Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
Sau bài học này, HS:
+ Nhận biết được sự có mặt của không khí.
+ Xác định được một số tính chất của không khí.
+ Nhận biết được trong không khí có hơi nước, bụi,…
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về sự có mặt của không khí. b. Cách thức thực hiện: - GV đặt câu hỏi: Ngoài thức ăn và nước uống, con người cần không khí để duy trì sự sống. Vậy không khí có ở đâu? - GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong mô tả cảm nhận của mình. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét chung và đưa ra kết luận: Không khí có quanh chúng ta. - GV dẫn dắt vào bài học: Không khí có ở đâu? Tính chất và thành phần của không khí. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Không khí có ở đâu a. Mục tiêu: HS hiểu được không khí có ở mọi nơi và mọi chỗ rỗng bên trong vật. b. Cách tiến hành: - GV chia lớp thành các nhóm 4 để tham gia hoạt động. * HĐ 1.1 - GV yêu cầu HS đọc thông tin mô tả cách tiến hành thí nghiệm như hình 1 trong SGK. - GV yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm. - GV quan sát các nhóm làm thí nghiệm. - GV nhắc HS tránh gây mất trật tự. - GV mời đại diện 1- 2 nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV yêu cầu HS thảo luận, trả lời câu hỏi: Giải thích hiện tượng xảy ra và cho biết trong túi ni-lông chứa gì. - GV mời đại diện 1- 2 nhóm trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét và đưa ra đáp án: Khi bóp nhẹ túi thấy có bọt khí thoát ra ngoài, điều này chứng tỏ trong túi chứa không khí. * HĐ 1.2, 1.3 - GV cho HS quan sát hình 2. - GV yêu cầu HS đưa ra dự đoán về bên trong chai rỗng và miếng bọt biển khô chứa gì. - GV mời đại diện 1- 2 nhóm xung phong trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV chưa chốt đúng sai mà tiếp tục cho HS quan sát hình 3. - GV yêu cầu các nhóm tự nhận xét xem dự đoán ban đầu của nhóm là đúng hay sai. - GV mời đại diện 1- 2 nhóm dự đoán lại. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét và đưa ra đáp án: Vì trong chai và miếng bọt biển có chứa không khí, khi nước chiếm chỗ thì không khí thoát ra ngoài. - GV đặt câu hỏi: Từ các hiện tượng quan sát được ở hình 1, hình 2, hình 3 và trong cuộc sống, hãy cho biết: không khí có ở đâu. - GV mời đại diện 1- 2 nhóm trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét và đưa ra kết luận: Không khí có ở xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật. Hoạt động 2: Không khí có những tính chất gì? a. Mục tiêu: HS nhận biết được các tính chất của không khí: màu, mùi, vị, hình dạng, tính trong suốt, tính chất dãn ra và nén lại. b. Cách tiến hành: - GV chia lớp thành các nhóm 4 để tham gia hoạt động. * HĐ 2.1, 2.2 - GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời các câu hỏi: Quanh em là không khí. + Hãy dùng các giác quan và cho biết màu, mùi, vị của không khí. + Nêu ví dụ mùi thơm hay mùi khó chịu mà em ngửi thấy trong không khí. Mùi đó có phải là mùi của không khí không? Vì sao? + Chúng ta nhìn thấy nhau và nhìn thấy đồ vật quanh ta, từ đó nhận xét về tính trong suốt của không khí. - GV mời đại diện 1 - 2 nhóm trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm có câu trả lời đúng. - GV đặt câu hỏi:
|
- HS lắng nghe GV đặt câu hỏi.
- HS trả lời: Không khí có ở xung quanh nơi ta sống.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài.
- HS chia nhóm theo hướng dẫn của GV.
- HS đọc thông tin trong sách.
- HS thực hiện yêu cầu của GV. - HS làm thí nghiệm theo nhóm. - HS lắng nghe, trật tự. - HS báo cáo kết quả thí nghiệm: Khi cho túi ni-lông bị tăm chọc thủng vào nước, ta thấy có bọt khí nổi lên.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, ghi bài.
- HS quan sát hình.
- HS lắng nghe yêu cầu của GV.
- HS trả lời: Bên trong chai rỗng và miếng bọt biển khô chứa không khí.
- HS quan sát hình.
- HS thực hiện yêu cầu của GV.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời: Không khí có mặt ở xung quanh chúng ta. - HS lắng nghe, ghi bài.
- HS chia nhóm theo hướng dẫn của GV.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời: + Không khí không màu, không mùi, không vị. + Nếu có mùi thơm hay mùi khó chịu nào đó thì đó không phải mùi của không khí. + Không khí có tính trong suốt. - HS lắng nghe, chữa bài.
- HS lắng nghe GV đặt câu hỏi.
|
--------------- Còn tiếp -----------------
Với Toán, Văn:
Với các môn còn lại:
LƯU Ý:
=> Khi đặt: Nhận luôn tiết giáo án mẫu + tặng kèm mẫu phiếu trắc nghiệm, đề kiểm tra