Bài tập 1. Đọc lại văn bản Trái Đất - cái nôi của sự sống trong SGK (tr. 78 - 80) và trả lời các câu hỏi:
1. So với nhiều văn bản em đã học trước đó, văn bản Trái Đất - cái nôi của sự sống có một số điểm khác biệt về yếu tố cấu tạo và cách triển khai. Hãy nêu những điểm khác biệt mà em nhận biết được ở văn bản này.
2. Nếu thiếu phần 2 (“Vị thần hộ mệnh” của sự sống trên Trái Đất), mạch thông tin chính của văn bản sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
3. Ông cha ta từng có câu “Người ta là hoa đất. Phân Con người trên Trái Đất trong văn bản giúp em hiểu thêm gì về điều được đúc kết đó?
4. Nỗi lo âu về tình trạng Trái Đất hiện nay đã được thể hiện như thế nào ở phần cuối của văn bản?
5.Nêu nhận xét của em về tính trọn vẹn của văn bản Trái Đất - cái nôi của sự sống xét trên cả hai phương diện nội dung và hình thức.
Trả lời:
1. So với nhiều văn bản được học trước đó, văn bản Trái Đất - cái nôi của sự sống có một số điểm khác biệt về yếu tố cấu tạo và cách triển khai. Những điểm khác biệt có thể nêu lên:
- Văn bản có phần sa-pô được in đậm - một phần thường gặp trong loại văn bản thông tin được đăng tải trên báo chí.
- Văn bản gồm nhiều phần và mỗi phần có một tiêu đề, báo hiệu thông tin chính sẽ được đề cập ở từng phần.
- Văn bản triển khai dựa vào ý tưởng chính được báo hiệu ở nhan để và các phần nối kết với nhau bằng quan hệ nhân quả.
- Văn bản có tranh minh hoạ mang tính thông tin, giúp người đọc hiểu rõ hơn một số nội dung được các phần, đoạn văn nêu lên. Nói chung, những điểm khác biệt nêu trên đã góp phần xác nhận tính đặc thù của văn bản thông tin trong tương quan với văn bản văn học và văn bản nghị luận.
2. Văn bản dành riêng phần 2 (“Vị thần hộ mệnh” của sự sống trên Trái Đất) để nói về sự hiện diện của nước trên Trái Đất. Đây là phần có ý nghĩa quan trọng trong việc làm nổi bật mạch thông tin chính của văn bản, vừa làm sáng tỏ nhan đề văn bản (nếu muốn khẳng định Trái Đất là cái nôi của sự sống thì không thể bỏ qua việc chứng minh Trái Đất có tài nguyên nước dồi dào), vừa xác định hướng triển khai các phần kế tiếp (nói về tính đa dạng của sự sống nhờ có nước và nói về con người với tư cách là “đỉnh cao kì diệu của sự sống”). Như vậy, nếu thiếu phần 2, mối liên kết chặt chẽ giữa các phần và các yếu tố cấu tạo của văn bản sẽ bị phá vỡ.
3. Ông cha ta từng có câu: Người ta là hoa đất. Trong văn bản, phần Con người trên Trái Đất đã cung cấp một bằng chứng thuyết phục để xác nhận tính đúng đắn của điều được đúc kết đó. Quả thật, con người chính là tinh hoa của sự sống, là thành quả tốt đẹp của quá trình sự sống tiến hoá dài lâu. Con người đã tô điểm cho Trái Đất thêm đẹp, là vốn quý nhất mà hành tinh này sở hữu được.
4. Phần cuối của văn bản chứa đựng nỗi lo âu về tình trạng Trái Đất hiện nay. Trước hết, người viết nói tới một số thảm hoạ do “hành động vô ý thức hay bất chấp tất cả của con người” gây ra cho hành tinh này. Tiếp theo, câu hỏi “Trái Đất có thể chịu đựng đến bao giờ?" xoáy sâu vào tình trạng Trái Đất hầu như đã huy động hết khả năng chịu đựng của mình trước những gì đã và đang diễn ra. Rõ ràng, “sức khoẻ” của Trái Đất hiện đang “có vấn đề”. Điều đó cũng có nghĩa là “ngôi nhà chung” mà chúng ta cư ngụ đang đứng trước những thách thức to lớn, đòi hỏi mọi người phải thể hiện tinh thần trách nhiệm, không được khoanh tay đứng nhìn.
5. Trái Đất - cái nôi của sự sống là một văn bản thông tin hoàn chỉnh, xét trên cả hai phương diện nội dung và hình thức. Về nội dung, văn bản tập trung đưa tới những thông tin nhằm thuyết phục người đọc rằng Trái Đất hội đủ điều kiện để sự sống nảy sinh, phát triển và sự thực, sự sống đã nảy nở hết sức đa dạng. Bên cạnh đó, văn bản cũng nhằm tới mục tiêu tác động vào độc giả, nâng cao ý thức của mỗi người trước trách nhiệm bảo vệ “ngôi nhà chung”.Về hình thức, văn bản có sự liên kết chặt chẽ giữa các phần, các đoạn và tất cả đều hướng đến làm sáng tỏ chủ để được chính nhan đề Trái Đất - cái nôi của sự sống xác định.
Bài tập 2. Đọc lại văn bản Các loài chung sống với nhau như thế nào? trong SGK (tr. 82 - 85) và trả lời cóc câu hỏi sau:
1. Cho biết ấn tượng của em về cách đặt nhan đề văn bản bằng một câu hỏi.
2. Em hiểu như thế nào về nội dung của cụm từ vòng đời bất tận trong câu nói của vua sư tử Mu-pha-sa được tác giả trích dẫn?
3. Nêu các đặc điểm của một quần xã sinh vật dựa vào những thông tin mà văn bản đã cung cấp.
4. Bức tranh minh hoạ thứ hai trong văn bản cho ta biết về sự tồn tại của quần xã ruộng lúa. Hãy chia sẻ điều em biết được về quần xã này dựa theo những gì bức tranh đã miêu tả.
5. Văn bản giúp em có thêm hiểu biết gì về sự “chung sống với nhau” của muôn loài trên Trái Đất?
Trả lời:
1. Văn bản có nhan để là một câu hỏi. Câu hỏi này ngay lập tức giúp người đọc biết được văn bản sẽ xoáy vào trả lời vấn đề gì. Đối với chính tác giả, nó có tác dụng định hướng, đòi hỏi người viết phải trình bày một cách tập trung về điều mà độc giả chờ đợi. Nhìn chung, cách đặt nhan để như vậy đã thể hiện được một nét đặc thù của văn bản thông tin: gây chú ý cao độ, đưa thông tin đến người đọc theo cách nhanh nhất, trực tiếp và có hiệu quả nhất,...
2. Trong câu nói của vua sư tử Mu-pha-sa được tác giả trích dẫn, cụm từ vòng đời bất tận thể hiện rõ một nhận thức sâu sắc: giữa các loài luôn tồn tại quan hệ gắn bó, ràng buộc và chính điều đó đã tạo nên một trật tự ổn định, khiến cho sự sống được tiếp diễn muôn đời, không ngừng nghỉ.
3. Theo các thông tin được nêu lên trong văn bản, một quần xã sinh vật có các đặc điểm chính: đó là thế giới có trật tự riêng, gồm nhiều loài cùng sinh sống trong một khu vực xác định vào một thời gian nhất định. Trong quần xã luôn tồn tại sự phân biệt ổn định, rõ ràng giữa các loài: loài ưu thế, loài thứ yếu, loài ngẫu nhiên, loài chủ chốt, loài đặc trưng,...
4. Bức tranh minh hoạ thứ hai trong văn bản cho ta biết về sự tổn tại của quần xã ruộng lúa. Theo những gì được bức tranh miêu tả, có thể nói một số điều về quần xã này như:
- Lúa là loài chiếm ưu thế trong quần xã.
- Trong ruộng lúa có các loài tôm cá sinh sống, và đây là nguồn thức ăn cho các loài chim quen thuộc như cò, vạc,...
- Trâu là loài gia súc đặc trưng tồn tại trong quần xã, được con người nuôi để phục vụ cho việc canh tác lúa nước.
5. Văn bản đã giúp ta có được những hiểu biết về sự “chung sống với nhau” của muôn loài trên Trái Đất như:
- Các loài động vật và thực vật thường tồn tại và phát triển thành từng quần xã, trong những biome khác nhau.
- Loài nào cũng được tự nhiên tạo cho cơ hội sống; loài này khai thác thức ăn hay tiếp nhận những kích thích sinh trưởng từ loài kia, tuân theo một trật tự ổn định.
- Giữa các loài luôn tổn tại mối quan hệ hỗ trợ và đối kháng và hai mối quan hệ chính này thường phát triển cân bằng để loài nào cũng có được “chỗ đứng dưới mặt trời”.
- Con người trước hết cũng chỉ là một loài sinh vật. Con người cần học được cách tác động thông minh vào điều kiện sống trên Trái Đất để muôn loài cùng nhau tổn tại.
Bài tập 3. Đọc lợi văn bón Sinh vật trên Trái Đất được hình thành như thế nào? trong SGK (tr. 96 - 97) và chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi:
1. Nhà nghiên cứu Min-lơ tổng hợp những loại khí nguyên thuỷ trong phòng thí nghiệm nhằm mục đích gì?
A. Đề điều chế a-xít a-min - thành phần của chất đạm trong cơ thể
B. Để nghiên cứu thực trạng khí quyển Trái Đất cách đây 4,6 tỉ năm
C. Để chứng minh khí nguyên thuỷ có thể làm nảy mầm sự sống
D. Để tạo ra những loại phân tử hữu cơ trong tế bào
2.. Sinh vật không thể tồn tại bên cạnh những suối nước nóng bỏng chìm sâu hàng nghìn mét dưới đáy biển.
A. Đúng
B. Sai
3. Từ nào mượn từ tiếng Hán?
A. Trải Đất
B. Thiên thạch
C. Sao chổi
D. Mặt Trời
4.Từ nào không thuộc nhóm từ nói về các loài sinh vật?
A. Động vật
B. Thực vật
C. Sự sống
D. Côn trùng
Trả lời:
1. C
2. B
3. B
4. C
Bài tập 4. Đọc đoạn trích sAu và trả lời các câu hỏi:
Nước là một nhà du hành vĩ đại không ngừng thay đổi hình dạng. Nó rời khỏi biển ở thể lỏng rồi lại xuất hiện trong không khí ở thể khí, sau đó rơi xuống dưới dạng băng trên các ngọn núi. Tại đó, cuộc du hành của nước tiếp tục, nó trở lại thể lỏng, chảy trong các đòng sông lớn nhỏ, rồi lại đổ ra biển, điểm xuất phát ban đầu. Trong suốt vòng tuần hoàn này, nước đều có ích cho các sinh thể. Nước là thành phần cơ bản tạo nên các loài thực vật và động vật, trong đó có con người chúng ta, và chúng ta không thể sống thiếu nước. Chúng ta sử dụng nước từng giây từng phút, để uống, tưới tiêu, sản xuất điện,... Nước thật quý giá!
(Nhiều tác giả, Bách khoa thư thế hệ mới, NXB Dân trí, Hà Nội, 2017, tr. 28)
1. Vấn đề chính được nói đến trong đoạn trích là gì?
2. Tại sao nước lại được ví với “một nhà du hành vĩ đại”?
3. Em hiểu thế nào về nội dung của câu “Nước là thành phần cơ bản tạo nên các loài thực vật và động vật, trong đó có con người chúng ta.”?
4. Trong vòng tuần hoàn của mình, nước đã từng tồn tại ở những dạng/ thể nào? Hãy nêu suy luận của em về tầm quan trọng của băng tồn tại trên các đỉnh núi cao và ở hai đầu địa cực (Bắc Cực và Nam Cực).
5.Nước có tầm quan trọng như thế nào đối với sự sống?
6. “Nước thật quý giá!" - câu kết của đoạn trích có thể gợi lên trong em những suy nghĩ gì?
7. Câu nào có thể được xem là câu chủ đề của đoạn trích?
8. Nêu nhận xét về cách triển khai vấn đề của đoạn trích (chú ý sự phát triển tiếp nối giữa 3 câu đầu và 4 câu sau).
Trả lời:
1. Vấn đề chính được nói tới trong đoạn trích là hành trình của nước trên Trái Đất và vai trò của nước đối với sự sống nói chung, con người nói riêng.
2. Nước được ví với “một nhà du hành vĩ đại” vì nó có một hành trình không ngừng nghỉ, luôn chuyển hoá từ dạng/ thể này sang dạng/ thể khác.
3. Câu “Nước là thành phần cơ bản tạo nên các loài thực vật, động vật, trong đó có con người chúng ta.” muốn nói đến tỉ trọng lớn của nước trong cơ thể mọi sinh vật.
4. Trong vòng tuần hoàn của mình, nước đã từng tổn tại dưới các dạng/ thể: lỏng, khí, băng. Như vậy, khối lượng băng tổn tại trên các đỉnh núi cao và ở hai đầu địa cực có thể được xem là một nguồn tài nguyên nước vô cùng quan trọng.
5. Tầm quan trọng của nước đối với sự sống: tạo dung môi thích hợp cho sự tồn tại và sinh trưởng của muôn loài; là thành phần cấu tạo không thể thiếu của mọi cơ thể sinh vật.
6. Câu kết của đoạn trích (Nước thật quý giá!) ngầm chứa lời kêu gọi bảo vệ tài nguyên nước, không sử dụng lãng phí nước, giữ sạch nguồn nước,...
7. Câu có thể được xem là câu chủ đề của đoạn trích: Nước là một nhà du hành vĩ đại không ngừng thay đổi hình dạng.
8. Cách triển khai vấn đề của đoạn trích: thoạt đầu, đoạn trích nói về vòng tuần hoàn của nước, tiếp đó, chuyển sang ý nói về ích lợi của nước đối với đời sống của muôn loài, trong đó có con người. Với cách triển khai này, đoạn trích vừa làm sáng tỏ được ý nghĩa của hình tượng “nhà du hành/ vừa nêu bật được vai trò “vĩ đại” của nước - tức là những điều được song song gợi lên ngay trong câu chủ đề.
Bài tập 5. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Nước, một thành phần thiết yếu của những phản ứng hoá học, là dung môi có khả năng hoà tan những phán tử, dẫn đến sự nảy nở của sự sống. Dưới ánh sáng Mặt Trời, khí các-bô-níc kết hợp với nước để biến thành glu-cô (đường) và ô-xi. Khí ô-xi bốc lên khí quyển và duy trì sự sống trên Trái Đất. Sự hô hấp của sinh vật dùng ô-xi để “đốt” glu-cô và sản xuất ra hơi nước và khí các-bô-níc cần thiết cho thực vật. Sự cộng sinh giữa giới động vật và thực vật trên Trái Đất đã được thực hiện nhờ tác động hữu ích của Mặt Trời.
(Nguyễn Quang Riệu, Sinh vật trên Trái Đất được hình thành như thế nào?, Ngữ văn 6, tập hai, Sđd, tr. 96 - 97)
1. Theo em, từ nào có thể được xem là từ khoá của đoạn trích?
2. Đoạn trích đã cho biết hai điều kiện cơ bản nhất dẫn đến “sự nảy nở của sự sống” trên Trái Đất. Hai điều kiện đó là gì?
3. Dựa vào các cụm từ: dẫn đến sự nảy nở của sự sống (câu 1), duy trì sự sống trên Trái Đất (câu 3), cần thiết cho thực vật (câu 4), hãy nêu định hướng tổ chức nội dung phần viết này của tác giả.
4. Căn cứ vào nội dung đoạn trích, hãy suy đoán: Trước khi nêu giả thuyết về sự tồn tại của sinh vật ở một nơi nào đó ngoài hành tinh của chúng ta, các nhà khoa học phải chứng minh được điều gì?
5. Hãy nêu một ví dụ về sự cộng sinh giữa động vật và thực vật được thực hiện nhờ tác động của Mặt Trời mà em quan sát hoặc biết được qua việc tự tìm hiểu các tài liệu khoa học (Lưu ý: xem lại chú thích về từ cộng sinh trong SGK, tr. 97).
6. Trong các từ mượn được tác giả sử dụng trong đoạn trích, từ nào không mượn từ tiếng Hán?
7. Tìm trong đoạn trích những từ thể hiện hoạt động cụ thể của các đối tượng có ảnh hưởng đến quá trình nảy sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất (Lưu ý: ghi tên đối tượng trước, ghi từ chỉ hoạt động sau).
Trả lời:
1. Nước là từ có thể được xem như từ khoá trong đoạn trích.
2. Theo tác giả đoạn trích, hai điều kiện cơ bản nhất dẫn đến “sự nảy nở của sự sống” trên Trái Đất là nước và mặt trời.
3. Các cụm từ: dẫn đến sự nảy nở của sự sống (câu 1), duy trì sự sống trên Trái Đất (câu 3), cần thiết cho thực vật (câu 4) cho thấy rõ định hướng tổ chức nội dung đoạn văn được trích của tác giả. Đó là, tất cả phải hướng vào việc trả lời câu hỏi then chốt: Các sinh vật trên Trái Đất đã nảy sinh và phát triển dựa trên những điều kiện nào?
4. Căn cứ vào nội dung đoạn trích, có thể suy đoán: khi muốn nêu giả thuyết về sự tồn tại của sinh vật ở một nơi nào đó ngoài hành tinh của chúng ta, trước hết, các nhà khoa học phải chứng minh được rằng ở đó có nước (nước trong một dạng/ thể nhất định nào đó).
5. Một ví dụ thường được nêu trong các tài liệu khoa học thường thức: nấm và loại vi khuẩn có khả năng quang hợp cộng sinh với nhau tạo thành địa y; trong đó, nấm hấp thụ nước và chất khoáng giúp vi khuẩn tồn tại, ngược lại, loại vi khuẩn biết quang hợp lại tạo được chất hữu cơ giúp nấm tổn tại (nhờ khả năng thu nhận và chuyển hoá năng lượng Mặt Trời).
6. Đoạn trích có nhiều từ mượn, có gốc ở tiếng Hán hoặc các ngôn ngữ châu Âu. Trong số đó, những từ không mượn từ tiếng Hán là: các-bô-níc, glu-cô, ô-xi. Các từ này đều giống nhau ở điểm: các âm tiết tạo nên từ được viết tách ra và giữa chúng có gạch nối.
7. Những từ thể hiện hoạt động cụ thể của các đối tượng có ảnh hưởng đến quá trình nảy sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất: hoà tan (nước hoà tan... ), kết hợp (khí các-bô-níc kết hợp với...), bốc (khí ô-xi bốc lên...), “đốt”, sản xuất (sinh vật dùng ô-xi để “đốt” glu-cô và sản xuất ra...)
Bài tập 6. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Chúng ta hãy bắt đầu từ một cành bất kì của cây sự sống này. Đi từ cành này đến cành khác, từ nhánh này đến nhánh kia, bạn sẽ luôn thấy một con đường dẫn tới thân cây chính. Cách đây khoảng 500 triệu năm, tổ tiên của tôi là một con cá. Trở lại thời gian 1 tỉ rưỡi năm: tổ tiên của tôi là một vi khuẩn. Trên thực tế, tất cả chúng ta đều là hậu duệ của cùng một và chỉ một sinh vật, một tế bào nguyên thuỷ cách đây khoảng 3,8 tỉ năm. Sự sỗng đã nảy nở trong một quá khứ rất xa xôi từ một và chỉ một sự kiện. Từ một tổ tiên chung, ở gốc của cây sự sống, nó đã đa dạng hoá theo thời gian bằng các phân nhánh liên tiếp với sự xuất hiện của những loài mới. Thân cây sự sống đã lớn lên theo chiêu dọc, nhưng các cành, nhánh cũng ra đời để tạo cho nó một sự phát triển theo bề ngang. Nếu một số loài phát triển và sinh sôi nảy nở, thì nhiều loài khác, như chim cu lười hoặc khủng long, đã không còn sống sót. Hơn 99% số loài xuất hiện trên Trái Đất đã tuyệt chủng. Chúng là các cành thấp của cây sự sống, và đã bị cắt cụt.
(Trịnh Xuân Thuận, Từ điển yêu thích bầu trời và các vì sao, NXB Tri thức, Hà Nội, 2015, tr. 600)
1. Trong đoạn trích, cụm từ nào được dùng lặp lại nhiều lần và có vị trí nổi bật nhất? Vì sao nó lại được dùng như vậy?
2. Tác giả muốn nói điều gì trong câu “Đi từ cành này đến cành khác, từ nhánh này đến nhánh kia, bạn sẽ luôn thấy một con đường dẫn tới thân cây chính.”?
3. Từng con số 3,8 tỉ năm, 1 tỉ rưỡi năm, 500 triệu năm cho biết điều gì về sự phát triển của sự sống trên Trái Đất?
4. Phân tích điều tác giả muốn nhấn mạnh khi dùng các từ tổ tiên, hậu duệ trong các câu 3, 4, 5 của đoạn trích.
5. Tác giả đã giải thích như thế nào về việc hơn 99% số loài xuất hiện trên Trái Đất đã tuyệt chủng?
6. Hãy đánh giá sức hấp dẫn trong cách trình bày các thông tin khoa học của tác giả được thể hiện qua đoạn trích.
7. Chỉ ra mối quan hệ giữa câu thứ 2 với toàn bộ các câu 3, 4, 5, 6 trong đoạn trích.
8. Theo cảm nhận của em, những từ nào có “tuổi đời” trẻ hơn cả trong số các từ mượn được sử dụng trong đoạn trích? Vì sao em có cảm nhận như vậy?
Trả lời:
1. Cây sự sống là cụm từ được lặp lại nhiều lần và có vị trí nổi bật nhất trong đoạn trích. Khi nhắc tới nó thường xuyên, tác giả muốn dựng lên một hình ảnh cụ thể, giúp người đọc dễ dàng hình dung về quá trình hình thành và phát triển của sự sống cũng như mỗi quan hệ giữa tất cả các đối tượng làm nên sự sống đó.
2. Với câu “Đi từcành này đến cành khác, từ nhánh này đến nhánh kia, bạn sẽ luôn thấy một con đường dẫn tới thân cây chính”, tác giả muốn nhấn mạnh rằng các loài trên Trái Đất dù xa cách và khác nhau bao nhiêu thì cũng đều có chung một nguồn gốc.
3. Các con số 3,8 tỉ năm, 1 tỉ rưỡi năm, 500 triệu năm cho biết các mốc phát triển của sự sống, đi từ một tế bào nguyên thuỷ, tới một vi khuẩn rồi sau đó mới tới “một con cá, trước khi có sự nảy nở phong phú của muôn loài như hiện nay.
4. Khi dùng các từ tổ tiên, hậu duệ trong các câu 3, 4, 5, tác giả muốn khẳng định một lần nữa nguồn gốc chung của muôn loài - điều đã được đề cập trong câu “Đi từcành này đến cành khác...“ xuất hiện trước đó. Nhưng nếu câu trước chỉ đơn thuần nêu lên một nhận xét khách quan, thì với câu có các từ tổ tiên, hậu duệ, tác giả còn muốn khơi dậy ý thức trách nhiệm của con người đối với sự tồn tại của các loài khác trên Trái Đất.
5. Luôn nhất quán với cách hình dung sự sống như một thân cây, phát triển trong thời gian theo cả chiều dọc lẫn bề ngang, tác giả đã chọn lối giải thích đầy hình ảnh nhưng rất thuyết phục về sự tuyệt chủng của hơn 99% số loài trên Trái Đất. Chẳng qua chúng giống như những cành thấp của cái cây, đã bị khô mục, gãy nát hay bị thời gian cắt cụt, thuận theo quy luật tự nhiên mà không gì có thể can thiệp, níu giữ được.
6. Đoạn trích chứa đựng những thông tin khoa học mang tầm khái quát rất cao nhưng vẫn dễ hiểu và đặc biệt hấp dẫn. Ẩn dụ cây sự sống bao trùm toàn đoạn trích, tạo cho nó một sự thống nhất toàn vẹn. Mọi dẫn giải, phân tích đều chịu sự chi phối của ấn dụ này, khiến cho những điều trừu tượng trở nên dễ thấy, dễ nắm bắt, lĩnh hội.
7. Trong đoạn trích, toàn bộ các câu 3, 4, 5,6 đã triển khai ý khái quát chứa đựng trong câu thứ 2. Từ đây, có thể xác định câu thứ 2 chính là câu chủ đề.
8. Các từ mượn trong đoạn trích đều là từ Hán Việt, nhưng trong số chúng, có lẽ vi khuẩn, tế bào, khủng long là những từ có “tuổi đời” trẻ hơn. Lí do khá đơn giản: các đối tượng mà những từ này “gọi tên” mới được giới khoa học phương Tây nghiên cứu, phát hiện cách nay chưa đến vài trăm năm. Từ đó suy ra, các từ nói trên, dù có nguồn gốc thế nào, cũng khó có thể ra đời trước những từ như tổ tiên, hậu duệ, quá khứ, sinh vật,...
Bài tập 7. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Theo ước tính của nhiều nhà khoa học, trên Trái Đất hiện có khoảng trên 10 000 000 loài sinh vật. Hiện nay, con người mới chỉ nhận biết được khoảng trên 1 400 000 loài, trong đó có hơn 300 000 loài thực vật và hơn 1 000 000 loài động vật. Rõ ràng, phải rất lâu nữa chúng ta mới lập được một danh sách sát thực tế hơn về những cư dân của hành tinh này. Dù vậy, điêu đó không ngăn cản các nhà khoa học đưa ra những nhận định khái quát nhất về lịch sử tiến hoá hay sựphụ thuộc lẫn nhau của muôn loài.
(Ngọc Phú, Các loài chung sống với nhau như thế nào?, Ngữ văn 6, tập hai, Sđd, tr. 83)
1. Nội dung chính của đoạn trích là gì?
2. Tác giả đoạn trích muốn nói gì qua câu “Rõ ràng, phải rất lâu nữa chúng ta mới lập được một danh sách sát thực tế hơn về những cư dân của hành tinh này.”?
3. Nếu bỏ đi các số liệu cụ thể, tính thuyết phục của thông tin được nêu trong đoạn trích sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
4. Cụm từ cư dân của hành tỉnh không chỉ nói riêng về con người. Cách dùng cụm từ này trong đoạn trích gợi cho em suy nghĩ gì?
5, Giữa số lượng loài sinh vật tồn tại trên thực tế với số lượng loài đã được con người nhận biết có một khoảng cách rất xa. Việc nhận thức sâu sắc về vần đề này có ý nghĩa gì đối với con người nói chung, đối với em nói riêng?
6. Nêu nhận xét của em về mối liên hệ giữa từ ước tính và từ khoảng trong câu thứ nhất của đoạn trích.
7. Câu “Dù vậy, điều đó không ngăn cản các nhà khoa học đưa ra những nhận định khái quát nhất về lịch sử tiến hoá hay sự phụ thuộc lẫn nhau của muôn loài” có sự khác biệt nhất định với các câu khác trong đoạn trích về nội dung và chức năng. Theo em, sự khác biệt đó là gì?
Trả lời:
1. Nội dung chính của đoạn trích nói về sự phong phú của các loài sinh vật tổn tại trên Trái Đất.
2. Qua câu “Rõ ràng, phải rất lâu nữa chúng ta mới lập được một danh sách sát thực tế hơn về những cư dân của hành tỉnh này.” tác giả muốn nói đến hiểu biết còn hạn chế của con người về những loài sinh vật sống trên Trái Đất. Còn rất nhiều loài chưa được con người nhận biết, nghiên cứu và đặt tên.
3. Đoạn trích đã đưa ra các số liệu cụ thể về tổng số loài sinh vật trên thực tế và số loài đã được con người nhận biết. Nếu thiếu đi các số liệu ấy, thông tin được nêu trong đoạn trích sẽ giảm bớt tính thuyết phục, khó giúp người đọc cảm nhận được sâu sắc về sự phong phú của các loài cũng như những nỗ lực và cả những điều con người chưa làm được trong việc lập hồ sơ về đời sống muôn loài trên Trái Đất.
4. Trong đoạn trích, cụm từ cư dân của hành tinh không chỉ nói riêng về con người. Nó thể hiện cái nhìn thấu đáo, vừa khoa học, vừa nhân văn về mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các loài. Như vậy, loài nào cũng có quyền sống - điều không thể bị tước đoạt vì bất cứ lí do gì. Muôn vật đều được hành tinh nuôi dưỡng, che chở và ngược lại, tất cả đã làm cho Trái Đất - ngôi nhà chung của chúng ta có được một sức sống và vẻ đẹp hiếm nơi nào có được.
5. Việc nhận thức sâu sắc về khoảng cách lớn giữa số lượng loài sinh vật tổn tại trên thực tế với số lượng loài đã được con người nhận biết thực sự rất có ý nghĩa. Rõ ràng, điều đã biết còn quá ít ỏi so với điều cần phải biết. Thực tế này thúc đây con người phải không ngừng khám phá thế giới, khám phá chính cái nôi đã nuôi dưỡng mình, mong tìm được cách ứng xử thích hợp với những gì đã tổn tại và diễn ra trên Trái Đất. Đối với từng cá nhân cụ thể, việc nhận thức đúng thực tế đó cũng kích thích những nhu cầu tìm hiểu về những người bạn thiên nhiên đáng quy của mình.
6. Từ ước tính có nghĩa là tính toán sơ bộ, áng chừng trên đại thể. Đi cùng với nó không thể là một con số hoàn toàn chính xác hay một khẳng định mang ý nghĩa tuyệt đối. Vì vậy, từ khoảng được tác giả dùng trong câu thứ nhất của đoạn trích rất phù hợp, cho biết con số nêu phía sau không thể tuyệt đối chính xác, mà có độ chênh lệch nhất định với con số thật (nếu có thể thống kê đầy đủ).
7. Câu “Dù vậy, điêu đó không ngăn cản các nhà khoa học đưa ra những nhận định khái quát nhất về lịch sử tiến hoá hay sự phụ thuộc lẫn nhau của muôn loài.” đánh dấu sự chuyển ý trong đoạn trích, báo hiệu nội dung mới của đoạn tiếp theo. Nó tồn tại như một câu bản lề, nối nội dung đã trình bày ở trên về sự phong phú của các loài sinh vật trên Trái Đất với nội dung nhận định về lịch sử tiến hoá hay sự phụ thuộc lẫn nhau của muôn loài. Nói chung, sự xuất hiện của những câu văn kiểu này góp phần duy trì mối liên kết trong từng đoạn văn của văn bản và trong cả văn bản.
Bài tập 8. Đọc đoạn trích sau và trỏ lời các câu hỏi:
Biển Đông có đa dạng loài sinh vật biển rất cao và nguồn lợi sinh vật biển phong phú với hơn 160 000 loài, bao gồm 10 000 loài thực vật và 260 loài chim biển. Trữ lượng các loài động vật biển ước tính khoảng 32,5 tỉ tấn, trong đó các loài cá chiếm 86% tổng trữ lượng. Trong vùng biển này còn có nhiều loài động vật quý hiếm, như đồi mồi, rắn biển, chim biển và thú biển. Ngoài ra, Biển Đông còn cung cấp nhiều loài rong biển có giá trị kinh tế. Riêng biển Việt Nam đã có khoảng 638 loài rong biển. Đây là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng và là nguồn dược liệu phong phú đặc trưng cho một vùng biển nhiệt đới.
(Theo Nguyễn Chu Hồi (Chủ biên), An ninh môi trường và hoà bình ở Biển Đông, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, 2019, tr. 34 - 35)
1. Thông tin chính mà đoạn trích đưa đến cho độc giả là gì?
2.Đặc trưng nào của văn bản thông tin đã được thể hiện đậm nét qua đoạn trích?
3. Cái nhìn toàn diện của người viết về sự “đa dạng loài” ở Biến Đông đã được thể hiện như thế nào trong đoạn trích?
4. Hãy so sánh cách nói về “biển bạc” trong đoạn trích trên và trong đoạn thơ sau đây của Huy Cận để rút ra nhận xét về sự khác biệt giữa văn bản thông tin và văn bản văn học:
Cá nhụ cá chim cùng cá đé,
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,
Cái đuôi em quấy trăng vàng choé
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.
(Đoàn thuyền đánh cá)
5. Em suy nghĩ như thế nào về mối quan hệ giữa vấn đề “nguồn lợi” và vấn đề “đa dạng loài sinh vật biển”?
6. Những thông tin về sự phong phú của sinh vật biển ở Biển Đông có ý nghĩa như thế nào đối với nhận thức và hành động của chúng ta hôm nay?
7. Nếu bỏ đi các từ ngữ như còn có (ở câu 3), ngoài ra (ở câu 4), riêng (ở câu 5), đây là (ở câu 6), sự liên kết trong đoạn trích sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
8. Nêu những điểm giống và khác nhau giữa đoạn trích này với đoạn trích ở bài tập 4 về phương diện bố cục.
Trả lời:
1. Đoạn trích cho biết sự đa dạng loài cũng như trữ lượng dồi dào của sinh vật biển ở Biển Đông và lợi ích kinh tế của việc khai thác nguồn tài nguyên này.
2. Sử dụng nhiều số liệu cụ thể để làm tăng tính thuyết phục của vấn đề được nói tới, đó là một trong những đặc trưng nổi bật của văn bản thông tin. Trong đoạn trích này, đặc trưng đó đã được thể hiện rõ nét, khi tác giả đưa ra nhiều con số chứng minh Biển Đông là nơi có sự đa dạng sinh học cao và trữ lượng sinh vật biển rất lớn.
3. Đoạn trích thực sự đã đưa đến cái nhìn toàn cảnh về sự “đa dạng loài” ở Biển Đông. Ngoài việc nêu tổng số loài, người viết còn kể chỉ tiết về số lượng các loài thực vật và liệt kê hàng loạt loài động vật quý hiếm khác ngoài cá (cá vốn là loài có trữ lượng lớn nhất).
4. Đoạn trích đang phân tích và đoạn thơ của Huy Cận không thuộc cùng một loại văn bản. Đoạn trích (Biển Đông có... nhiệt đới) thuộc loại văn bản thông tin, rất quan tâm tới tính xác thực của điều được nói tới, vì vậy, đã chú ý đưa ra hàng loạt số liệu cụ thể. Còn đoạn thơ của Huy Cận thuộc loại văn bản văn học, tuy có sử dụng hình thức liệt kê nhưng không nhằm đưa ra một danh sách đầy đủ về đối tượng mà chỉ cốt gợi mở và khơi dậy những rung động thẩm mĩ ở độc giả.
5. Đoạn trích gợi lên cùng lúc hai vấn đề: sự đa dạng loài sinh vật biển và nguồn lợi sinh vật biển. Giữa hai vấn để này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nguồn lợi càng lớn nếu sự đa dạng càng lớn. Ngược lại, nguồn lợi sẽ giảm đi nếu sự đa dạng vốn có bị đe doa.
6. Những thông tin nói về sự phong phú của sinh vật biển ở Biển Đông giúp ta nhận thức được đầy đủ hơn về tầm quan trọng của Biển Đông đối với tương lai phát triển của đất nước. Đồng thời, chúng khơi dậy ở ta ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo, quyết không để bất cứ thế lực ngoại bang nào xâm phạm, chiếm đoạt phần lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc.
7. Các từ ngữ như còn có (ở câu 3), ngoài ra (ở câu 4), riêng (ở câu 5), đây là (ở câu 6) đảm nhiệm việc liên kết các câu văn trong đoạn trích. Nếu thiếu những từ ngữ liên kết này, đoạn trích sẽ rời rạc, thiếu thống nhất.
8. Đoạn trích ở bài tập 4 và đoạn trích ở bài tập 8 có những điểm giống và khác nhau về bố cục.
Bài tập 9. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Giờ đây, loài người thống trị hầu khắp hành tỉnh đến mức chúng ta đang đẩy các động thực vật hoang đã ra khỏi bề mặt Trái Đất. Chúng ta đã sử dụng hơn một nửa đất đai của thế giới cho lương thực, thành phố, đường sá và hâm mỏ; chúng ta sử dụng hơn 40% sản lượng sơ cấp của hành tỉnh (tất cả mọi thứ chế biến từ thực vật và động vật); và chúng ta kiểm soát 3/4 lượng nước ngọt. Con người hiện là loài động vật lớn với số lượng nhiều nhát trên Trái Đất và đứng thứ hai trong danh sách đó chính là những con vật được chúng ta nhân giống để phục vụ mình. Những thay đổi trên cấp độ hành tỉnh giờ đây đang đe doa gáy tuyệt chủng cho 1/5 sinh vật, gấp khoảng một nghìn lần tỉ lệ tuyệt chủng tự nhiên - chúng ta đã mất một nửa số động vật hoang đã chỉ trong vòng 40 năm qua...
(Nhiều tác giả, Thế giới sẽ ra sao?, NXB Dân trí, Hà Nội, 2020, tr, 38 - 39)
1. Đoạn trích cho người đọc biết về vấn đề gì?
2. Đoạn trích này có nội dung gần gũi với những đoạn nào trong hai văn bản thông tin đã học: Trái Đất - cái nôi của sự sống và các loài chung sôdng với nhau như thế nào?
3. Tác giả đã chứng minh “sự thống trị hầu khắp hành tinh” của loài người theo cách nào?
4. Sự thống trị của con người trên Trái Đất đã đưa đến những hậu quả nặng nề gì? Theo em, những hậu quả đó có thể tác động ngược trở lại đời sống con người như thế nào?
5. Phân tích cách triển khai thông tin theo quan hệ nhân quả trong đoạn trích.
6. Em có thể nói gì để bày tỏ sự đồng cảm, chia sẻ với niềm lo âu ẩn chứa sau những thông tin và cách đưa thông tin của đoạn trích?
7. Từ sơ cấp với nghĩa trong đoạn trích có thể được đặt cùng nhóm với từ nào sau đây (tất cả đều là từ mượn): đa cấp, trung cấp, thứ cấp, cao cấp?
8. Câu thứ nhất của đoạn trích chứa đựng hai ý nhỏ. Hai ý đó đã được triển khai như thế nào trong những câu tiếp theo?
Trả lời:
1. Đoạn trích nói về địa vị thống trị của con người trên Trái Đất và những hậu quả tiêu cực mà địa vị đó gây ra cho đời sống của muôn loài.
2. Đoạn trích này có nội dung gần gũi với đoạn thứ nhất của phần tình trạng Trái Đất hiện ra sao? trong văn bản Trái Đất - cái nôi của sự sống và đoạn thứ bảy trong văn bản Các loài chung sống với nhau như thế nào?
3. Tác giả đã chứng minh “sự thống trị hầu khắp hành tinh” của loài người bằng cách liên tục đưa ra những số liệu cụ thể và các so sánh có độ xác thực cao.
4. Những hậu quả nặng nề mà sự thống trị của con người trên Trái Đất đưa lại: phá vỡ cân bằng sinh thái; huỷ hoại sự đa dạng sinh học; đẩy nhiều loài đến tình trạng tuyệt chủng. Bản thân những điều này vừa là các yếu tố của thảm hoạ môi trường, vừa là tác nhân dẫn tới tình trạng suy thoái nghiêm trọng hơn đối với môi trường, đe doạ trực tiếp sự tồn tại của con người.
5. Trong đoạn trích, tác giả đã sử dụng cách triển khai thông tin theo quan hệ nhân quả. Sau khi nhắc đến từng hành động tiêu cực của con người, tác giả nói ngay về hậu quả của những hành động đó: các loài vật bị chiếm đoạt điều kiện, cơ hội sống (thiếu địa bàn cư trú, thiếu thức ăn, thiểu nước) và cuối cùng bị đẩy vĩnh viễn khỏi bề mặt Trái Đất.
6. Trong đoạn trích, đằng sau những thông tin mang tính tiêu cực là một nỗi lo về sự an nguy của chính con người. Nếu không sớm tỉnh ngộ, con người sẽ bị diệt vong, như vô số loài sinh vật khác đã bị tuyệt chủng. Đến lúc đó, Trái Đất có nguy cơ không còn là cái nôi của sự sống nữa.
7. Từ sơ cấp với nghĩa trong đoạn trích chỉ có thể được đặt cùng nhóm với từ thứ cấp trong chuỗi từ đã liệt kê. Trong ngữ cảnh đoạn trích, từ sơ cấp gắn với loại sản phẩm trực tiếp chế biến từ thực vật và động vật phục vụ cho nhu cầu của con người. Khi loại sản phẩm này được dùng làm nguyên liệu để chế biến thành một sản phẩm khác, có chất lượng cao hơn, thì loại sản phẩm bậc hai này được gắn với từ thứ cấp.
8. Có 2 ý nhỏ được chứa đựng trong câu thứ nhất của đoạn trích và giữa chúng tồn tại mối quan hệ nhân quả.