Câu hỏi ôn tập Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả KNTT mới

Tải bộ câu hỏi ôn tập Công nghệ 9 - Trải nghiệm nghề nghiệp - Trồng cây ăn quả Kết nối tri thức chương trình mới. Bộ tài liệu tổng hợp nhiều dạng bài tập, câu hỏi hay, tổng hợp kiến thức trọng tâm của bài học giúp học sinh ôn tập, nắm chắc kiến thức, đạt thành tích tốt trong học tập. Mời thầy cô và các em kéo xuống tham khảo.

BÀI 7: KĨ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CHUỐI

(14 CÂU)

1. NHẬN BIẾT (6 CÂU)

Câu 1: Trình bày đặc điểm thực vật học của cây chuối.

Trả lời:

Đặc điểm thực vật học của cây chuối:

Cây chuối có tên khoa học là Musa sp, là loại cây ăn quả được trồng phổ biến ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới.

- Bộ rễ: Thuộc loại rễ chùm, có hai loại là rễ ngang và rễ thẳng.

+ Rễ ngang: mọc xung quanh củ chuối, phân bố ở lớp đất mặt, sinh trưởng khỏe, đảm bảo chức năng hút nước và dinh dưỡng nuôi cây.

+ Rễ thẳng: mọc ở dưới củ, giúp cây đứng vững.

- Thân, cành:

+ Thân củ, nằm dưới mặt đất.

+ Phần thân trên mặt đất là thân giả, có hình trụ, được hình thành bởi các bẹ lá xếp chồng lên nhau.

+ Thân giả có 90% là nước.

- Lá: 

+ Cây chuối trưởng thành có từ 10 – 15 lá tùy giống.

+ Lá chuối có diện tương đối lớn, phiến là rộng 0,6 m và dài 3 m. 

+ Dễ bị thoát hơi nước qua lá. 

- Hoa: 

+ Thuộc loại hoa chùm, gồm: hoa cái, hoa lưỡng tính, hoa đực.

+ Hoa cái có khả năng phát triển thành quả. 

- Quả: 

+ Quả chuối ra thành nải trên trục hoa thành buồng chuối, số quả của mỗi nải và số nải của mỗi buồng tùy thuộc vào từng giống.

+ Khi quả chín có màu vàng, thịt quả mềm, vị ngọt.

 

Câu 2: Nêu các yếu cầu về ngoại cảnh của cây chuối.

Trả lời:

Các yếu tố về ngoại cảnh của cây chuối:

- Nhiệt độ:

+ Nhiệt độ từ 25°C - 35°C: cây chuối sinh trưởng, phát triển tốt.

+ Nhiệt độ xuống dưới 16°C: cây chuối sinh trưởng chậm

+  Nhiệt độ ưới 12°C: cây chuối ngừng sinh trưởng.

- Lượng mưa và độ ẩm:

+ Cây chuối cần nhiều nước cho quá trình sinh trưởng, phát triển nhưng không chịu được ngập úng.

+ Vùng trồng chuối thích hợp là nơi có lượng mưa khoảng 1 200 – 2 400mm/năm, phân bố đều trong các tháng.

- Ánh sáng:

+ Có khả năng thích ứng trong phạm vi cường độ ánh sáng rộng. 

+ Cường độ ánh sáng cho cây chuối sinh trưởng, phát triển từ 1 000 Lux đến 10 000 Lux. 

- Đất trồng:

+ Thích hợp với các loại đất: đất thịt nhẹ, đất pha cát, đất phù sa,…

+ Đất trồng chuối tốt nhất ở những nơi thoát nước tốt, độ pH trong khoảng 6,0 – 7,4.  

- Gió: 

+ Cây chuối dễ bị ảnh hưởng bởi gió.

+ Gió mạnh tạo ra sự thoát hơi nước bất thường, làm rách lá, gẫy đổ cây. 

 

Câu 3: Trình bày quy trình kĩ thuật trồng cây chuối.

Trả lời:

Quy trình kĩ thuật trồng cây chuối:

- Thời vụ:

+ Các tỉnh phía Nam: thời vụ trồng thích hợp từ đầu đến giữa mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 8) để cây chuối sau khi trồng được sinh trưởng trong điều kiện mưa nhiều. 

+ Các tỉnh phía Bắc: trồng vụ xuân (từ tháng 2 đến tháng 4) và vụ thu (từ tháng 8 đến tháng 10). 

- Khoảng cách:

+ Đối với chuối tiêu: cây cách dây 2 m, hàng cách hàng khoảng 2 – 2,5 m.

+ Đối với chuối tây: cây cách cây 2 m, hàng cách hàng khoảng 2 – 2,8 m. 

- Chuẩn bị hố trồng:

+ Đào hố theo kích thước mỗi chiều 40 cm x 40 cm x 40 cm.

+ Bón phân lót cho mỗi hố khoảng 15k g phân hữu cơ và từ 380 g – 410 g supe lân.

+ Trộn đều phần đất đã đào với toàn bộ lượng phân bón lót, lấp trở lại hố trồng. 

- Trồng cây:

+ Tạo một hố nhỏ chính giữa hố trồng, xé bỏ túi bầu, đặt cây xuống hố trồng, lấp đất và dùng tay chèn đất xung quanh bầu cây đến khi cao hơn mặt bầu khoảng 5 cm.

+ Dùng túi nilong che phủ đất để ngăn cỏ dại và giữ ẩm. 

 

Câu 4: Trình bày kĩ thuật chăm sóc cây chuối.

Trả lời:

Kĩ thuật chăm sóc cây chuối:

- Làm cỏ, vun xới: làm cỏ, vun xới quanh gốc cây để trừ cỏ dại, hạn chế nơi ẩn nấp của sâu, bệnh và làm cho đất tơi xốp.

- Bón phân thúc:

+ Lượng bón: phụ thuộc vào từng giống chuối và loại đất trồng.

+ Thời điểm bón phân:

  • Vụ 1: lượng phân bón được chia làm 7 lần bón, lần 1 sau khi trồng 1 tháng, các lần tiếp theo cách nhau 1,5 tháng.
  • Vụ 2: lượng phân được chia làm 5 lần bón, lần 1 sau khi thu hoạch vụ 1, các lần tiếp theo cách nhau 1 tháng. 

+ Cách bón:

  • Khi cây còn nhỏ, bón phân cách gốc từ 25 – 30 cm. Khi cây lớn, bón cách gốc từ 30 – 60 cm.
  • Bón lần 1 và lần 2 bằng cách rạch đất để tạo rãnh nông, rải phân và lấp đất. Lần 3 trở đi cần phải rải trên mặt đất, tưới nước. 

+ Tưới nước:

  • Giai đoạn từ sau trồng đến 1 tháng: 2 ngày tưới 1 lần, mỗi lần từ 4 – 5l/cây.
  • Giai đoạn từ 1 tháng tuổi đến khi trổ hoa: 7 ngày tưới 1 lần, mỗi lần 5 – 10l/cây.
  • Giai đoạn trổ hoa, hình thành, phát triển quả: tưới từ 20 – 25l/cây, 3 ngày tưới 1 lần.
  • Giai đoạn 30 ngày trước khi thu hoạch: hạn chế tưới nước.

 

Câu 5: Trình bày một số loại sâu hại cây chuối và biện pháp phòng, trừ.

Trả lời:

- Một số loại sâu bệnh hại cây chuối: 

+ Sâu đục thân chuối:

  • Sâu non sống trong thân giả, là pha gây hại chính.
  • Khi bị sâu hại, vết đục tiết ra chất nhờn màu vàng đục.
  • Khi chuối bị hại nặng, thân giả thối, lá chuyển vàng, cây gẫy gục ngang thân. 

+ Bọ nẹt chuối: trưởng thành đẻ trứng thành từng ổ trên lá, sâu non nở ra có thể ăn hết toàn bộ phiến lá, gây hại nghiêm trọng cho cây.

+ Bọ trĩ: trưởng thành rất nhỏ, có màu nâu hay đen, thường tập trung ở các lá bắc để chích hút quả non, làm quả có những chấm màu nâu đen (ghẻ). 

- Biện pháp phòng trừ:

+ Vệ sinh đồng ruộng.

+ Bắt bằng tay (nếu ít) hoặc bẫy bả để diệt trưởng thành.

+ Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục được phép sử dụng. Ưu tiên sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học. 

 

Câu 5: Trình bày một số loại bệnh hại cây chuối và biện pháp phòng, trừ.

Trả lời:

- Một số loại bệnh hại cây chuối:

+ Bệnh đốm lá Sigatoka: bệnh gây hại trên lá, tạo ra những vết bệnh hình bầu dục màu nâu với nền vàng ở mặt trên của lá và vết bệnh màu đen ở mặt dưới của lá cây. Cây bị bệnh nặng lá non không phát triển được, quả nhỏ, lâu chín, ruột quả màu vàng nhạt, ăn có vị chát.

+ Bệnh héo láo lá vàng chuối: lá bị bệnh vàng dần từ mép lá trở vào, cuống lá bị gẫy gập xuống. Cây bị bệnh có thể bị chết, không cho buồng hoặc cho buồng nhưng quả nhỏ. 

+ Bệnh chùn đọt BBTV: lá chuối hẹp lại, vươn thẳng và bó xít vào nhau, lá bị giòn, rất dễ bị rách. Nếu bị bệnh nặng sẽ không cho thu hoạch. 

+ Bệnh thán thư trên quả: nấm tồn tại trên vỏ quả và tạo ra đốm trứng cuốc khi quả chín.

- Biện pháp phòng trừ:

+ Sử dụng giống chống chịu, tiêu thoát nước, bón phân cân đối, vệ sinh vườn, bao buồng quả.

+ Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có gốc đồng hay gốc lưu huỳnh,…Ưu tiên sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc sinh học để phun phòng, trừ. 

 

Câu 6: Trình bày kĩ thuật điều khiển ra hoa, đậu quả.

Trả lời:

Kĩ thuật điều khiển ra hoa, đậu quả:

- Khi cây chuối đã đạt kích thước tối đa: bón phân NPK với số lượng từ 250 kg – 300 kg/ha để kích thích cây chuối trổ buồng.

- Khi cây chuối đã trổ buồng: sử dụng ctyokinin với liều lượng thích hợp để kích thích quả lớn, giúp quả đồng đều về kích thước và tránh những dị tật của quả. 

 

2. THÔNG HIỂU (3 CÂU)

Câu 1: Vì sao chuối là loại cây dễ trồng?

Trả lời:

Chuối là loại cây dễ trồng, vì: yêu cầu về chọn đất trồng không quá nghiêm khắc. Tốt nhất đối với chuối là đất thịt nhẹ, đất pha cát, đất phù sa (tốt hơn cả), đất thoáng có cấu tượng tốt và độ xốp cao.

 

Câu 2: Vì sao cây chuối rất dễ bị ảnh hưởng bởi gió?

Trả lời:

Cây chuối rất dễ bị ảnh hưởng bởi gió, vì: 

+ Gió, bão là yếu tố khí hậu gây thiệt hại vườn chuối khó khắc phục nhất, rất cần quan tâm khi thiết lập vườn trống. 

+ Gió lớn làm lá rách nhiều, ảnh hưởng đến quang hợp, giảm năng suất sau này.

+ Khi gặp bão, cây chuối dễ bị tróc gốc, gãy thân, gẫy bẹ, làm hư hệ thống rễ.

 

Câu 3: Tại sao phải thường xuyên tưới nước cho cây chuối?

Trả lời:

Phải tưới nước thường xuyên cho cây chuối, vì: khả năng chịu hạn của chuối rất kém, một phần cũng vì khả năng hút nước của bộ rễ yếu, nhưng sức thoát nước của lá lại mạnh.

 

 

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Trình bày thêm một số kĩ thuật khác khi chăm sóc cây chuối.

Trả lời: 

Một số kĩ thuật chăm sóc khác trên cây chuối:

- Cắt tỉa lá: 

+ Cắt tỉa lá giá, lá sâu, bệnh có diện tích quang hợp dưới 50%. Việc cắt tỉa lá cần được tiến hành sớm và thường xuyên. 

+ Thu gom và chuyển ra khỏi vườn những lá bị bệnh để hạn chế lây nhiễm.

+ Những lá già hoặc lá bị tổn thương cơ giới được giữ lại để che phủ đất. 

- Chẳng chống đồ ngã:

+ Phát hiện và dựng lại những cây bị nghiêng, vun gốc càng sớm càng tốt.

+ Khi cây ra buồng, dùng một hoặc hai cọc để đỡ lấy cổ buồng chuối.

+ Dùng dây nilon, một đầu buộc vào thân giả sát cổ buồng chuối, đầu kia buộc vào gốc cây ở hàng ngược với hướng buồng chuối để giữ cho cây đứng thẳng. 

 

Câu 2: Sưu tầm thông tin trên sách, báo, internet và cho biết vì sao nên trồng thật nhiều cây chuối trong vườn?

Trả lời: 

Nên trồng thật nhiều cây chuối trong vườn, vì: chuối là loại cây trồng phổ biến và là một trong những loại cây dễ trồng nhất trên thế giới. Ngoài những giá trị kinh tế mang lại cho người trồng từ hoa lá quả, chuối còn mang đến nhiều giá trị khác với người làm vườn.

- Chuối là nguồn thực phẩm rất tốt cho sức khỏe: 

+ Từ hoa chuối, quả chuối, thân chuối đều mang giá trị y học. Quả chuối như một loại thuốc tiêu hóa, hỗ trợ nhu động ruột và chứa chất xơ tốt cho đường ruột, làm giảm táo bón, loét dạ dày. Quả chuối giàu vitamin C và vitamin B6 giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn, tăng cường huyết sắc tố, cải thiện sức khỏe tim mạch.

+ Hoa chuối giúp cân bằng lượng đường huyết trong cơ thể, chứa nhiều chất chống oxy hóa, chống lão hóa, chứa các vitamin, axit amin thiết yếu giúp tăng cường trao đổi chất, tăng cường sức khỏe sinh sản.

+ Thân chuối giúp làm chậm quá trình giải phóng đường và chất béo dự trữ trong cơ thể. Nước ép thân chuối giúp loại độc tố khỏi cơ thể, giúp lợi tiểu, làm sạch cơ thể.

- Chuối là nguồn cung cấp kali hữu cơ dồi dào: Chuối là loài thực vật có hàm lượng kali cao bậc nhất. Đặc biệt, trong tro vỏ chuối có chứa tới 49% kali.

- Chuối là cây tiên phong cải tạo đất, nguồn sinh khối hữu cơ đặc biệt:

+ Chuối là loại cây dễ trồng, dễ sống, không phải tốn công chăm sóc. Xen canh chuối trong vườn giúp ổn định đất, hạn chế xói mòn.

+ Chuối cung cấp một nguồn sinh khối hữu cơ giàu dinh dưỡng từ thân và lá, lượng sinh khối này thu được liên tục, không tốn chi phí.

+ Trong thân chuối chứa nhiều nước, sử dụng thân chuối làm vật liệu che phủ có tác dụng như nước tưới chậm cho cây trồng, giúp giữ ẩm cho đất. Khi thân, lá chuối phân hủy làm đất tơi xốp, giàu mùn, giàu dinh dưỡng, là môi trường lý tưởng cho giun dế và các vi sinh vật có lợi trong đất hoạt động, giúp đẩy nhanh quá trình cải tạo đất.

- Những lí do khác:

+ Xen canh chuối trong vườn giúp che chắn cho các cây tầng thấp và cung cấp nước cho các cây trồng chính xung quanh; làm tăng đa dạng sinh học, hệ sinh thái nơi vườn chuối luôn có côn trùng, lưỡng cư,…

+ Là nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng cho gia súc, gia cầm như heo, bò, gà, cá, ngan ngỗng.

+ Giúp giảm tỷ lệ carbon trong khí quyển, tăng lượng oxygen, có tác động tốt với biến đổi khí hậu, làm mát không khí, tăng lượng gió mang mưa.

+ Mang đến nguồn thu trung hạn từ hoa, quả, lá cho những vườn, nông trại mới bắt đầu canh tác.

 

Câu 3: Trình bày một số giống chuối được trồng phổ biến ở Việt Nam.

Trả lời:

Một số giống chuối được trồng phổ biến ở Việt Nam: Ở Việt Nam, cây chuối là một trong những loại cây trồng chính với các giống khá đa dạng và khác nhau giữa các vùng, miền. Tuy nhiên, các giống chuối trồng phổ biến thuộc nhóm chiếu tiêu hoặc chuối tây:

- Chuối tiêu: Tiêu hồng, Tiêu vừa Phú Thọ, Già Nam Mĩ, Già Cao nguyên, Laba,…

- Chuối tây còn gọi là chuối xiêm hay chuối sứ gồm Tây phấn vàng, Tây Quảng Trị, GL 3-2,…

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Tại sao cần chặt bỏ chuối ngay sau khi thu hoạch?

Trả lời:

Cần chặt bỏ chuối ngay sau khi thu hoạch, vì:

- Khi cây chuối ra quả, các chồi non hoặc cây con bắt đầu mọc từ gốc cây mẹ. Những cây con này sẽ phát triển thành cây mới và “tranh giành” chất dinh dưỡng từ đất với cây mẹ. Để cho các cây con phát triển tốt hơn, người trồng thường đốn hạ cây mẹ sau khi thu hoạch quả.

- Vì vậy, mặc dù cây mẹ chết đi, nó được thay thế bằng chuối con gần như ngay lập tức. Bởi vì chúng được phát triển từ thân cây mẹ, giống như cây mẹ ở mọi khía cạnh. 

 

Câu 2: Sưu tầm thông tin trên sách, báo, internet và trình bày một số hiểu biết của em về cây chuối cảnh.

Trả lời:

Một số thông tin về cây chuối cảnh: Cây chuối rẻ quạt là một loại chuối cảnh, hiện đang được nhiều người trồng trong nhà. Cây không chỉ giúp gia đình mang lại không gian xanh mà còn có nhiều ý nghĩa đặc biệt. 

- Cây chuối cảnh hay còn gọi là chuối rẻ quạt, chuối cọ, chuối quạt,…: thuộc giống cây thuộc họ Thiên Điểu (tên khoa học là Ravenala madagascariensis). Tàu lá của cây theo hình bầu trục trải dài, mọc thành từng tầng và hơi nghiêng ra ngoài như những cánh quạt ba tiêu. Lá cây có màu xanh thẫm, bẹ lá ôm sát bào thân cây nên có thể thấy rõ đường gân.

- Tác dụng của cây chuối rẻ quạt:

+ Trang trí cho không gian nội thất.

+ Mang lại nhiều may mắn và tài lộc, có ý nghĩa mang lại bình an, sự dồi dào và sung túc trong gia đình.

+ Có khả năng lọc không khí và điều hòa nhiệt độ trong nhà rất tốt. Giúp lọc bớt chất độc trong không khí, trả lại môi trường trong xanh.

 

Tìm kiếm google: Câu hỏi ôn tập công nghệ trồng cây ăn quả 9 kết nối tri thức, tự luận công nghệ 9 trồng cây ăn quả kết nối tri thức, bài tập tự luận công nghệ 9 kntt

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net