Câu hỏi trắc nghiệm Công dân 9 CTST bài 3: Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng

Câu hỏi trắc nghiệm Công dân 9 Chân trời sáng tạo bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm bài 3: Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng Công dân 9 Chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình.

1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT

Câu 1: Mục tiêu của hoạt động “Giọt hồng ước mơ” là gì?

  • A. Khám sức khỏe định kì.
  • B. Chữa bệnh.
  • C. Hiến máu nhân đạo, tăng cường lưu trữ máu để cứu sống bệnh nhân.
  • D. Trao đổi, mua bán máu để chữa bệnh

Câu 2: Ý nghĩa của các hoạt động cộng đồng đối với cá nhân là gì?

  • A. Giúp đỡ được các hoàn cảnh khó khăn ở địa phương.
  • B. Rèn luyện kĩ năng sống, sự trưởng thành, có trách nhiệm.
  • C. Xây dựng được các công trình của thanh niên phục vụ cộng đồng.
  • D. Phát huy sức mạnh, trí tuệ tập thể của các lực lượng khác nhau trong cộng đồng...

Câu 3: Cộng đồng là gì?

  • A. Là một nhóm xã hội của các cá thể sống chung trong cùng một môi trường thường có cùng các mối quan tâm chung.
  • B. Là một nhóm nhỏ lẻ của các cá thể sống chung trong cùng một môi trường thường không có chung các mối quan tâm.
  • C. Là một nhóm nhỏ lẻ tách ra từ tập thể cùng sống chung trong một môi trường thường có chung các mối quan tâm.
  • D. Là một nhóm xã hội của các cá thể sống chung trong cùng một môi trường thường không có cùng các mối quan tâm chung.

Câu 4: Mục tiêu chính của hoạt động cộng đồng là gì?

  • A. Kiếm lợi nhuận từ các hoạt động mua bán.
  • B. Cải thiện chất lượng cuộc sống địa phương.
  • C. Nâng cao danh tiếng cá nhân.
  • D. Có tiếng nói trong tổ chức cộng đồng.

Câu 5: Loại hoạt động cộng đồng nào tập trung vào việc cải thiện môi trường?

  • A. Hoạt động văn hóa.
  • B. Hoạt động xã hội.
  • C. Hoạt động bảo vệ môi trường.
  • D. Hoạt động quyên góp tiền để hỗ trợ trẻ em vùng cao.

2. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU

Câu 1: Những chuẩn mực đạo đức nào dưới đây là cần thiết của mỗi công dân đối với cộng đồng?

  • A. Yêu nước, yêu tập thể.
  • B. Rộng lượng, chân thành.
  • C. Nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác.
  • D. Chăm chỉ, nhiệt tình, nhanh nhẹn.

Câu 2: Mỗi công dân cần có việc làm, hành vi nào dưới đây khi sống trong cộng đồng?

  • A. Sống không cần quan tâm đến cộng đồng.
  • B. Sống có trách nhiệm với cộng đồng.
  • C. Sống vô tư trong cộng đồng.
  • D. Sống giữ mình trong cộng đồng.

Câu 3: Biện pháp nào sau đây là biện pháp thu hút mọi người tham gia các hoạt động cộng đồng? 

  • A. Đề xuất nội dung các hoạt động phong phú, thiết thực.
  • B. Tham gia các câu lạc bộ.
  • C. Thiết lập quan hệ với các tổ chức cá nhân, cộng đồng.
  • D. Thiết lập mạng lưới cộng đồng, kết nối không gian mạng.

Câu 4: Tập thể nào dưới đây không phải là cộng đồng?

  • A. Nhân dân trong khu dân cư.
  • B. Người Việt Nam ở nước ngoài.
  • C. Tổ học tập.
  • D. Trường học.

3. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG

Câu 1: Bạn N và bạn H chơi thân với nhau, học tốt và chăm chỉ. Tuy nhiên H lại rất ngại tham gia hoạt động cộng đồng và luôn tìm lí do để không tham gia các hoạt động được tổ chức ở trường. Là bạn thân của H, bạn N nên làm gì?

  • A. Để cho H được tự nhiên, không nên ép buộc bạn ấy tham gia.
  • B. Báo lại với thầy cô để xử lí H khi trốn tránh tham gia các hoạt động.
  • C. Khuyên nhủ H nên tham gia các hoạt động để nâng cao tinh thần trách nhiệm với cộng đồng.
  • D. Ủng hộ quyết định của H để giữ tình bạn tốt đẹp.

Câu 2: Tại sao cần tích cực tổ chức hoạt động cộng đồng?

  • A. Để kiếm lợi nhuận.
  • B. Để tăng cường sự đoàn kết và cùng nhau giải quyết vấn đề.
  • C. Chỉ để giữ gìn truyền thống.
  • D. Mang lại lợi ích gì đó cho bản thân.

Câu 3: Để ủng hộ cho các bạn học sinh gặp khó khăn trong đợt lũ lụt miền Trung vừa rồi, Trung đem gom lại hết sách vở cũ, quần áo cũ vẫn còn mặc được đem đi quyên góp. Em suy nghĩ gì về việc làm của Trung?

  • A. Đồng tình, vì đây là việc làm thiết thực, thể hiện trách nhiệm của Trung trong việc tham gia hoạt động cộng đồng.
  • B. Không đồng tình với việc làm của Trung, vì đây là việc làm tốn thời gian và công sức.
  • C. Không quan tâm vì không ảnh hưởng đến mình.
  • D. Không đồng tình, vì nó không mang lại lợi ích gì cho bản thân Trung.

4. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Đoàn Thanh niên phát động phong trào “Ngày Chủ nhật xanh” để dọn dẹp đường làng, ngõ xóm. Em muốn vận động người thân và bạn bè cùng tham gia. Đâu là cách vận động, thu hút các thành viên tham gia hoạt động xã hội trong tình huống trên?

  • A. Tuyên truyền mọi người tích cực tham gia để làm đẹp cho đường làng, ngõ xóm. 
  • B. Động viên, tạo năng lực tích cực cho mọi người trong quá trình tham gia hoạt động.
  • C. Chuẩn bị đồ ăn, nước uống trong quá trình di chuyển.
  • D. Tìm hiểu trước địa điểm, hoàn cảnh của em nhỏ, chia sẻ với mọi người đầy đủ thông tin.

Câu 2: Q và S là bạn học cùng lớp. Q thấy S tham gia các hoạt động cộng đồng rất tích cực và đôi khi còn nghỉ học để tham gia nếu hoạt động đó trùng lịch học. Nếu em là Q thì em sẽ làm gì để xử lí tình huống này?

  • A. Ủng hộ S tiếp tục tham gia các hoạt động cộng đồng vì rất ý nghĩa.
  • B. Nói với cô giáo để cô phạt S vì nghỉ học để tham gia việc khác.
  • C. Nói chuyện với gia đình S để có biện pháp xử lí việc này.
  • D. Nói chuyện trực tiếp với S, khuyên S nên biết cân bằng giữa việc học và tham gia hoạt động, vì ở lứa tuổi này quan trọng vẫn là học hành.
Xem đáp án
Tìm kiếm google:

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Công dân 9 Chân trời sáng tạo bài 3: Tích cực tham gia các hoạt, Trắc nghiệm Công dân 9 Chân trời sáng tạo bài 3: Tích cực tham gia các hoạt, Câu hỏi trắc nghiệm bài 3: Tích cực tham gia các hoạt Công dân 9 Chân trời sáng tạo

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net