 12 – 1960.
- B. 22 – 12 – 1960.
- C. 12 – 12 – 1954.
- D. 20 – 12 – 1954.
2. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU
Câu 1: Một phong trào thi đua ở miền Nam trong thời kì chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là:
- A. nắm lấy thắt lưng địch mà đánh.
- B. tìm Mĩ mà đánh, tìm ngụy mà diệt.
C. thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công.
- D. vành đai diệt Mĩ.
Câu 2: Từ năm 1954 đến năm 1956, ta đã tiến hành bao nhiêu đợt giảm tô?
A. 6
- B. 3
- C. 4
- D. 5
Câu 3: Nhiệm vụ chính của cách mạng miền Bắc trong những năm 1958 - 1960 là:
- A. hoàn thành cách mạng ruộng đất.
- B. tập trung cải tạo quan hệ sản xuất.
C. cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế xã hội.
- D. bước đầu xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội.
Câu 4: Đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc vào thời gian nào?
- A. Ngày 5 – 2 – 1965.
B. Ngày 7 – 2 – 1965.
- C. Ngày 2 – 7 – 1965.
- D. Ngày 17 – 2 – 1965.
Câu 5: Nội dung nào dưới đây phản ánh đầy đủ nhất thành tựu của cách mạng miền Bắc trong những năm 1954 – 1960?
- A. Căn bản xóa bỏ thành phần bóc lột trong đời sống kinh tế xã hội.
- B. Hoàn thành công cuộc cải cách ruộng đất ở nông thôn.
- C. Hoàn thành công cuộc khôi phục sản xuất, đấu tranh buộc Pháp thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ.
D. Hoàn thành cải cách ruộng đất, cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế - xã hội.
3. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG
Câu 12: Thủ đoạn đóng vai trò “xương sống” trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ là:
- A. tăng cường viện trợ quân sự, cố vấn quân sự, quân đội Sài Gòn.
- B. thực hiện chiến thuật mới “trực thăng vận”, “thiết xa vận”.
C. dồn dân lập “Ấp chiến lược”.
- D. lập bộ chỉ huy quân sự Mỹ ở miền Nam.
Câu 13: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960) được tổ chức trong hoàn cảnh nào?
- A. Miền Bắc đã hoàn thành công cuộc xây dựng và cải tạo xã hội chủ nghĩa, nhân dân đang phấn khởi tin tưởng bắt tay xây dựng chế độ mới.
B. Cách mạng miền Nam đang đứng trước những khó khăn lớn, chính sách "tố cộng, diệt cộng” của Mĩ - Diệm đã làm cho lực lượng cách mạng tổn thất nặng nề.
- C. Cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta đang gặp khó khăn, chưa có sự ủng hộ của các lực lượng hòa bình trên thế giới.
- D. Cách mạng hai miền Nam đang chuyển sang thế tiến công, miền Bắc đã hoàn thành cải cách ruộng đất và khôi phục kinh tế.
Câu 14: Nội dung nào không phản ánh đúng thành tựu của công cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam trong những năm 1954 - 1956?
- A. Đã chia được 81 vạn héc-ta ruộng đất cho các hộ nông dân.
- B. Hơn 2,2 triệu hộ gia đình nông dân Việt Nam được cấp ruộng đất.
- C. Thủ tiêu hoàn toàn thế lực kinh tế của giai cấp địa chủ nông thôn.
D. Góp phần hình thành tầng lớp tiểu địa chủ ở nông thôn miền Bắc.
Câu 15: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960)có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng Việt Nam?
- A. Đại hội đã đề ra con đường phát triển của cách mạng Việt Nam: từ cách mạng tư sản dân quyền tiến lên chủ nghĩa xã hội, mở ra thời kỳ mới cho lịch sử dân tộc.
B. Đại hội đã đem lại "nguồn ánh sáng” mới cho dân tộc Việt Nam hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước và quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
- C. Đại hội đã mở ra một thời kỳ mới cho lịch sử Việt Nam - thời kỳ cả nước tiến lên con đường xã hội chủ nghĩa.
- D. Đại hội đã tiếp sức, chỉ đường cho cách mạng miền Nam, để nhân dân miền Nam tiến hành cuộc “Đồng khởi” thành công.
Câu 16: Nội dung nào phản ánh ý nghĩa lịch sử của phong trào “Đồng khởi”?
A. Đánh dấu bước phát triển của cách mạng Miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang tiến công cách mạng.
- B. Là thắng lợi đánh dấu sự thất bại của chế độ thực dân kiểu mới của Mĩ ở miền Nam Việt Nam.
- C. Là thắng lợi có ý nghĩa chiến lược đầu tiên của cách mạng miền Nam, bước đầu lật đổ chính quyền tay sai.
- D. Làm lung lay toàn bộ hệ thống ngụy quyền Sài Gòn, mở đường cho sự phát triển liên tục của cách mạng miền Nam.
4. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Nhận định nào sau đây phản ánh đúng nhất về tác động của phong trào “Đồng Khởi” (1959 - 1960) đối với Mĩ và chính quyền sài Gòn ở miền Nam Việt Nam?
A. Giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
- B. Phá vỡ một nửa hệ thống chính quyền địch ở các cấp thôn xã trên toàn miền Nam.
- C. Làm phá sản kế hoạch bình định miền Nam của chính quyền Mĩ - Diệm.
- D. Làm thất bại chiến lược thực dân mới của Mĩ và sụp đổ chính quyền Ngô Đình Diệm.
Câu 2: Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” nằm trong hình thức nào của chiến lược toàn cầu mà Mĩ đề ra?
- A. “Cam kết và mở rộng”.
- B. “Bên miệng hố chiến tranh”.
- C. “Ngăn đe thực tế”.
D. “Phản ứng linh hoạt”
Câu 3: Điểm giống nhau cơ bản nhất trong kết quả của phong trào “Đồng khởi” (1959 - 1960) và phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh (1930 - 1931) là đều
- A. Hình thành liên minh công - nông.
- B. Dẫn đến sự ra đời của mặt trận dân tộc thống nhất
- C. Chia ruộng đất cho dân cày nghèo.
D. Giải tán chính quyền địch ở một số địa phương.
Câu 4: Nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc ngay sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương được kí kết là:
- A. đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Ngô Đình Diệm.
- B. xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội.
- C. hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
D. hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế.