1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT
Câu 1: Những món nào sau đây là món mặn?
- A. Cơm, phở, bún, xôi, ngô,...
B. Thịt rim, cá kho, tôm rang,...
- C. Thịt bò xào cần tây, thịt lợn xào súp lơ,...
- D. Canh chua, canh rau cải nấu thịt,...
Câu 2: Thực đơn là
A. bảng ghi lại tất cả các món ăn có trong một bữa ăn.
- B. bảng ghi lại các giá trị dinh dưỡng của món ăn.
- C. bảng ghi lại công thức nấu ăn của các món ăn.
- D. bảng ghi lại các thành phần dinh dưỡng của món ăn.
Câu 3: Món canh trong thực đơn là nguồn cung cấp
- A. carbohydrate.
- B. protein.
- C. lipid, protein, chất xơ, chất khoáng,...
D. nước, chất xơ, chất khoáng,...
Câu 4: Món ăn nào sau đây được chế biến phối hợp nhiều nguyên liệu với nhau (thường là rau, củ với các thực phẩm giàu protein), được thực hiện bằng cách đảo (trộn) với dầu hoặc mỡ trên chảo nóng?
- A. Món lương thực chính.
- B. Món mặn.
C. Món xào.
- D. Món canh.
Câu 5: Thực đơn thường bao gồm
- A. món lương thực chính, món mặn và món canh.
- B. món lương thực chính, món mặn, món xào và món canh.
- C. món lương thực chính, món mặn, món xào, món canh và quả tươi.
D. món lương thực chính, món mặn, món xào, món canh và món tráng miệng.
2. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU
Câu 1: Hình ảnh dưới đây minh họa món ăn nào?
- A. Món lương thực chính.
- B. Món mặn.
- C. Món xào.
D. Món canh.
Câu 2: Công thức tính chi phí từng loại thực phẩm cần mua là
- A. Chi phí = Số lượng thực phẩm cần mua × Khối lượng thực phẩm cần mua.
- B. Chi phí = Số lượng thực phẩm cần mua × Đơn giá.
C. Chi phí = Khối lượng thực phẩm cần mua × Đơn giá.
- D. Chi phí = Số lượng thực phẩm cần mua + Khối lượng thực phẩm cần mua.
Câu 3: Hình ảnh dưới đây minh họa món ăn nào?
- A. Món lương thực chính.
- B. Món mặn.
C. Món xào.
- D. Món canh.
Câu 4: Trình tự sắp xếp các món ăn trong thực đơn có những vai trò nào?
(1) Phản ánh phong tục tập quán của vùng miền;
(2) Dễ dàng xác định giá trị dinh dưỡng và sự phù hợp của từng món;
(3) Tăng trải nghiệm hương vị và cân bằng dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn.
(4) Thúc đẩy việc tiêu thụ thực phẩm đa dạng và cân đối.
A. (1), (2).
- B. (1), (4).
- C. (2), (3).
- D. (2), (4).
3. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG
Câu 1: Biết khối lượng thực phẩm sống sạch của rau muống là 259,2g, tỉ lệ thải bỏ là 37,5%. Tính khối lượng rau muống cần mua.
A. 414,72 g.
- B. 441,72 g.
- C. 414,27 g.
- D. 441,72 g.
Câu 2: Biết khối lượng gạo cần mua là 343g, trong đó 100g gạo ST25 có giá 3 600 đồng, Tính chi phí của gạo cần mua.
- A. 13 248 đồng.
B. 12 348 đồng.
- C. 123 480 đồng.
- D. 132 480 đồng.
4. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Tính chi phí bữa trưa cho một gia đình có ba người gồm: bố (42 tuổi), mẹ (38 tuổi), con gái (15 tuổi) với theo bảng sau:
STT | Loại thực phẩm | Khối lượng thực phẩm cần mua (g) | Đơn giá (đồng/100g) |
1 | Gạo | 370 | 2 500 |
2 | Thịt gà ta | 400 | 15 000 |
3 | Rau cải ngọt | 600 | 2 000 |
4 | Dưa hấu | 500 | 1 500 |
- A. 87 850 đồng
B. 88 750 đồng.
- C. 85 870 đồng.
- D. 80 887 đồng.