Soạn mới giáo án Lịch sử 8 CTST bài 23: Việt Nam đầu thế kỉ XX

Soạn mới Giáo án Lịch sử 8 CTST bài Việt Nam đầu thế kỉ XX. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 23: VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỈ XX

(3 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

HS học về:

  • Tác động của các cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với xã hội Việt Nam.
  • Hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và Nguyễn Tất Thành.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Năng lực tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng được các sơ đồ 23.1 – 23.6; các tư liệu 23.2, 23.3, 23.4, 23.5 để tìm hiểu về xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và Nguyễn Tất Thành.
  • Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Nêu được tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với xã hội Việt Nam; Giới thiệu được những nét chính về hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và Nguyễn Tất Thành.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Thông qua tìm hiểu về hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và Nguyễn Tất Thành, rút ra bài học cho bản thân.
  1. Phẩm chất
  • Đồng cảm: chia sẻ với nỗi đau khổ của các giai cấp, tầng lớp bị bóc lột dưới chế độ thực dân phong kiến; lên án chính sách áp bức, bóc lột, bất công; ủng hộ cái tiến bộ.
  • Trân trọng và biết ơn công lao của những nhà yêu nước, cách mạng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.
  • Lược đồ, hình ảnh có liên quan đến nội dung bài học.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Lịch sử và Địa lí 8.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Nhà lịch sử thông thái. GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh về 3 nhà cách mạng tiêu biểu đầu thế kỉ XX (Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Tất Thành) và yêu cầu 2 đội chơi lần lượt nêu những hiểu biết của bản thân về các nhà cách mạng tiêu biểu này.
  4. Sản phẩm: Những hiểu biết của HS về Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Tất Thanh.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Nhà lịch sử thông thái.

- GV chọn 8 HS, chia thành 2 đội chơi và phổ biến luật chơi:

+ HS quan sát hình ảnh về 3 nhà cách mạng tiêu biểu đầu thế kỉ XX.

+ 2 đội chơi lần lượt nêu thông tin, hiểu biết về các nhà cách mạng này.

+ Câu trả lời của đội sau phải khác câu trả lời của đội đã trả lời trước.

+ Đội nào nêu được nhiều thông tin đúng hơn đội đó là đội chiến thắng.

- GV trình chiếu cho 2 đội chơi và HS cả lớp quan sát hình ảnh về 3 nhà cách mạng tiêu biểu đầu thế kỉ XX:

Phan Bội Châu

(1867 – 1940)

Phan Châu Trinh

(1872 – 1926)

Nguyễn Tất Thành

(1890 – 1969)

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, vận dụng kiến thức đã học và một số hiểu biết của bản thân để chơi trò chơi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

GV mời đại diện lần lượt 2 đội chơi nêu hiểu biết, thông tin về 3 nhà cách mạng tiêu biểu: Phan Bội Châu Trinh, Phan Châu Trinh, Nguyễn Tất Thành.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá từng thông tin 2 đội đưa ra và tuyên bố đội thắng cuộc.

- GV kết luận:

+ Phan Bội Châu sinh ra trong một gia đình nhà nho ở xã Xuân Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông nổi tiếng là người thông minh, học giỏi, từng đỗ Giải nguyễn (đỗ đầu) trong kì thi Hương ở trường thi Nghệ An năm 1900. Không chỉ là nhà hoạt động yêu nước, Phan Bội Châu còn là nhà văn, nhà thơ và nhà sử học lớn của Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ XX.

+ Phan Châu Trinh sinh ra trong một gia đình trí thức ở làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam  (nay thuộc xã Tam Lộc, huyện Phù Ninh, tỉnh Quảng Nam). Lớn lên ở vùng đất có hoạt động ngoại thương phát triển, ông có tư tưởng tiến bộ, ủng hộ cái mới. Sau khi thi đỗ Cử nhân (1900) và đỗ Phó bảng (1901), Phan Châu Trinh làm quan trong Triều đình Huế. Đầu năm 1905, ông từ bỏ quan trường để tập trung vào hoạt động cứu nước.

+ Nguyễn Tất Thành sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Khi học ở trường Quốc học Huế (1906), được tiếp xúc với văn hóa Pháp với khẩu hiệu “Tự do – Bình đẳng – Bác ái”, Nguyễn Tất Thành mong muốn sang nước Pháp và các nước khác để tìm hiểu.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Năm 1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Taasyt Thành đã ra đi tìm đường cứu nước. Vậy bối cảnh nào thúc đẩy Người sang phương Tây? Con đường và những hoạt động của Người có gì khác so với các nhà yêu nước tiền bối như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 23: Việt Nam đầu thế kỉ XX.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với xã hội Việt Nam

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với xã hội Việt Nam.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Tư liệu 23.1, 23.2, thông tin mục 1 SGK tr.90, 91 và trả lời câu hỏi:

- Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã dẫn đến những thay đổi gì trong xã hội Việt Nam.

- Tư liệu 23.2 phản ánh những mâu thuẫn cơ bản nào trong xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX?

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với xã hội Việt Nam và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiêm vụ học tập

- GV dẫn dắt kiến thức: Bối cảnh lịch sử Việt Nam sau khi Pháp xâm chiếm bằng quân sự:

+ Thực dân Pháp:

·      Củng cố bộ máy thống trị.

·      Bắt tay vào cuộc khai thác thuộc địa.

→ Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp kéo dài từ năm 1897 đến năm 1914.

+ Việt Nam:

·      Bị chia làm 3 xứ - 3 chế độ cai trị khác nhau: Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì.

·      Tên nước ta bị xóa bỏ trên bản đồ chính trị thế giới.

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác bảng Chính sách khai thác thuộc địa, bảng Tác động đến xã hội SGK tr.91 và trả lời câu hỏi: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã dẫn đến những thay đổi gì trong xã hội Việt Nam?

- GV cung cấp cho HS thêm một số hình ảnh, video liên quan đến tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam (đính kèm phía dưới Hoạt động 1).

- GV yêu cầu HS tiếp tục luận cặp đôi, khai thác Hình 23.2 và trả lời câu hỏi: Tư liệu phản ánh những mâu thuẫn cơ bản nào trong xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX?

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu các nhóm tiếp tục thảo luận và trả lời câu hỏi:

Có ý kiến cho rằng: “Tác động của các chính sách đến tình hình Việt Nam mang tính hai mặt”. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, video, tư liệu trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp trong xã hội Việt Nam.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi khai thác Tư liệu 23.2:

+ Hình 2, 4: 2 bộ phận đối lập nhau về địa vị xã hội và đời sống:

·      Tư sản, địa chủ, chủ nhà máy, đồn điền.

·      Công nhân, nông dân, đầy tớ.

→ Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ, công nhân với tư sản.

+ Hình 1, 3:

·      Hình 1: bức ảnh chụp một phu xe người Việt đang kéo xe, ngồi sau xe là một người phụ nữa Pháp.

→ Sự khốn cùng của người dân mất nước và sự thống trị của người Pháp ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.

Hình 3: cảnh khốn khó của những người nông dân ở Bắc Kì dưới sự thống trị của thực dân Pháp.

→ Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam và kẻ xâm lược.

- GV mời đại diện 1 - 2 trả lời câu hỏi mở rộng:

Tác động của các chính sách đến tình hình Việt Nam mang tính hai mặt.

+ Tất cả các chính sách của thực dân Pháp thực hiện ở Việt Nam đều nhằm phục vụ cho công cuộc cai trị, bóc lột của chính quyền thực dân. Vì vậy, “chia để trị”, nô dịch, đàn áp, vơ vét, bóc lột tối đa các nguồn lợi, nguồn lực từ thuộc địa là mục tiêu số một của họ.

+ Trong chừng mực nhất định, những chính sách đã đưa đến một số biến chuyển/tác động tích cực nhất định về kinh tế, xã hội, văn hóa:

·      Sự xuất hiện của một số công trình cơ sở hạ tầng, giao thông, đô thị.

·      Sự phát triển hơn của nền thương nghiệp, tài chính.

·      Sự du nhập của một số tư tưởng, trào lưu văn hóa tiến bộ.

·      Sự xuất hiện của các giai tầng mới trong xã hội. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Tuy có một số tác động tích cực nhất định (nằm ngoài mong muốn của chính quyền thực dân), về cơ bản cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã khiến Việt Nam phụ thuộc chặt chẽ về mọi mặt vào nước Pháp.

+ Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến.

+ Trong xã hội tồn tại hai mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với xã hội Việt Nam

* Chính sách khai thác thuộc địa:

- Kinh tế:

+ Cướp đoạt ruộng đất, lập đồn điền trồng lúa, chè, cao su.

+ Tập trung khai thác than, kim loại.

+ Xây dựng hệ thống giao thông phục vụ khai thác tài nguyên, đem về Pháp.

+ Duy trì các loại thuế cũ, ban hành nhiều loại thuế mới.

- Văn hóa, giáo dục:

+ Duy trì giáo dục Nho học ở Bắc Kì (1915), Trrung Kì (1919).

+ Mở các trường dạy tiếng Pháp.

+ Mở viện nghiên cứu, trường đại học, truyền bá văn hóa Pháp vào Việt Nam.

* Tác động đến xã hội:

- Biến đổi trong tầng lớp địa chủ, nông dân:

+ Giai cấp địa chủ: số lượng ngày càng tăng đông thêm.

+ Giai cấp nông dân: ngày càng bị bần cùng hóa, lâm vào cảnh nghèo khổ, không lối thoát.

- Cấu trúc xã hội thay đổi:

+ Xuất hiện tầng lớp tư sản, tiểu tư sản, trí thức thành thị.

+ Đội ngũ công nhân Việt Nam ra đời.

 

 

 

TƯ LIỆU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHAI THÁC THUỘC ĐỊA

LẦN THỨ NHẤT CỦA THỰC DÂN PHÁP Ở VIỆT NAM

Nông dân Việt Nam thời thuộc Pháp

đầu thế kỉ XX

Công nhân Việt Nam làm việc trong hầm mỏ của người Pháp đầu thế kỉ XX

Công nhân cạo mủ cao su

Công nhân khai mỏ

Tuyến đường sắt đưa cao su về Sài Gòn

Mặt trước nhà Ga Hàng Cỏ

(Ga Hà Nội) khoảng năm 1912

Tuyến đường xe lửa Sài Gòn- Mỹ Tho

Đường thuộc địa số 1 thời Pháp thuộc, nay là Quốc lộ 1A

Cầu Bình Lợi (Sài Gòn)

Soái phủ Sài Gòn

  
  

Phủ Toàn quyền Đông Dương tại Hà Nội

  

Nhà hát lớn ở Hà Nội

  

Nhà hát lớn ở Sài Gòn

Nông nghiệp Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất

https://www.youtube.com/watch?v=sZc541hvLKk

Công nghiệp Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất

https://www.youtube.com/watch?v=BAvkrFP2V70

Hoạt động 2. Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS giới thiệu được những nét chính về hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo 4 nhóm, khai thác Hình 23.3 – 23.5, mục Em có biết, thông tin mục 2a, 2b SGK tr.92, 93 và trả lời câu hỏi:

- Tư tưởng “khai dân trí, chấn dân khí” được thể hiện như thế nào qua những hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh?

- Em có đồng ý với quan điểm “chi bằng học” như là con đường ưu tiên để giành lấy độc lập tự do của dân tộc vào đầu thế kỉ XX không? Vì sao?

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những nét chính trong hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cho 4 nhóm tìm hiểu trước ở nhà:

+ Nhóm 1, 3:

·      Sưu tầm tư liệu từ sách, báo, internet, tìm hiểu về Phan Bội Châu, thiết kế thẻ nhân vật theo gợi ý (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2).

·      Tìm hiểu về hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu.

+ Nhóm 2, 4:

·      Sưu tầm tư liệu từ sách, báo, internet, tìm hiểu về Phan Châu Trinh, thiết kế thẻ nhân vật theo gợi ý (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2).

·      Tìm hiểu về hoạt động yêu nước của Phan Châu Trinh.

Nhiệm vụ 1: Hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt:

+ Đầu thế kỉ XX, tư tưởng dân chủ tư sản được truyền bá vào Việt Nam, được một số bộ phận sĩ phu yêu nước đón nhận.

+ Phong trào theo khuynh hướng mới xuất hiện, đề cao “khai dân trí” (mở mang nhận thức, tri thức cho dân), “chấn dân khí” (chấn hưng ý chí, khí phách cho dân), làm cho người dân ý thức được quyền của mình.

→ Tiêu biểu là Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh.

- GV nhắc lại nhiệm vụ cụ thể cho Nhóm 1, 3:

Khai thác Hình 23.3, 23.4, thông tin mục 2a SGK tr.92 và trả lời câu hỏi: Tư tưởng “khai dân trí, chấn dân khí” được thể hiện như thế nào qua những hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu?

  

- GV cung cấp thêm cho HS một số hình ảnh, video về con người, hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, video, thông tin trong mục, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện Nhóm 1 (hoặc Nhóm 3) chứng minh tư tưởng “khai dân trí, chấn dân khí” được thể hiện qua những hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Phan Bội Châu chủ trương cứu nước bằng biện pháp bạo động.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

2. Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918

a. Hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu

* Phong trào Đông du:

- T5/1904: ông cùng các đồng chí lập ra Duy tân hội tại Quảng Nam.

Lập ra nước Việt Nam độc lập.

- T2/1905: sang Nhật cầu viện, tổ chức phong trào Đông du: 200 sinh viên được đưa sang Nhật.

- T3/1909: Phan Bội Châu bị trục xuất khỏi Nhật.

Phong trào Đông du tan rã.

* Việt Nam Quang phục hội:

- T5/1912: ông cải tổ Duy tân hội thành Việt Nam Quang phục hội (tại Trung Quốc) với mục đích:

+ Đánh đuổi giặc Pháp.,

+ Thành lập Cộng hòa Dân quốc Việt Nam.

 - Ngày 24/12/1913: Phan Bội Châu bị quân phiệt Trung Quốc bắt giam ở nhà tù Quảng Đông.

Việt Nam Quang phục hội tan rã.

 

 

 

 

MỘT SỐ TƯ LIỆU VỀ HOẠT ĐỘNG YÊU NƯỚC CỦA PHAN BỘI CHÂU

  

Phan Bội Châu và Cường Để (Hoàng thân nhà Nguyễn) tại Nhật Bản

Phan Bội Châu (ngồi, thứ hai từ phải sang) và dân làng Asaba trước tấm bia

Phan Bội Châu (phải) với Hồ Tùng Mậu (giữa) và Ngô Thành (trái)

Tượng đồng Phan Bội Châu, 19 Lê Lợi, bên cầu Trường Tiền, Thanh phố Huế

Căn nhà tranh là nơi ở của

“ông già Bến Ngự”

Nơi an trí Ông già Bến Ngự

vào những năm cuối đời

Mộ Phan Bội Châu

https://www.youtube.com/watch?v=TzXE_d7Y6fI

https://www.youtube.com/watch?v=bjAorhrD2ec&t=11s

Soạn mới giáo án Lịch sử 8 CTST bài 23: Việt Nam đầu thế kỉ XX

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 300k/kì - 350k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án Lịch sử 8 CTST mới, soạn giáo án Lịch sử 8 mới CTST bài Việt Nam đầu thế kỉ XX, giáo án Lịch sử 8 chân trời

Soạn mới giáo án Lịch sử 8 chân trời


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay