Giải kết nối tri thức SBT Khoa học tự nhiên 6 bài 16: Hỗn hợp các chất

Giải chi tiết, cụ thể SBT bài 11: Oxygen - Không khí trang 10 sách Khoa học tự nhiên 6 bộ kết nối tri thức và cuộc sống. Đây là bộ sách mới được phê duyệt trong chương trình đổi mới của Bộ Giáo dục và đào tạo. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn trong chương trình học mới này.

Câu 16.1. Cho các vật thể: áo sơ mi, bút chì, đôi giày, viên kim cương, Vật thể chỉ chứa một chất duy nhất là

A. áo sơ mi.

B. bút chì. 

C. đôi giày.

D. viên kim cương.

Trả lời:

  • Chọn đáp án: D

Câu 16.2. Hỗn hợp nào sau đây là huyền phù?

A. Nước muối.

B. Nước phù sa.

C. Nước chè

D. Nước máy.

Trả lời:

  • Chọn đáp án: B

Câu 16.3. Hỗn hợp nào sau đây là dung dịch chỉ chứa một chất tan?

A. Nước mắm.

B. Sữa,

C. Nước chanh đường.

D. Nước đường.

Trả lời:

  • Chọn đáp án: D

Câu 16.4. Chất nào sau đây tan nhiều trong nước nóng?

A. Muối ăn.

B. Nến.

C. Dầu ăn. 

D.Khicarbon dioxide.

Trả lời:

  • Chọn đáp án: A

Câu 16.5. Không khí là hỗn hợp đồng nhất hay không đồng nhất? Kế tên thành phần các chất có trong không khí.

Trả lời:

 - Không khí là hỗn hợp đồng nhất có thành phần chính là khí nitrogen (chiếm khoảng 78%), oxygen (chiếm khoảng 21%), còn lại là khí carbon dioxide, hơi nước và các khí khác.

Câu 16.6. Hãy nối thông tin hai cột cho phù hợp với nhau.

Trả lời:
- (A)-(3),               (B)-(2),                     (C)-(1),                      (D)-4).

Câu 16.7. Thực hiện thí nghiệm sau: Chuẩn bị hai bát.

Bát (1): trộn đều 1 thìa muối tỉnh và 3 thìa đường vàng.

Bát (2): trộn đều 3 thia muối tỉnh và 1 thia đường vàng.

a) So sánh màu sắc và vị của hỗn hợp trong bát (1) và bát (2). Từ đó rút ra tính chất của hỗn hợp (màu sắc, vị) có phụ thuộc vào yếu tố nào.

b) Nếm thử hỗn hợp trong bát, có thể nhận ra sự có mặt của từng chất có trong hỗn hợp không? Tính chất của từng chất trong hỗn hợp có giữ nguyên không?

Trả lời:

a) Bát 1: màu vàng nhiều hơn màu trắng, vị ngọt rõ hơn vị mặn, bát (2): màu trắng nhiều hơn màu vàng, vị mặn rõ hơn. Như vậy tính chất của hỏn hợp có sự thay đổi khi thay đối thành phần các chất có trong hỗn hợp.

b) Nếm thử hỗn hợp trong bát có thể nhận ra vị ngọt của đường và vị mặn của muối, tính chất của đường và muối trong hỗn hợp được giữ nguyên.

Câu 16.8. Cho 3 ống nghiệm, mỗi ống đựng 5 ml nước cất, đánh số (1), (2), (3).

- Dùng các thìa giống nhau mỗi thìa xúc một trong các chất rắn dạng bột sau: urea (phân đạm), đường và bột phấn vào các ống nghiệm tương ứng và lắc đều.

- Ở ống (1), đến thìa thứ 5 thì urea không tan thêm được nữa, ta thấy bột rắn đọng lại ở đáy ống nghiệm.

- Hiện tượng tương tự ở ống (2) xảy ra khi cho đường đến thìa thứ 10; ở ống (3) thì từ thìa bột phấn đầu tiên đã không tan hết.

Hãy sắp xếp khả năng hơà tan trong nước của các chất tan trên.

Trả lời:

- Khả năng hoà tan của các chất tăng dẫn theo thứ tự: bột phấn < urea < đường

 Câu 16.9. Cho bảng sau:

Từ bảng trên, hãy sắp xếp khá năng hoà tan của các chất theo chiều tăng dần.

Trả lời:
-   Khả năng hoà tan của các chất ở 20 °C: E < C < D < A < B.

Câu 16.10. Trong nước biển có hoà tan nhiều muối, trung bình cứ 100 g nước biển có 3,5 g muối ăn tan. Hỏi từ 1 tấn nước biển sẽ thu được bao nhiêu kg muối ăn?

Trả lời:

  • Khối lượng muối ăn trong 1 tấn nước biển:1000 x 3,5 / 100= 35 (kg).
Tìm kiếm google: Giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 kết nối tri thức, sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 sách kết nối tri thức, giải SBT Khoa học tự nhiên 6 sách kết nối tri thức, bài 11: Oxygen - Không khí sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com