Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 9 CTST bài 22: Châu Á từ năm 1991 đến nay

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 9 Chân trời sáng tạo bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm bài 22: Châu Á từ năm 1991 đến nay Lịch sử 9 Chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình.

1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT

Câu 1: Quốc gia nào ở Đông Bắc Á trở thành quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới (2010)?

  • A. Hàn Quốc.
  • B. Nhật Bản.
  • C. Trung Quốc.
  • D. Triều Tiên.

Câu 2: Nền kinh tế Nhật Bản suy thoái vào thời gian nào?

  • A. Đầu thế kỉ XX.
  • B. Giữ thế kỉ XX.
  • C. Cuối thế kỉ XX.
  • D. Giữa thế kỉ XXI.

Câu 3: Năm 2020, tình hình nền kinh tế Hàn Quốc như thế nào?

  • A. Tăng trưởng âm.
  • B. Tăng trưởng ổn định.
  • C. Tăng trưởng nhanh chóng.
  • D. Tăng trưởng ở mức thấp.

Câu 4: Khó khăn trong tình hình xã hội Trung Quốc hiện nay là gì?

  • A. Thách thức từ việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường.
  • B. Phân hóa giàu nghèo sâu sắc.
  • C. Sự gia tăng của các vụ án tham nhũng.
  • D. Tăng cao tỷ lệ thất nghiệp.

Câu 5: Tháng 7 – 1997, quốc gia nào gia nhập ASEAN?

  • A. Lào và Mi – an – ma.
  • B. Cam – pu – chia và Việt Nam.
  • C. Trung Quốc và Hàn Quốc.
  • D. Ấn Độ và Nhật Bản.

Câu 6: Cộng đồng ASEAN được thành lập vào thời điểm nào?

  • A. Năm 2015.
  • B. Năm 2009.
  • C. Năm 2019.
  • D. Năm 2016.

2. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU

Câu 1: Hiện nay, ASEAN có bao nhiêu thành viên?

  • A. 9 quốc gia.
  • B. 10 quốc gia.
  • C. 11 quốc gia.
  • D. 12 quốc gia.

Câu 2: Năm 1995, quốc gia nào tham gia ASEAN?

  • A. Lào.
  • B. Bru – nây.
  • C. Cam – pu – chia.
  • D. Việt Nam.

Câu 3: Thành tựu quan trọng nhất của tổ chức ASEAN trong thập niên 90 của thế kỉ XX là gì?

  • A. Phát triển và mở rộng thành viên.       
  • B. Thành lập cộng đồng ASEAN.
  • C. Ký hiệp ước thân thiện và hợp tác.       
  • D. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.

Câu 4: Việt Nam gia nhập ASEAN (1995) có ý nghĩa như thế nào?

  • A. Mở ra triển vọng cho sự liên kết toàn khu vực Đông Nam Á.
  • B. Chứng tỏ sự đối đầu về quân sự giữa hai khối nước ở Đông Nam Á có thể hòa giải.
  • C. Chứng tỏ sự hợp tác giữa các nước thành viên ASEAN ngày càng có hiệu quả.
  • D. Chứng tỏ ASEAN đã trở thành một liên minh kinh tế - chính trị.

3. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG

Câu 1: Ý nào không phải là nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN?

  • A. Tôn trọng độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ.
  • B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
  • C. Giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình.
  • D. Chung sống hòa bình với sự nhất trí của 5 nước sáng lập ASEAN.

Câu 2: Hiện nay, quốc gia nào trong khu vực Đông Nam Á vẫn chưa gia nhập ASEAN?

  • A. Đông-ti-mo.
  • B. Bru-nây.
  • C. Mi-an-ma.
  • D. Cam-pu-chia.

Câu 3: Ở khu vực Đông Bắc Á hiện nay, những nước có nền kinh tế đứng thứ 2 và thứ 3 thế giới lần lượt là:

  • A. Nhật Bản và Trung Quốc.
  • B. Trung Quốc và Hàn Quốc.
  • C. Trung Quốc và Nhật Bản.
  • D. Nhật Bản và Hàn Quốc.

Câu 4: Nguyên tắc hoạt động nào sau đây của tổ chức ASEAN khác với nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc?

  • A. Tôn trọng độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của các nước.
  • B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước.
  • C. Không sử dụng hoặc đe dọa bằng vũ lực đối với nhau.
  • D. Giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình.

Câu 5: Sự kiện Việt Nam gia nhập ASEAN (7-1995) phản ánh điều gì trong quan hệ giữa các nước ở khu vực Đông Nam Á?

  • A. Mở ra triển vọng liên kết ở khu vực Đông Nam Á.
  • B. Chứng tỏ sự khác biệt về ý thức có thể hòa giải sự đối lập giữa các nước.
  • C. ASEAN đã trở thành liên minh kinh tế- chính trị.
  • D. Chứng tỏ sự hợp tác giữa các nước ASEAN ngày càng hiệu quả.

4. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Chính sách đối ngoại của Nhật Bản thể hiện qua học thuyết Miyadaoa và Hasimôtô được thực hiện trong giai đoạn nào?

  • A. 1973 - 1991.
  • B. 1952 – 1973.
  • C. 1945 – 1952.
  • D.1991 - 2000.

Câu 2: Cơ hội chủ yếu của Việt Nam từ khi gia nhập ASEAN đến nay là gì?

  • A. Hợp tác phát triển kinh tế, văn hóa và giải quyết các vấn đề nóng của khu vực.
  • B. Tăng cường khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới.
  • C. Giúp giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc.
  • D. Góp phần bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ.

Câu 3: Điểm chung của Mĩ, Nhật Bản và Tây Âu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 là:

  • A. cùng giúp đỡ nhau phát triển.
  • B. trung tâm kinh tế - tài chính lớn thế giới.
  • C. cùng thực hiện chiến lược toàn cầu.
  • D. tiến hành chiến tranh xâm lược bên ngoài.

Câu 4: Các quốc gia và vùng lãnh thổ nào ở khu vực Đông Bắc Á được mệnh danh là “con rồng” kinh tế châu Á?

  • A. Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Công.
  • B. Nhật Bản, Hồng Công, Đài Loan.
  • C. Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Công.
  • D. Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan.

Câu 5: Việt Nam gia nhập ASEAN (1995) có ý nghĩa như thế nào?

  • A. Mở ra triển vọng cho sự liên kết toàn khu vực Đông Nam Á.
  • B. Chứng tỏ sự đối đầu về quân sự giữa hai khối nước ở Đông Nam Á có thể hòa giải.
  • C. Chứng tỏ sự hợp tác giữa các nước thành viên ASEAN ngày càng có hiệu quả.
  • D. Chứng tỏ ASEAN đã trở thành một liên minh kinh tế - chính trị.
Xem đáp án
Tìm kiếm google:

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 9 Chân trời sáng tạo bài 22: Châu Á từ năm 1991 đến, Trắc nghiệm Lịch sử 9 Chân trời sáng tạo bài 22: Châu Á từ năm 1991 đến, Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 9 Chân trời sáng tạo bài 22: Châu Á từ năm 1991 đến

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm Lịch sử 9 CTST


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com