Giải chi tiết Địa lí 12 KNTT bài 21 Thương mại và du lịch

Hướng dẫn giải chi tiết bài 21 Thương mại và du lịch sách mới Địa lí 12 Kết nối tri thức. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.

MỞ ĐẦU

Thương mại và du lịch là một trong những động lực tăng trưởng kinh tế ở nước ta, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ra thế giới. Sự phát triển của hai ngành này có ảnh hưởng sâu rộng tới các ngành kinh tế khác và đời sống người dân. Thương mại và du lịch của nước ta đang phát triển và phân bố như thế nào?

Bài làm chi tiết:

Sự phát triển và phân bố của ngành thương mại:

- Sự phát triển:

+ Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của nước ta tăng nhanh và liên tục. 

+ Thương mại trong nước phát triển với đa dạng các loại hình: chợ truyển thống, chợ đầu mối, cửa hàng tiện ích, siêu thị, trung tâm thương mại.... 

- Phân bố:  Hoạt động nội thương khác nhau giữa các vùng, khu vực. Buôn bán trong nước sôi động nhất ở những vùng kinh tế phát triển như: Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng. 

Sự phát triển và phân bố của ngành du lịch:

Sự phát triển:

+ Du lịch ược xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác. 

+ Trong giai đoạn 2000 – 2019, doanh thu và số khách du lịch tăng nhanh. Sau khó khăn do dịch bệnh trên toàn cầu, từ năm 2022, doanh thu và sẽ khách du lịch đang dẫn phục hồi.

+ Một số loại hình du lịch nổi bật của nước ta là du lịch biển đảo, du lịch văn hoá, du lịch sinh thái. Các loại hình du lịch cộng đồng, du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, du lịch đô thị và du lịch khám phả đang phát triển nhanh.

+ Nước ta chú trọng phát triển du lịch bến vững, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên đồng thời phát huy giá trị và bản sắc văn hoá dân tộc. 

I. THƯƠNG MẠI

Câu hỏi: Dựa vào thông tin mục 1, hãy trình bày sự phát triển và phân bố hoạt động nội thương ở nước ta.

Bài làm chi tiết:

Sự phát triển và phân bố hoạt động nội thương ở nước ta:

*Sự phát triển:

- Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của nước ta tăng nhanh và liên tục. 

- Dự báo trong thời gian tới, mức tăng sẽ nhanh hơn do thị trường trong nước lớn và sức mua tăng lên.

- Thương mại trong nước phát triển với đa dạng các loại hình: chợ truyển thống, chợ đầu mối, cửa hàng tiện ích, siêu thị, trung tâm thương mại.... 

- Hệ thống bán buôn, bán lẻ mở rộng và hiện đại hoá, các trung tâm thương mại có vốn đầu tư nước ngoài xuất hiện tại một số đô thị.

- Phương thức buôn bán hiện đại được mở rộng. 

- Thương mại điện tử tăng trưởng nhanh, trở thành kênh phân phối quan trọng, phát huy hiệu quả chuỗi cung ứng và lưu thông hàng hoá trong nước. 

- Tuy nhiên, sự phát triển các loại hình thương mại hiện đại (sàn giao dịch hàng hoá, trung tâm đấu giá,...) còn hạn chế.

* Phân bố:

- Hoạt động nội thương khác nhau giữa các vùng, khu vực. Buôn bán trong nước sôi động nhất ở những vùng kinh tế phát triển như: Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng. Hai trung tâm buôn bán trong nước lớn nhất là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Câu hỏi: Dựa vào thông tin mục 2, và bảng 21.1, hãy trình bày sự phát triển hoạt động ngoại thương ở nước ta.

Bài làm chi tiết:

Sự phát triển hoạt động ngoại thương ở nước ta:

- Trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá tăng nhanh, đạt 669,0 tỉ USD năm 2021. Cán cân thương mại có xu hướng cân bằng hơn. Năm 2021, nước ta xuất siêu 3,2 tỉ USD.

- Về xuất khẩu: 

+ Trị giá xuất khẩu năm 2021 chiếm 50,2% trong tổng trị giá xuất nhập khẩu. Mặt hàng xuất khẩu đa dạng, một số nhóm hàng có vị trí cao trên thị trường thế giới là nông sản, thuỷ sản, dệt may, da giày, đồ gỗ và hàng điện tử. Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu chuyển dịch tích cực. Tỉ trọng nhóm hàng sơ chế, nguyên liệu thổ giảm, tỉ trọng nhóm hàng chế biến tăng. Xu hướng này tạo điều kiện để hàng hoá Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.

+ Thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng. Nước ta khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do để xuất khẩu vào các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU,... Các thị trường tiềm năng như Liên bang Nga, Đông Âu, Bắc Âu,... được đẩy mạnh khai thác.

- Về nhập khẩu: 

+ Trị giá nhập khẩu năm 2021 chiếm 19,8% trong tổng trị giá xuất nhập khẩu. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị hiện đại để nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng và sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam. Hàng điện tử, máy tính và linh kiện có trị giá nhập khẩu lớn nhất (năm 2021). Thị trường nhập khẩu của nước ta chủ yếu là các nước có trình độ khoa học – công nghệ tiên tiến như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ..…

II. DU LỊCH

Câu hỏi: Dựa vào thông tin mục 1,2 và hình 21.1, hãy trình bày sự phát triển và phân hóa lãnh thổ du lịch nước ta.

Bài làm chi tiết:

Sự phát triển và phân hóa lãnh thổ du lịch nước ta:

* Sự phát triển:

- Được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác. 

- Trong giai đoạn 2000 2019, doanh thu và số khách du lịch tăng nhanh. Sau khó khăn do dịch bệnh trên toàn cầu, từ năm 2022, doanh thu và sẽ khách du lịch đang dẫn phục hồi.

- Một số loại hình du lịch nổi bật của nước ta là du lịch biển đảo, du lịch văn hoá, du lịch sinh thái. Các loại hình du lịch cộng đồng, du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, du lịch đô thị và du lịch khám phả đang phát triển nhanh.

- Thị trường khách quốc tế của Việt Nam ngày càng mở rộng, quan trọng nhất là từ Đông Bắc Á, Đông Nam Á, châu Đại Dương. Các thị trường mới, nhiều tiềm năng đang được quan tâm phát triển như Trung Đông, Nam Âu, Nam Á.

- Nước ta chú trọng phát triển du lịch bến vững, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên đồng thời phát huy giá trị và bản sắc văn hoá dân tộc. Quá trình chuyển đổi số trong du lịch, phát triển du lịch thông minh,... cũng được đẩy mạnh.

* Phân hóa lãnh thổ du lịch:

- Tổ chức lãnh thổ du lịch nước ta gồm 7 vùng du lịch, các khu du lịch quốc gia, điểm du lịch quốc gia, đô thị du lịch,... 

- Các trung tâm du lịch lớn của cả nước là Hà Nội, Huế, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. 

- Tổ chức không gian du lịch tạo động lực thúc đẩy phát triển du lịch cho các vùng và cả nước.

Vùng du lịch

Sản phẩm du lịch đặc trưng

Trung du và miền núi Bắc Bộ

Du lịch về nguồn (Đền Hùng, Điện Biên Phủ,...), tham quan tìm hiểu bản sắc văn hoá dân tộc, hệ sinh thái núi cao, hang động (Hà Giang, Sa Pa, Mộc Châu,...), nghỉ dưỡng núi, nghỉ cuối tuần (Mẫu Sơn, Hoà Bình,...), thể thao, khám phá, du lịch biên giới gắn với thương mại cửa khẩu (Lào Cai, Đồng Đăng).

Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc

Du lịch văn hoá gắn với văn minh lúa nước sông Hồng, biển đảo (Hạ Long - Cát Bà, Vân Đồn,...), sinh thái nông nghiệp nông thôn, du lịch cuối tuần, vui chơi giải trí cao cấp.

Bắc Trung Bộ

Tham quan di sản, di tích lịch sử văn hoá (Cố đô Huế, Thành nhà Hồ, Kim Liên,...), biển đảo (Sầm Sơn, Cửa Lò, Lăng Cô - Cảnh Dương,...), tham quan, nghiên cứu hệ sinh thái (Bến En, Bạch Mã, Phong Nha - Kẻ Bàng), du lịch biên giới gắn với các cửa khẩu (Cầu Treo, Lao Bảo).

Duyên hải Nam Trung Bộ

 

 

Du lịch biển đảo (Sơn Trà, Nha Trang, Phú Quý,...), tham quan di tích (Hội An, Mỹ Sơn) kết hợp du lịch nghiên cứu bản sắc văn hoá (văn hoá Chăm, các dân tộc thiểu số ở đông Trường Sơn).

Tây Nguyên

Tham quan tìm hiểu bản sắc văn hoá các dân tộc Tây Nguyên, nghỉ dưỡng núi, tham quan nghiên cứu hệ sinh thái cao nguyên (Đà Lạt, Yok Đôn), du lịch biên giới gắn với cửa khẩu và tam giác phát triển (Bờ Y, Măng Đen, Ialy).

Đông Nam Bộ

Du lịch văn hoá, lễ hội, giải trí, nghỉ dưỡng biển (Long Hải, Phước Hải, Côn Đảo), giải trí cuối tuần (Cần Giờ, Vũng Tàu), thể thao (núi Bà Đen), mua sắm, du lịch biên giới gắn với cửa khẩu (Mộc Bài).

Đồng bằng sông Cửu Long

Du lịch sinh thái (Tràm Chim, U Minh,...), biển đảo (Phú Quốc, Hà Tiên), văn hoá, lễ hội.

 

Câu hỏi: Dựa vào thông tin mục 3, hãy cho biết mối quan hệ giữa du lịch và sự phát triển bền vững ở nước ta

Bài làm chi tiết:

Mối quan hệ giữa du lịch và sự phát triển bền vững ở nước ta:

- Phát triển du lịch bền vững nhằm đáp ứng các yêu cầu về phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, đảm bảo hài hoà lợi ích của các bên tham gia và không làm tổn hại đến nhu cầu du lịch trong tương lai.

- Du lịch tác động tổng hợp đến kinh tế, xã hội, môi trường. Du lịch tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, góp phần phát huy lợi thế của địa phương và tăng cường liên kết vùng. Du lịch làm tăng giá trị di sản văn hoá dân tộc, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam. Du lịch thúc đẩy nâng cao chất lượng lao động, đảm bảo an sinh và giải quyết các vấn để xã hội. Du lịch góp phần gìn giữ và sử dụng hiệu quả tài nguyên sinh thái, di sản thiên nhiên và đa dạng sinh học.

- Phát triển bền vững giúp du lịch phát triển hiệu quả, lâu dài. Kinh tế phát triển, chất lượng cuộc sống người dân tăng lên, thúc đẩy nhu cầu và hiện đại hoá ngành du lịch. Các giá trị văn hoá, nghệ thuật dân gian, sự đa dạng sinh thái được bảo tồn làm đa dạng hoá sản phẩm và tăng giá trị hoạt động du lịch. Môi trường xanh, sạch góp phần phát triển du lịch xanh, du lịch bền vững.

LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG

Câu hỏi: Tóm tắt nội dung ngành ngoại thương theo các ý sau: trị giá, cán cân xuất khẩu, nhập khẩu, hoạt động xuất khẩu, hoạt động nhập khẩu.

Bài làm chi tiết:

Ngành ngoại thương nước ta:

- Trị giá: tăng nhanh, đạt 669,0 tỉ USD năm 2021.

- Cán cân xuất khẩu, nhập khẩu:

+ Có xu hướng cân bằng hơn

+ Năm 2021, nước ta xuất siêu 3,2 tỉ USD 

- Hoạt động xuất khẩu:

+ Trị giá xuất khẩu năm 2021 chiếm 50,2% trong tổng trị giá xuất nhập khẩu. Mặt hàng xuất khẩu đa dạng, một số nhóm hàng có vị trí cao trên thị trường thế giới là nông sản, thuỷ sản, dệt may, da giày, đồ gỗ và hàng điện tử. Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu chuyển dịch tích cực. Tỉ trọng nhóm hàng sơ chế, nguyên liệu thổ giảm, tỉ trọng nhóm hàng chế biến tăng. Xu hướng này tạo điều kiện để hàng hoá Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.

+ Thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng. Nước ta khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do để xuất khẩu vào các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU,... Các thị trường tiềm năng như Liên bang Nga, Đông Âu, Bắc Âu,... được đẩy mạnh khai thác.

- Hoạt động nhập khẩu:

+ Trị giá nhập khẩu năm 2021 chiếm 19,8% trong tổng trị giá xuất nhập khẩu. 

+ Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị hiện đại để nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng và sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam. 

+ Hàng điện tử, máy tính và linh kiện có trị giá nhập khẩu lớn nhất (năm 2021). Thị trường nhập khẩu của nước ta chủ yếu là các nước có trình độ khoa học – công nghệ tiên tiến như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ..…

Câu hỏi: Dựa vào bảng 21.1, vẽ biểu đồ thể hiện trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2021. Nêu nhận xét.

Bài làm chi tiết:

- Nhận xét: Giai đoạn 2010 – 2021, trị giá xuất, nhập khẩu hàng hóa của nước ta tăng đều qua các năm. Cụ thể:

+ Xuất khẩu tăng từ 72,2 tỉ USD (2010) lên 336,1 tỉ USD (2021); tăng 263,9 tỉ USD. Giai đoạn 2015 – 2021 tăng 174,1 tỉ USD; tăng mạnh nhất trong giai đoạn 2010 – 2021.

+ Nhập khẩu tăng từ 84,8 tỉ USD (2010) lên 332,9 tỉ USD (2021); tăng 248,1 tỉ USD. Giai đoạn 2015 – 2021 tăng 167,2 tỉ USD; tăng mạnh nhất trong giai đoạn 2010 – 2021.

Câu hỏi: Viết bài quảng bá sản phẩm du lịch đặc trưng tại vùng du lịch nơi em sống.

Bài làm chi tiết:

Khám phá Tràng An - Hành trình tâm linh huyền ảo

Tràng An, một trong những di sản thiên nhiên và văn hóa của thế giới, là điểm đến không thể bỏ qua khi đặt chân đến vùng đất Ninh Bình. Với vẻ đẹp kỳ diệu của non nước và những giá trị lịch sử văn hóa lâu đời, Tràng An thu hút du khách từ khắp nơi bởi không chỉ là một địa điểm du lịch mà còn là nơi hội tụ linh khí của đất trời. Du thuyền trên dòng sông Ngô Đồng thơ mộng, du khách sẽ được chiêm ngưỡng cảnh quan hùng vĩ của những dãy núi đá vôi, những hang động huyền bí và những ngôi đền cổ kính. Tham quan đền Trình, du khách sẽ cầu nguyện bình an và may mắn cho bản thân và gia đình. Khám phá hang Tối, du khách sẽ được chiêm ngưỡng nhũ đá lấp lánh và huyền ảo. Thăm đền Trần, du khách sẽ tìm hiểu về lịch sử và văn hóa của triều đại nhà Trần. Leo núi Múa, du khách sẽ được ngắm nhìn toàn cảnh hùng vĩ của Quần thể danh thắng Tràng An.

Tràng An được coi là "địa linh nhân kiệt", nơi hội tụ linh khí của đất trời. Nơi đây gắn liền với truyền thuyết vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân và lập ra nhà Đinh. Các di tích lịch sử văn hóa tại Tràng An như đền Trình, đền Trần, đền Phủ Khống là những điểm đến tâm linh thu hút du khách thập phương.

Đến với Tràng An, chúng ta lưu ý mặc trang phục lịch sự, kín đáo khi tham quan các đền, chùa; giữ gìn vệ sinh môi trường, cảnh quan và tuân thủ các quy định tại khu di tích.

Hãy đến với Tràng An để trải nghiệm hành trình du lịch tâm linh huyền ảo, hòa mình vào thiên nhiên hùng vĩ và khám phá giá trị lịch sử văn hóa độc đáo.

Tìm kiếm google:

Giải địa lí 12 kết nối tri thức, giải bài 21 Thương mại và du lịch địa lí 12 Kết nối, giải sgk địa lí 12 KNTT bài 21 Thương mại và du lịch

Xem thêm các môn học

Giải địa lí 12 KNTT mới


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com