Đề thi, đề kiểm tra cuối học kì 1 Sinh học 11 chân trời (đề tham khảo số 3)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra cuối học kì 1 Sinh học 11 chân trời sáng tạo (đề tham khảo số 3). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 SINH HỌC 11 CHÂN TRỜI

    A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm) 

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

     Câu 1: (NB) Ở thực vật, thoát hơi nước diễn ra chủ yếu qua

A. lông hút ở rễ.

B. lỗ chân lông ở thân cây.

C. khí khổng ở thân.

D. khí khổng ở lá.

Câu 2: (NB) Cơ chế điều chỉnh sự thoát hơi nước là

A. chu kì vận động của khí khổng.

B. cơ chế điều chỉnh độ rộng, hẹp của khí khổng.

C. cơ chế điều chỉnh độ đóng, mở của khí khổng.

D. cơ chế điều chỉnh độ co, giãn của khí khổng.

Câu 3: (NB) Sự hút khoáng thụ động của tế bào phụ thuộc vào

A. hoạt động trao đổi chất.

B. chênh lệch nồng độ ion.

C. cung cấp năng lượng.

D. hoạt động thẩm thấu.

Câu 4 (NB)Ở đa số thực vật, sự hấp thụ nước và chất khoáng của cây diễn ra ở

A. các tế bào biểu bì.

B. các tế bào nhu mô.

C. các tế bào lông hút.

D. các tế bào khí khổng.

Câu 5 (NB): Hướng vận chuyển chủ yếu của mạch rây là

A. đi lên.

B. đi xuống.

C. ngẫu nhiên.

D. không xác định được.

Câu 6 (TH):  Đặc điểm nào sau đây giúp rễ cây tăng khả năng hút nước và muối khoáng?

A. Rễ cây phân chia thành rễ cọc và rễ chùm.

B. Rễ cây tạo thành mạng lưới phân nhánh trong đất.

C. Rễ cây thường phình to ra để dự trữ chất dinh dưỡng.

D. Rễ cây thường phát triển mọc thêm các rễ phụ trên mặt đất.

Câu 7 (TH): Vì sao vào những ngày nóng của mùa hè cần tưới nhiều hơn cho cây trồng?

A. Vì những ngày hè nóng nhiều ánh sáng, cây cần nhiều nước để tăng cường độ quang hợp.

B. Vì nước hòa tan các muối khoáng giúp cây hấp thụ được, mùa hè là mùa sinh trưởng của cây, tưới nhiều nước giúp cây hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn.

C. Vì khi nhiệt độ cao, cây thoát hơi nước nhiều, cần bổ sung nước để cây phát triển bình thường.

D. Vì khi nhiệt độ cao, cần tưới nhiều nước để làm hạ nhiệt độ của cây.

Câu 8 (TH): Cho các phát biểu sau

(1)  Khi tế bào khí khổng hút nhiều nước thì nó sẽ mở rộng, làm tăng cường thoát hơi nước.

(2)  Khi tế bào khí khổng mất nước thì khí khổng mở rộng, làm tăng cường thoát hơi nước.

(3)  Khí khổng của thực vật thường mở rộng khi được chiếu sáng.

(4)  Khí khổng của thực vật thường mở rộng khi cường độ carbon dioxide tăng.

(5)  Thực vật không thể chủ động điều tiết đóng mở khí khổng.

Các phát biểu đúng là

A. (1), (3).

B. (1), (3), (5).

C. (2), (4).

D. (2), (3), (4).

Câu 9 (NB): Yếu tố nào sau đây vừa là nguyên liệu của quá trình quang hợp,  vừa là yếu tố tham gia vào việc đóng mở khí khổng để trao đổi khí?

A. Nước.

B. Không khí.

C. Ánh sáng.

D. Oxygen.

Câu 10 (NB): Vai trò của phiến lá trong quá trình quang hợp là gì?

A. Thường có hình bản dẹt, rộng. Có vai trò giúp thu nhận được nhiều ánh sáng cho quá trình quang hợp.

B. Có mạch dẫn, phân bố dày đặc ở lá. Có vai trò dẫn nước cho quá trình quang hợp và dẫn các sản phẩm quang hợp đến các cơ quan khác.

C. Chứa chất diệp lục. Có vai trò hấp thu và chuyển hóa năng lượng ánh sáng trong quá trình quang hợp đồng thời lục lạp cũng là bào quan diễn ra quá trình quang hợp.

D. Thuộc lớp biểu bì lá. Có vai trò giúp cho các khí carbon dioxide, oxygen, hơi nước đi vào và đi ra khỏi lá một cách dễ dàng,  đảm bảo cho hoạt động quang hợp diễn ra bình thường.

Câu 11 (NB): Nguyên liệu của quá trình quang hợp gồm

A. khí oxygen và glucose.

B. glucose và nước.

C. khí carbon dioxide, nước và năng lượng ánh sáng.

D. khí carbon dioxide và nước.

Câu 12 (NB): Nơi diễn ra sự hô hấp mạnh nhất ở thực vật là

A. rễ.        

B. thân.        

C. lá.        

D. quả

Câu 13 (NB): Giai đoạn đường phân diễn ra tại

A. ti thể.     

B. tế bào chất.     

C. lục lạp.     

D. nhân.

Câu 14 (TH): Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về quang hợp ở thực vật?

A. Lục lạp là bào quan thực hiện quá trình quang hợp.

B. Quang hợp là một quá trình chỉ diễn ra ở thực vật.

C. Nguồn quang năng cung cấp năng lượng cho quá trình quang hợp luôn được lấy từ ánh sáng mặt trời.

D. Một số loài rắn có da màu xanh lục để giúp chúng quang hợp khi không tìm được thức ăn.

Câu 15 (TH): Diễn biến nào dưới đây không có trong pha sáng của quá trình quang hợp ?

A. Quá trình tạo ATP, NADPH và giải phóng O2.

B. Quá trình khử CO2.

C. Quá trình quang phân li nước.

D. Sự biến đổi trạng thái của diệp lục (từ dạng bình thường sang trạng thái kích thước).

Câu 16 (TH):Điều không đúng với ý nghĩa của hệ số hô hấp ) tỉ số giữa số phân tử CO2 thải ra và số phân tử Olấy vào khi hô hấp) là

A. quyết định các biện pháp bảo vệ nông sản và chăm sóc cây trồng.

B. cho biết nguyên liệu hô hấp là nhóm chất gì.

C. có thể đánh giá được tình trạng hô hấp của cây.

D. xác định được cường độ quang hợp của cây.

Câu 17 (TH): So sánh hiệu quả năng lượng của quá trình hô hấp hiếu khí so với lên men gấp

A. 19 lần.

B. 18 lần.

C. 17 lần.

D. 16 lần.

Câu 18 (TH): Nhận định nào sau đây là đúng nhất?

A. Hàm lượng nước tỉ lệ nghịch với cường độ hô hấp.

B. Cường độ hô hấp và nhiệt độ tỉ lệ thuận với nhau.

C. Nồng độ CO2 cao sẽ ức chế hô hấp.

D. Cả ba phương án trên đều đúng.

Câu 19 (NB):  Điều không đúng với sự tiêu hóa thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hóa ở người là

A. ở ruột già có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.

B. ở dạ dày có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.

C. ở miệng có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.

D. ở ruột non có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.

Câu 20 (NB): Điều không đúng với ưu thế của ống tiêu hóa so với túi tiêu hóa là

A. dịch tiêu hóa không bị hòa loãng.

B. dịch tiêu hóa được hòa loãng.

C. ông tiêu hóa được phân hóa thành các bộ phận khác nhau tạo cho sự chuyên hóa về chức năng.

D. có sự kết hợp giữa tiêu hóa hóa học và tiêu hóa cơ học.

Câu 21 (TH): Về mặt sinh học, câu thành ngữ “nhai kĩ no lâu” có ý nghĩa gì?

A. Nhai kĩ thì ăn được nhiều hơn

B. Nhai kĩ làm thức ăn biến đổi thành những phân tử rất nhỏ, tạo điều kiện cho các enzim phân giải hết thức ăn, do đó có nhiều chất nuôi cơ thể hơn.

C. Nhai kĩ thời gian tiết nước bọt lâu hơn.

D. Nhai kĩ tạo cho ta cảm giác ăn nhiều nên no lâu.

Câu 22 (TH): Đâu không phải đặc điểm nào của ruột non giúp chúng tăng hiệu quả hấp thụ chất dinh dưỡng?

A. Kích thước rất dài.

B. Hệ thống mao mạch máu và mao mạch bạch huyết dày đặc, phân bố tới từng lông ruột.

C. Tiết ra nhiều dịch vị giúp tiêu hóa thức ăn.

D. Lớp niêm mạc gấp nếp, trên đó là các mào với lông ruột dày đặc giúp làm tăng diện tích bề mặt ruột non lên.

Câu 23 (NB):Trong hệ tuần hoàn mở, máu chảy trong động mạch dưới áp lực

A. Cao, Tốc độ máu chảy nhanh.

B. Thấp, tốc độ máu chảy chậm.

C. Thấp, tốc độ máu chảy nhanh.

D. Cao, tốc độ máu chạy chậm.

Câu 24 (NB): Trật tự đúng về đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kín là

A. Tim → Động mạch→ tĩnh mạch→ mao mạch→ tim.

B. Tim → động mạch→ mao mạch→ tĩnh mạch→ tim.

C. Tim → mao mạch→ động mạch→ tĩnh mạch→ tim.

D. Tim → động mạch→ mao mạch→ động mạch→ tim.

Câu 25 (NB): Miễn dịch đặc hiệu

A. Có tính bẩm sinh.

B. Có tính bẩm sinh hoặc tập nhiễm tùy từng loại.

C. Có tính tập nhiễm.

D. Không đòi hỏi có sự tiếp xúc trước với kháng nguyên.

Câu 26 (NB): Bệnh nào sau đây không phải là bệnh truyền nhiễm?

A. Bệnh lao.

B. Bệnh cúm.

C. Bệnh bạch tạng.

D. Bệnh dại.

Câu 27 (TH): Khi nói về miễn dịch không đặc hiệu, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Miễn dịch không đặc hiệu chỉ xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập.

B. Miễn dịch không đặc hiệu có sự tham gia của các kháng thể nằm trong dịch thể của cơ thể.

C. Miễn dịch không đặc hiệu là có sự tham gia của tế bào limpho T bình thường.

D. Miễn dịch không đặc hiệu mang tính chất bẩm sinh, nhờ có các yếu tố bảo vệ tự nhiên của cơ thể.

Câu 28 (TH): Cho các yếu tố sau:

1 – Độc lực

2 – Số lượng nhiễm đủ lớn

3 – Tác nhân gây bệnh có kích thước nhỏ

4 - Con đường xâm nhập thích hợp

Để gây bệnh, tác nhân gây bệnh cần thỏa mãn mấy điều kiện?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

    PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)

    Câu 1(VD) Giải thích vì sao trong quá trình nuôi cá, tôm ở mật độ cao người ta thường dùng quạt nước.

Câu 2: (VD) Hãy so sánh hoạt động của tim mạch khi lao động và lúc nghỉ ngơi. Giải thích.

Câu 3: (VDC) Trong cuộc sống hằng ngày, có người uống lượng nước vượt quá nhu cầu của cơ thể và có người uống lượng nước ít hơn so với nhu cầu của cơ thể. Trong hai trường hợp này hoạt động của thận sẽ thay đổi như thế nào?

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA SINH HỌC 11 CHÂN TRỜI CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)

MÔN: SINH HỌC 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.   

  1. D

2. C

3. B
  1. C
  1. B
  1. B
  1. C
8. D9. A10. A11. C12. A13. B14. A
15. D16. D17. A18. C19. A20. B21. B
22.C23. B24. B25. C26. C27. D28. C

 

B. PHẦN TỰ LUẬN(3,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

 

Nuôi tôm hay nuôi trồng thuỷ sản nói chung đều cần phải sử dụng đến các thiết bị như quạt nước, máy thổi khí, máy sục khí, máy tạo oxy…Bởi vì, bể nuôi cá và tôm thường bị thiếu oxy làm cho chúng không đủ dưỡng khí để thực hiện quá trình hô hấp. Mục đích của việc này nhằm đảm bảo lượng oxy trong nước giúp cho các cá thể vật nuôi có nguồn oxy để sống khỏe mạnh và sinh trưởng.

 

 

 

 

Câu 2

- Khi hoạt động thì cơ quan vận động sẽ làm việc với cường độ lớn dẫn tới nó cần một nguồn năng lượng lớn → Hệ tuần hoàn thì hoạt động mạnh hơn, tim đập nhanh hơn nhằm vận chuyển ôxi vào cơ thể phục vụ quá trình oyygen hóa trong cơ thể giải phóng ra năng lượng.

- Còn khi nghỉ ngơi thì hoàn toàn ngược lại, cơ thể lúc đó không cần nhiều năng lượng nên không cần oxygen hóa nhiều vật chất trong cơ thể và không cần lượng ôxi lớn, nên hệ tuần hoàn hoạt động bình thường, tim đập chậm hơn, áp suất trong các mạch máu thấp.

 

 

Câu 3

Nếu uống thừa nước sẽ gây loãng máu, tăng áp lực thải nước qua thận, lâu ngày dẫn đến suy thận. Nếu uống không đủ nước, cơ thể khó thải hết các chất thải độc hại qua thận, đồng thời nồng độ các chất thải trong nước tiểu tăng lên, tạo điều kiện thuận lợi cho sỏi thận hình thành.

 

 

 

 

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA SINH HỌC 11 CHÂN TRỜI CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 - 2024) 

MÔN: SINH HỌC 11 –  CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1. Trao đổi nước và khoáng ở thực vật.

5

 

3

     

8

 

2

2. Quang hợp và hô hấp ở thực vật

5

 

5

  

 
  

10

 

2,5

3. Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật.

2

 

2

     

4

 

1

  1. Hô hấp ở động vật
     

1

  

0

1

1

  1. Tuần hoàn ở động vật

2

      

1

2

1

1,5

  1. Miễn dịch ở động vật

2

 

2

     

4

 

1

  1. Bài tiết và cân bằng nội môi.
     

1

  

0

1

1

Tổng số câu TN/TL

16

0

12

0

0

2

0

1

28

3

10

Điểm số

4

0

3

0

0

2

0

1

7

3

10

Tổng số điểm

4 điểm

40%

3 điểm

30%

2 điểm

20%

1 điểm

10%

10 điểm

10 %

10 điểm

 

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA SINH HỌC 11 CHÂN TRỜI CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 - 2024) 

MÔN: SINH HỌC 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

(số ý)

TN 

(số câu)

Trao đổi nước và khoáng ở thực vật

0

8

  

1. Trao đổi nước và khoáng ở thực vật

Nhận biết

- Trình bày được vai trò của nước đối với thực vật và mô tả được bao giai đoạn của quá trình trao đổi nước trong cây gồm: hấp thụ nước ở rễ, vận chuyển nước ở thân và thoát hơi nước ở lá.

- Nêu được sự vận chuyển các chất trong cây theo 2 dòng mạch gỗ và mạch rây. 

- Nêu được vai trò của sự vận chuyển các chất hữu cơ trong mạch rây.

- Nêu được khái niệm dinh dưỡng ở thự vật và vai trò sinh lí của một số nguyên tố khoáng đa lượng và vi lượng đối với thực vật. Quan sát và nhận biết được một số biểu hiện của cây do thiếu khoáng.

- Nêu nguồn cung cấp nitrogen cho cây. Trình bày được quá trình hấp thụ cà biến đổi nitrate và ammonium ở thực vật.

 

5

 

C1,2,3,4,5

Thông hiểu

- Trình bày được cơ chế hấp thụ nước và khoán ở tế bào lông hút của rễ.

- Trình bày được vai trò của quá trình thoát hơi nước và nêu được cơ chế đóng mở khí khổng.

- Nêu được các hiện tượng chứng minh cây hút nước chủ động.

- Phân tích được một số nhân tố ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nước và quá trình dinh dưỡng khoáng ở thực vật.

 

3

 

C6,7,8

Vận dụng

- Phân tích được một số nhân tố ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nước và quá trình dinh dưỡng khoáng ở thực vật.

- Giải thích được sự cân bằng nước và tưới tiêu hợp lí, phân tích được vai trò của phân bón đối với năng suất cây trồng.

    

Quang hợp và hô hấp ở thực vật

0

10  

2. Quang hợp ở thực vật

Nhận biết

- Phát biểu được khái niệm quang hợp ở thực vật. Viết được phương trình quang hợp.

- Nêu được nguyên liệu của quá trình quang hợp.

- Nêu được vai trò quang hợp ở thực vật.

- Nêu các sản phẩm của quá trình biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học (ATP và NADPH)

- Nêu được các con đường đồng hóa carbon trong quang hợp.

- Nêu được ảnh hưởng của các điều kiện bên ngoài đến quang hợp.

 

3

 

C9, 10,11

Thông hiểu

- Trình bày được vai trò của sắc tố trong việc hấp thụ ánh sáng.

- Trình bày được các diễn biến trong pha sáng và pha tối của quá trình quang hợp.

- Chứng minh được sự thích nghi của thực vật C4 và CAM trong điều kiện môi trường bất lợi.

- Trình bày được vai trò của sản phẩm quang hợp trong tổng hợp chất hữu cơ đối với cây và đối với sinh giới.

 2 

C14,15

 

Vận dụng

- Phân tích được mối quan hệ giữa quang hợp và năng suất cây trồng.

- Vận dụng hiểu biết về quang hợp để giải thích được một số biện pháp kĩ thuật và công nghệ nâng cao năng suất cây trồng.

    
3. Hô hấp ở thực vật

Nhận biết

- Nêu được khái niệm hô hấp và các bào quan thực hiện quá trình hô hấp ở thực vật.

- Phân tích được vai trò của hô hấp ở thực vật.

- Nêu được nơi diễn ra quá trình đường phân.

- Nêu được quá trình hô hấp sáng xảy ra ở thực vật C3.

 2 

C12,13

Thông hiểu

- Trình bày được sơ đồ các giai đoạn của hô hấp ở thực vật.

- Giải thích được tác hại của hô hấp trong bảo quản nông sản.

- Trình bày được mối quan hệ giữa hô hấp và quá trình trao đổi khoáng trong cây

 

3

 

C16,17, 18

Vận dụng

- Phân tích được ảnh hưởng của các điều kiện về môi trường ảnh hưởng đến hô hấp ở thực vật. Vận dụng được những hiểu biết về hô hấp để giải thích các vấn đề thực tiễn.

- Phân tích được mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp.

    

Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật

0

4

  
4. Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật

Nhận biết

- Nêu được quá trình dinh dưỡng gồm: lấy thức ăn, tiêu hóa, hấp thụ và đồng hóa chất dinh dưỡng.

- Trình bày được các hình thức tiêu hóa ở động vật.

- Nêu được các cơ quan trong ống tiêu hóa của cơ thể người.

 

2

 

C19,20

Thông hiểu

- Giải thích được vai trò của việc sử dụng thực phẩm sạch trong đời sống con người.

- Đặc điểm của các cơ quan tiêu hóa phù hợp với chức năng của nó.

- Giải thích được câu thành ngữ “nhai kĩ no lâu”.

 

2

 

C21,22

Vận dụng

- Xây dựng được chế độ ăn uống và các biện pháp dinh dưỡng phù hợp ở mỗi lứa tuổi và trạng thái cơ thể.

- Tìm hiểu được các bệnh tiêu hóa ở người và các bệnh học đường liên quan đến dinh dưỡng và cách phòng tránh,

- Vận dụng hiểu biết về hệ tiêu hóa để phòng các bệnh về tiêu hóa.

    

Hô hấp ở động vật

1

0

  
  1. Hô hấp ở động vật

Nhận biết

- Trình bày được các hình thức trao đổi khí 

- Nêu được vai trò của hô hấp ở động vật

    

Thông hiểu

- Giải thích được tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe và ô nhiễm không khí đối với hô hấp.

- Giải thích được vai trò của thể dục, thể thao đối với hô hấp.

    

Vận dụng

- Giải thích được một số hiện tượng hô hấp ở động vật trong thực tiễn.

- Tìm hiểu được các bệnh về đường hô hấp và vận dụng hiểu biết về hô hấp để phòng các bệnh về đường hô hấp.

1

 

CÂU 1

 

Tuần hoàn ở động vật

1

2

  
  1. Tuần hoàn ở động vật

Nhận biết

- Trình bày được khái quát hệ vận chuyển ở các nhóm động vật khác nhau.

 - Nêu được hoạt động của tim mạch đều được điều hòa bằng cơ chế thần kinh và thể dịch.

- Trình bày được vai trò của thể dục thể thao đối với sức khỏe con người.

 

2

 

C23,24

Thông hiểu

- Phân biệt được các dạng hệ tuần hoàn ở động vật, mô tả được cấu tạo và hoạt động của hệ mạch và quá trình vận chuyển máu trong hệ mạch.

- Trình bày được cấu tạo, hoạt động của tim và sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của tim.

    

Vận dụng

- Giải thích được khả năng tự phát nhịp gây nên tính tự động của tim.

 -Phân tích được tác hại của việc lạm dụng rượu, bia đối với sức khỏe con người, đặc biệt là hệ tim mạch.

- Kể được các bệnh thường gặp ở hệ tuần hoàn. Trình bày được các biện pháp phòng chống các bệnh tim mạch.

1

 

CÂU  3

 

Miễn dịch ở động vật

0

4

  
  1. Miễn dịch ở động vật

Nhận biết

- Nêu được các nguyên nhân bên trong và bên ngoài gây ra các bệnh ở động vật và người

- Nêu được khái niệm miễn dịch và mô tả được khái quát hệ miễn dịch ở người

- Trình bày được cơ chế mắc bệnh và cơ chế chống bệnh ở động vật. 

 

2

 

C25,26

Thông hiểu

- Giải thích được vì sao nguy cơ mắc bệnh ở người rất lớn nhưng xác suất bị bệnh rất nhỏ.

- Phân biệt được miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu.

- Phân tích được vai trò của việc chủ động tiêm vaccine.

 

2

 

C27,28

Vận dụng

- Giải thích được cơ sở của hiện tượng dị ứng với chất kích thích, thức ăn; cơ sở khoa học của thử phản ứng khi tiêm kháng sinh.

- Trình bày được quá trình phá vỡ chức năng của hệ miễn dịch trong cơ thể người bệnh ( bệnh tự miễn, ung thư và hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải)

    

Vận dụng cao

- Điều tra được tiêm phòng bệnh, dịch bệnh trong trường học hoặc tại địa phương.

    

Bài tiết và cân bằng nội môi

1

0

  
  1. Bài tiết và cân bằng nội môi

Nhận biết

- Nêu được khái niệm bài tiết và trình bày được vai trò của bài tiết.

- Trình bày được vai trò của thận trong bài tiết và cân bằng nội môi.

- Nêu được khái niệm: nội môi, cân bằng nội môi.

- Kể tên được một số cơ quan tham gia điều hòa cân bằng nội môi và một số hằng số nội môi cơ thể.

    

Thông hiểu

- Giải thích được cơ chế chung điều hòa nội môi.

    

Vận dụng

- Trình bày được các biện pháp bảo vệ phận và các biện pháp phòng tránh một số bệnh liên quan đến thận và bài tiết như suy thận, sỏi thận.

    

Vận dụng cao

- Trình bày được tầm quan trọng của việc xét nghiệm định kì các chỉ số sinh hóa liên quan đến cân bằng nội môi và giải thích được kết quả xét nghiệm.

1

 

CÂU 2

 
Tìm kiếm google: Đề thi sinh học 11 chân trời sáng tạo, bộ đề thi ôn tập theo kì sinh học 11 chân trời sáng tạo, đề kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 11 chân trời sáng tạo

Xem thêm các môn học

Đề thi, đề kiểm tra Sinh học 11 chân trời sáng tạo


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com