1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT
Câu 1: Trật tự thế giới những năm cuối thế kỉ XX theo xu hướng:
- A. Đa phương.
B. Đơn cực.
- C. Đa cực.
- D. Song phương.
Câu 2: Trật tự thế giới mới được hình thành ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai được gọi là:
- A. trật tự Véc-xai Oa-sinh-tơn.
- B. trật tự thế giới đơn cực.
C. trật tự hai cực Ianta.
- D. trật tự thế giới đa cực.
Câu 3: Trật tự hai cực Ianta sụp đổ vào thời gian nào ?
- A. Năm 1989.
- B. Năm 1990.
- C. Năm 1988.
D. Năm 1991.
Câu 4: Bước sang thế kỉ XXI, xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế là:
- A. Tăng cường liên kết khu vực để tăng cường tiềm lực kinh tế, quân sự.
B. Hòa bình, hợp tác và phát triển.
- C. Cạnh tranh khốc liệt để tồn tại.
- D. Cùng tồn tại trong hòa bình, các bên cùng có lợi
Câu 5: Tổ chức nào đã tấn công vào tòa tháp đôi của Trung tâm Thương mại thế giới và trụ sở của Bộ Quốc phòng Mỹ (9-2001)?
- A. Quân đội Liên Xô.
B. Khủng bố An Kê – đa.
- C. Chính quyền I – rắc.
- D. Quân đội Pháp.
Câu 6: Các nước châu Á nào bắt đầu tham gia vào quá trình cạnh tranh quyền lực từ thập niên thứ hai thế kỉ XXI?
- A. Việt Nam, Ấn Độ.
- B. Lào, Nhật Bản.
C. Nhật Bản, Ấn Độ.
- D. Sin – ga – po, Lào.
2. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU
Câu 1: Ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới trong thế kỉ XX là
- A. Liên Xô, Mĩ và Nhật Bản.
- B. Mĩ, Liên Xô và Anh.
- C. Mĩ, Nhật Bản và Trung Quốc.
D. Mĩ, Nhật Bản và Tây Âu.
Câu 2: Biển hiện nào dưới đây không phản ánh đúng xu thế phát triển của thế giới sau chiến tranh lạnh?
- A. Hòa bình, hợp tác và phát triển là xu thế chủ đạo của thế giới.
- B. Các quốc gia đều lấy phát triển kinh tế làm trung tâm.
C. Trật tự thế giới đơn cực được xác lập trong quan hệ quốc tế.
- D. Sự vươn lên cạnh tranh của các trung tâm kinh tế trong trật tự thế giới mới.
Câu 3: Một đặc điểm lớn của tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh là sự điều chỉnh quan hệ giữa các nước lớn theo chiều hướng:
- A. Lấy phát triển quân sự làm trọng điểm.
B. Đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp.
- C. Hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển.
- D. Phát triển kinh tế làm trọng điểm.
Câu 4: Thách thức lớn nhất của thế giới trong thập kỉ đầu tiên của thế kỉ XXI là gì?
- A. Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng.
- B. Nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.
C. Chủ nghĩa khủng bố hoành hành.
- D. Chiến tranh, xung đột ở nhiều khu vực trên thế giới.
Câu 5: Tham vọng thiết lập trật tự thế giới đơn cực của Mĩ trong thời kì hậu “Chiến tranh lạnh” dựa trên điều kiện khách quan thuận lợi nào?
A. Liên Xô sụp đổ, Mĩ không còn đối thủ lớn.
- B. Mĩ vẫn là nước đứng đầu thế giới về kinh tế, quân sự, khoa học - kĩ thuật.
- C. Tình hình thế giới thuận lợi, các nước đồng minh Anh, Pháp ủng hộ Mĩ thiết lập trật tự đơn cực.
- D. Hầu hết các nước trong thế giới thứ ba đều ủng hộ Mĩ.
3. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG
Câu 1: Một trong những xu thế trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh mà Đảng cộng sản Việt Nam đã vận dụng để giải quyết vấn đề Biển Đông là:
A. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
- B. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp kinh tế.
- C. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp liên minh chính trị với các nước.
- D. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp chính trị kết hợp với quân sự.
Câu 2: Vì sao các cường quốc điều chỉnh quan hệ theo xu hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp?
A. Muốn có điều kiện thuận lợi để vươn lên xác lập vị thế quốc tế.
- B. Các tổ chức chính trị tăng cường can thiệp vào quan hệ quốc tế.
- C. Tác động tích cực của các tập đoàn tư bản đối với nền chính trị.
- D. Hoạt động hiệu quả của các tổ chức liên kết thương mại quốc tế.
Câu 3: Trật tự thế giới hai cực Ianta hình thành với đặc trưng nổi bật là thế giới bị chia thành hai phe do hai siêu cường nào đứng đầu?
- A. Mĩ và Trung Quốc.
- B. Anh và Liên Xô.
C. Mĩ và Liên Xô.
- D. Pháp, Trung Quốc.
Câu 4: Một trong những yếu tố tác động đến sự hình thành một trật tự thế giới mới sau chiến tranh lạnh là:
- A. Tư bản tài chính xuất hiện và chi phối thế giới.
- B. Các trung tâm kinh tế- tài chính Tây Âu và Nhật Bản ra đời.
C. Sự phát triển của các cường quốc và Liên minh châu Âu (EU).
- D. Sự xuất hiện và ngày càng mở rộng của các tổ chức độc quyền.
4. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Nhận xét nào dưới đây đúng với xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh?
A. Trật tự thế giới mới được hình thành theo xu hướng “đa cực”.
- B. Trật tự “hai cực Ianta” tiếp tục được duy trì.
- C. Thế giới phát triển theo xu thế một cực và nhiều trung tâm.
- D. Mĩ vươn lên trở thành “một cực” duy nhất.
Câu 2: Từ thập niên thứ hai của thế kỉ XXI, đất nước nào đã thực hiện chiến lược “Vành đai, con đường” tạo hệ thống kinh tế mới?
- A. Liên Bang Nga.
- B. Mỹ.
C. Trung Quốc.
- D. Nhật Bản.
Câu 3: Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô tan rã vào năm
- A. 1989.
- B. 1990.
C. 1991.
- D. 1992.
Câu 4: Xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh tạo ra:
- A. Trật tự thế giới “đa cực”, với sự vươn lên của nhiều cường quốc.
B. Thời cơ và thách thức với mỗi quốc gia, dân tộc.
- C. Điều kiện để các nước tập trung phát triển kinh tế, xây dựng sức mạnh quốc gia tổng hợp.
- D. Xung đột quân sự, khủng bố li khai ở nhiều khu vực trên thế giới.
Câu 5: Biển hiện nào dưới đây không phản ánh đúng xu thế phát triển của thế giới sau chiến tranh lạnh?
- A. Hòa bình, hợp tác và phát triển là xu thế chủ đạo của thế giới.
- B. Các quốc gia đều lấy phát triển kinh tế làm trung tâm.
C. Trật tự thế giới đơn cực được xác lập trong quan hệ quốc tế.
- D. Sự vươn lên cạnh tranh của các trung tâm kinh tế trong trật tự thế giới mới.