4.
a)
Na | B | O | H | |
Vị trí |
nhóm IA, chu kì 3 |
nhóm IIIA, chu kì 2 |
nhóm VIA, chu kì 3 |
nhóm IA, chu kì 1 |
Cấu hình electron |
$1s^{2}2s^{2}2p^{6}3s^{1}$ |
$1s^{2}2s^{2}2p^{1}$ |
$1s^{2}2s^{2}2p^{4}$ |
$1s^{1}$ |
b) Chiều bán kính nguyên tử tăng dần: H, O, B, Na.
c) Chiều độ âm điện giảm dần: O, H, B, Na
Giải thích: Theo chiều tăng điện tích hạt nhân thì trong một chu kì thì bán kính nguyên tử giảm dần và độ âm điện tăng dần, trong một nhóm thì bán kính nguyên tử tăng dần, độ âm điện giảm dần.
5.
a)
H | C | N | O | |
Vị trí |
nhóm IA, chu kì 1 |
nhóm IVA, chu kì 2 |
nhóm VA, chu kì 2 |
nhóm VIA, chu kì 2 |
b)
Tính phi kim theo thứ tự tăng dần: H, C, N, O.
Bán kính nguyên tử theo thứ tự tăng dần: H, O, N, C.
Độ âm điện theo thứ tự tăng dần: H, C, N, O.
Giải thích: Theo chiều tăng điện tích hạt nhân thì trong một chu kì thì bán kính nguyên tử giảm dần, tính phi kim tăng dần và độ âm điện tăng dần, trong một nhóm thì bán kính nguyên tử tăng dần, tính phi kim giảm dần độ âm điện giảm dần.
6.
a) Do A và B có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân là 25 mà A và B đứng liền tiếp nhau trong cùng một chu kì nên điện tích hạt nhân của A và B lần lượt là: 12, 13.
Cấu hình electron A (Mg): $1s^{2}2s^{2}2p^{6}3s^{2}$
Cấu hình electron B (Al): $1s^{2}2s^{2}2p^{6}3s^{2}3p^{1}$
Vị trí của A: nhóm IIA, chu kì 3.
Vị trí của B: nhóm IIIA, chu kì 3.
b) Tính kim loại của Mg mạnh hơn Al, tính phi kim của Mg yếu hơn Al. Do trong một chu kì theo chiều tăng điện tích hạt nhân thì tính kim loại giảm xuống, tính phi kim tăng lên.