Giải chi tiết Địa lí 12 Cánh diều bài 22 Phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ

Hướng dẫn giải chi tiết bài 22 Phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ sách mới Địa lí 12 Cánh diều. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.

MỞ ĐẦU

Duyên hải Nam Trung Bộ có ý nghĩa chiến lược trong phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng và bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam. Vậy lãnh thổ có các thế mạnh và hạn chế gì đối với phát triển các ngành kinh tế biển? Việc phát triển các ngành kinh tế biển và ý nghĩa đối với an ninh quốc phòng ra sao?

Bài làm chi tiết:

* Thế mạnh

- Về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

+ Vùng biển rộng với nguồn lợi thuỷ sản phong phú, nhiều bãi cá, bãi tôm và ngư trường lớn; hệ sinh thái vùng biển, đào đa dạng, nhiều vũng vịnh, dầm phá. 

+ Đường bờ biển dài, khúc khuỷu, nhiều dãy núi chạy sát ra biển tạo thành các b đào, vũng vịnh kín gió, gần với tuyến đường biển quốc tế 

+ Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều bãi biển đẹp, vịnh biển nổi tiếng, các đào 

+ Tài nguyên khoáng sản biển nổi bật: có tiềm năng lớn là dầu mỏ và khí tự nhiên; ngoài ra có cát thuỷ tỉnh, ti-tan, sản xuất muối 

- Về điều kiện kinh tế - xã hội

+ Duyên hải Nam Trung Bộ có quy mô dân số lớn, nguồn lao động khá dồi dào, cần cù, chịu khó và trình độ ngày càng được nâng cao

+ Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật ngày càng hiện đại, khoa học – công nghệ được đổi mới theo hướng chuyên môn hóa phục vụ sản xuất và đời sống.

+ Nhiều chủ trương, đường lối chính sách đầu tư phát triển được chú trọng gắn với các hoạt động kinh tế của người dân tại các địa phương.

+ Tỉ lệ dân thành thị cao, đô thị hoá và công nghiệp hoá nhanh 

+ Lịch sử hình thành lãnh thổ lâu đời với nhiều nét đặc sắc về văn hoá và truyền thống sản xuất của cộng đồng các dân tộc 

* Hạn chế

Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán....) gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và đời sống người dân.

Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật chưa đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn.

* Ý nghĩa đối với an ninh quốc phòng:

- Góp phần tăng cường tiềm lực nền kinh tế quốc gia, nâng cao vị thế trong đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển, góp phần duy trì môi trường hoà bình, ổn định.

- Cơ sở để khẳng định chủ quyền vùng biển đảo, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam; đảm bảo độc lập và toàn vẹn lãnh thổ.

- Nền tảng quan trọng trong việc củng cố, hoàn thiện và phát triển an ninh quốc phòng của Duyên hải Nam Trung Bộ và cả nước.

I. KHÁI QUẤT

Câu hỏi: Dựa vào thông tin và hình 22.1, hãy:

- Trình bày đặc điểm vị trí địa lí của Duyên hải Nam Trung Bộ.

- Trình bày về phạm vi lãnh thổ của Duyên hải Nam Trung Bộ.

Bài làm chi tiết:

* Vị trí địa lí

Duyên hải Nam Trung Bộ là một bộ phận lãnh thổ của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, giáp với vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, giáp nước láng giềng Lào và Biển Đông rộng lớn. Lãnh thổ nằm gần tuyến hàng hai quốc tế, tạo cho Duyên hải Nam Trung Bộ nhiều tiềm năng, thế mạnh trong phát triển các ngành kinh tế biển.

* Phạm vi lãnh thổ

Duyên hải Nam Trung Bộ gồm các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương là: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận. Diện tích tự nhiên khoảng 44,5 nghìn km², có vùng biển rộng lớn, nhiều đảo và quần đảo, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, có 4 huyện đảo là: Hoàng Sa (Đà Nẵng), Trường Sa (Khánh Hoà), Lý Sơn (Quảng Ngãi) và Phú Quý (Bình Thuận).

Câu hỏi: Dựa vào thông tin bài học, hãy trình bày khái quát về dân số của Duyên hải Nam Trung Bộ.

Bài làm chi tiết:

- Năm 2021, Duyên hải Nam Trung Bộ có hơn 9,4 triệu người. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 0,96%. Dân số ở nhóm 15 – 64 tuổi chiếm 65,4% cơ cấu dân số.

- Mật độ dân số ở Duyên hải Nam Trung Bộ là 211 người/km², tỉ lệ dân số thành thị chiếm 40,7% tổng dân số (năm 2021).

- Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều dân tộc sinh sống như: Kinh, Chăm, Ra Glai, Giẻ Triêng, Xơ Đăng, Cơ Tu, Tày.... cùng với lịch sử hình thành lâu đời đã tạo nên nét đặc sắc về văn hoá và truyền thống sản xuất đặc trưng của lãnh thổ.

II. THẾ MẠNH VÀ HẠN CHẾ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KINH TẾ BIỂN

Câu hỏi: Dựa vào thông tin và hình 22.1, hãy phân tích thế mạnh và hạn chế để phát triển các ngành kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ.

A map of the country

Description automatically generated

Bài làm chi tiết:

* Thế mạnh

- Về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

+ Duyên hải Nam Trung Bộ có vùng biển rộng với nguồn lợi thuỷ sản phong phú, nhiều bãi cá, bãi tôm và ngư trường lớn (Ninh Thuận - Bình Thuận, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa); hệ sinh thái vùng biển, đào đa dạng, nhiều vũng vịnh, dầm phá. => Đây là tiềm năng lớn cho phát triển ngành thuỷ sản với các hoạt động đánh bắt và nuôi trồng

+ Đường bờ biển dài, khúc khuỷu, nhiều dãy núi chạy sát ra biển tạo thành các b đào (Sơn Trà, Phương Mai, Hòn Gốm...), vũng vịnh kín gió (Dung Quất, Quy Nho 63D Vân Phong...), gần với tuyến đường biển quốc tế là điều kiện thuận lợi để xây dựng cảng biển, phát triển giao thông vận tải biển.

+ Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều bãi biển đẹp (Mỹ Khê, Quy Nhơn, Mũi Né,...), vịnh biển nổi tiếng (Nha Trang, Vân Phong. Cam Ranh,...), các đào (Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Phủ Quý....) thích hợp để phát triển nhiều loại hình du lịch biển, đào.

+ Tài nguyên khoáng sản biển nổi bật, có tiềm năng lớn là dầu mỏ và khí tự nhiên ở vùng thềm lục địa. Ngoài ra, còn có cát thuỷ tỉnh, tí-tan ở ven biển của Đà Nẵng, Khánh Hoà, Bình Định. Sản xuất muối rất thuận lợi. Đây là cơ sở để phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoảng sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ. 

=> Duyên hải Nam Trung Bộ còn có tiềm năng rất lớn cho phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là diện gió và diện mặt trời

- Về điều kiện kinh tế - xã hội

+ Duyên hải Nam Trung Bộ có quy mô dân số lớn, nguồn lao động khá dồi dào,

cần cù, chịu khó và trình độ ngày càng được nâng cao

+ Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật ngày càng hiện đại, khoa học – công nghệ được đổi mới theo hướng chuyên môn hoa phục vụ sản xuất và đời sống.

+ Nhiều chủ trương, đường lối chính sách đầu tư phát triển được chú trọng gắn với các hoạt động kinh tế của người dân tại các địa phương.

+ Tỉ lệ dân thành thị cao, đô thị hoá và công nghiệp hoá nhanh đã hình thành các đô thị ven biển khá dày, có 4 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung.... nên rất hấp dẫn các dự án đầu tư trong và ngoài nước.

+ Lịch sử hình thành lãnh thổ lâu đời với nhiều nét đặc sắc về văn hoá và truyền thống sản xuất của cộng đồng các dân tộc, đặc biệt là các tài nguyên du lịch văn hoá vùng biển, đảo như: lễ hội, làng nghề truyền thống, loại hình nghệ thuật (bài chòi, tuồng, hỏ Bá Trạo,...) gần với cư dân vùng biển, đảo có sức hấp dẫn lớn đối với du khách.

* Hạn chế

Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán....) gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và đời sống người dân.

Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật chưa đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn.

III. PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KINH TẾ BIỂN

Câu hỏi: Dựa vào thông tin và hình 22.2, hãy phân tích sự phát triển của các ngành kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ.

A map of the south china

Description automatically generated

Bài làm chi tiết:

* Khai thác tài nguyên sinh vật biển

- Đây là ngành phát triển sớm và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Duyên hải Nam Trung Bộ, nổi bật nhất là khai thác hải sản. Giá trị sản xuất và sản lượng khai thác liên tục tăng lên.

- Cá biển chiếm tỉ trọng lớn trong sản lượng hải sản khai thác ở Duyên hải Nam Trung Bộ.

- Một số loài có giá trị kinh tế cao như: cá thu, cá ngừ, cá hồng, cá mú. Các tỉnh có sản lượng hải sản khai thác lớn là: Quảng Ngãi, Bình Định, Bình Thuận, Ninh Thuận. 

- Một số hoạt động khác như chế biến và bảo quản hải sản đông lạnh, hải sản khô, nước mắm,... được phát triển ở hầu khắp các địa phương.

- Để tăng năng suất và sản lượng khai thác, người dân ở Duyên hải Nam Trung Bộ đã đầu tư đội tàu công suất lớn với máy móc, thiết bị hiện đại có cả hệ thống giám sát, truy xuất nguồn gốc cùng cải tiến công nghệ chế biến và bảo quản sản phẩm. => Điều này giúp khai thác tốt hơn nguồn lợi hải sản, bảo vệ môi trường và có ý nghĩa trong bảo vệ chủ quyền vùng biển, đảo, thềm lục địa, góp phần thực hiện quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.

* Giao thông vận tải biển

- Giao thông vận tải biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ giữ vai trò quan trọng, tạo ra các quan hệ kinh tế trong nước và quốc tế. Ở đây có nhiều cảng biển được xây dựng, các cảng biển quan trọng là: Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hoà,...

- Trong tương lai, cảng Vân Phong (Khánh Hoà) sẽ là cảng trung chuyển quốc tế lớn nhất cả nước.

- Khối lượng hàng hoá vận chuyển và luân chuyển của giao thông vận tải biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ rất lớn. Năm 2021, khối lượng hàng hoá vận chuyển đạt 1,3 triệu tấn, tương ứng khối lượng hàng hoá luân chuyển là 666,8 triệu tấn.km.

- Từ cảng biển của Duyên hải Nam Trung Bộ đã hình thành các tuyến đường biển nội địa đến các vùng của nước ta, các tuyến đường biển quốc tế đến các quốc gia trong khu vực và thế giới.

* Du lịch biển đảo

- Du lịch biển đảo ở Duyên hải Nam Trung Bộ rất phát biển với nhiều hoạt động du lịch gần với khai thác tài nguyên vùng biển đảo.

- Các sản phẩm du lịch biển đảo nổi bật là: du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng biển đảo gắn với di sản, tìm hiểu văn hoá biển, ẩm thực biển.....

- Lượng khách du lịch do các cơ sở lưu trú và lữ hành phục vụ ở Duyên hải Nam Trung Bộ tăng lên khả nhanh, hằng năm du lịch biển đảo thu hút khoảng 11,4% lượt khách quốc tế và khoảng 19,4% lượt khách nội địa so với cả nước. Đoanh thu du lịch lữ hành chiếm khoảng 12,5 ° của cả nước (năm 2021).

- Trên địa bàn có một số diễm, khu du lịch biển đảo nổi tiếng như: Sơn Trà, Mỹ Khê (Đà Nẵng), Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Quy Nhơn (Bình Định), Nha Trang (Khánh Hoà), Mũi Né (Bình Thuận).... Thành phố Đà Năng và Nha Trang là hai trung tâm du lịch biển đảo lớn của Duyên hải Nam Trung Bộ,

* Khai thác khoáng sản biển

- Khai thác khoáng sản biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ nổi bật là muối với sản lượng đứng đầu cả nước và đã hình thành các cánh đồng muối nổi tiếng như: Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Cà Nà (Ninh Thuận).... 

- Ngoài ra, một số khoáng sản khác như: cát thuỷ tỉnh, ti-tan (ở Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định) và khí tự nhiên (ở Bình Thuận) được khai thác và bước đầu đạt hiệu quả.

- Nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi) là trung tâm chế biến dầu khi lớn của nước ta và có ý nghĩa rất quan trọng trong tiêu thụ nguyên liệu tại chỗ khi tài nguyên khí tự nhiên ở vùng thềm lục địa Duyên hải Nam Trung Bộ được khai thác.

IV. HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN

Câu hỏi: Dựa vào thông tin bài học, hãy trình bày hướng phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ.

Bài làm chi tiết:

Hướng phát triển kinh tế biển của Duyên hải Nam Trung Bộ là phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển gắn bảo vệ môi trường, bảo vệ hệ sinh thái biển, thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo an ninh quốc phòng và hợp tác quốc tế. Cụ thể:

  • Tập trung phát triển các ngành kinh tế biển để trở thành vùng mạnh về biển, giàu từ biển. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển kinh tế biển xanh và bền vững.

  • Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, nâng cao hiệu quả hoạt động các khu kinh tế ven biển, khu công nghiệp, hệ thống đô thị ven biển.

  • Đẩy mạnh liên kết vùng, mở rộng quan hệ đối ngoại, đặc biệt với nước láng giềng Lào và các nước thuộc tiểu vùng sông Mê Công.

  • Đảm bảo cân bằng, hài hoà giữa phát triển và bảo tồn các giá trị tự nhiên và vẫn hoá biển đảo, xây dựng môi trường văn hoá, xã hội vùng biển đảo gắn bó, thân thiện, kết hợp chặt chẽ giữa phát trển kinh tế - xã hội với bảo đảm vững chắc an ninh quốc phòng và chủ quyền biển đảo.

  • Bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên rừng và biển, chủ động phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.

V. Ý NGHĨA PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN ĐỐI VỚI AN NINH QUỐC PHÒNG

Câu hỏi: Dựa vào thông tin bài học, hãy trình bày ý nghĩa phát triển kinh tế biển đối với an ninh quốc phòng ở Duyên hải Nam Trung Bộ. Lấy ví dụ cụ thể.

Bài làm chi tiết:

Phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ có ý nghĩa rất to lớn đối với an ninh quốc phòng trong vùng và cả nước.

  • Góp phần tăng cường tiềm lực nền kinh tế quốc gia, nâng cao vị thế trong đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển, góp phần duy trì môi trường hoà bình, ổn định.

  • Cơ sở để khẳng định chủ quyền vùng biển đảo, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam; đảm bảo độc lập và toàn vẹn lãnh thổ.

  • Nền tảng quan trọng trong việc củng cố, hoàn thiện và phát triển an ninh quốc phòng của Duyên hải Nam Trung Bộ và cả nước.

LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG

Câu 1: Dựa vào bảng 22, hãy vẽ biểu đồ cột chồng thể hiện sản lượng cá biển trong tổng sản lượng hải sản khai thác ở Duyên hải Nam Trung Bộ giai đoạn 2010-2021. Nhận xét.

Bài làm chi tiết:

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN SẢN LƯỢNG CÁ BIỂN TRONG TỔNG SẢN LƯỢNG HẢI SẢN KHAI THÁC Ở DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ GIAI ĐOẠN 2010-2021

Nhận xét:

  • Sản lượng hải sản khai thác tăng đều qua các năm. Trong đó sản lượng cá biển khai thác chiếm phần lớn tổng sản lượng hải sản.

  • Giai đoạn 2010 – 2021, sản lượng hải sản khai thác tăng 460,8 nghìn tấn; từ 707,1 nghìn tấn lên 1167,9 nghìn tấn.

  • Giai đoạn 2010 – 2021, sản lượng cá biển tăng 449,1 nghìn tấn, từ 516,9 nghìn tấn lên 966 nghìn tấn.

Câu 2: Thu thập tài liệu, viết đoạn văn ngắn giới thiệu về một điểm du lịch hoặc một cảng biển của Duyên hải Nam Trung Bộ.

Bài làm chi tiết:

Cảng Quy Nhơn - Cửa ngõ giao thương của Duyên hải Nam Trung Bộ

Cảng Quy Nhơn tọa lạc tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, là một trong những cảng biển lớn nhất khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ. Cảng có vị trí địa lý chiến lược, nằm trên tuyến đường hàng hải quốc tế, là cửa ngõ giao thương quan trọng của khu vực. Cảng Quy Nhơn có lịch sử lâu đời, được xây dựng từ đầu thế kỷ 20. Cảng đã được đầu tư nâng cấp nhiều lần, hiện nay có thể tiếp nhận tàu có trọng tải đến 50.000 tấn. Cảng có hệ thống cầu bến hiện đại, kho bãi rộng rãi, cùng với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, đáp ứng tốt nhu cầu vận chuyển hàng hóa trong nước và quốc tế. Cảng Quy Nhơn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định và khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ. Cảng là nơi xuất nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp trong khu vực, góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và thu hút đầu tư. Cảng cũng là nơi tạo việc làm cho nhiều người dân địa phương. Ngoài ra, Cảng Quy Nhơn còn là điểm du lịch hấp dẫn du khách. Du khách đến đây có thể tham quan cảnh quan hùng vĩ của biển cả, tìm hiểu về hoạt động của cảng biển và thưởng thức hải sản tươi ngon. Với vị trí địa lý chiến lược, hạ tầng hiện đại và đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, Cảng Quy Nhơn hứa hẹn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong tương lai, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ.

Tìm kiếm google:

Giải địa lí 12 Kết nối tri thức, Giải bài 22 Phát triển kinh tế biển ở địa lí 12 kết nối, giải địa lí 12 KNTT bài 22 Phát triển kinh tế biển ở

Xem thêm các môn học

Giải địa lí 12 KNTT mới


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com