Câu hỏi trắc nghiệm đạo đức 5 chân trời sáng tạo có đáp án. Bộ câu hỏi nhiều bài tập, câu hỏi hay giúp các em ôn tập lại kiến thức bài học, ôn tập thật tốt để đạt kết quả cao mỗi kì thi, kiểm tra. Trọn bộ câu hỏi có đáp án chuẩn xác để các em so sánh. Kéo xuống để xem chi tiết
CHỦ ĐỀ: BIẾT ƠN NHỮNG NGƯỜI CÓ CÔNG
VỚI QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC
Câu 1: Những người có đóng góp to lớn cho quê hương, đất nước là:
A. Chiến sĩ, anh hùng lực lượng vũ trang bảo vệ bình yên cho tổ quốc, nhân dân.
B. Quan chức sử dụng quyền hành để chuộc lợi, làm điều vi phạm pháp luật.
C. Chủ công ty, xí nghiệp lớn tại các địa phương tạo công ăn việc làm cho người dân.
D. Tất cả văn, nghệ sĩ nổi tiếng trong giới giải trí.
Câu 2: Ngày 27/7 hằng năm được coi là ngày:
A. Ngày truyền thống lực lượng Công an nhân dân Việt Nam.
B. Ngày truyền thống lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam.
C. Ngày tưởng niệm thương binh, liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến giành độc lập, bảo vệ tổ quốc.
D. Ngày kỉ niệm Cách mạng Tháng Tám thành công, thống nhất đất nước.
Câu 3: Danh hiệu cao quý dành cho người phụ nữ Việt Nam thể lòng biết ơn, vinh danh đối với những đóng góp và mất mát người thân trong kháng chiến là:
A. Phụ nữ Việt Nam.
B. Phụ nữ Việt Nam Anh hùng.
C. Bà mẹ Việt Nam.
D. Bà mẹ Việt Nam Anh hùng.
Câu 4: Em đồng ý với lí do cần biết ơn người có công với quê hương, đất nước nào sau đây?
A. Sự đóng góp làm thay đổi nhận thức, hành động của một nhóm người nhỏ trong xã hội.
B. Tài năng của cá nhân đem đến danh tiếng và sự phát triển cho cá nhân đó.
C. Những đóng góp của họ góp phần nâng cao nhận thức của giới trẻ.
D. Dân tộc Việt Nam từ muôn đời nay có truyền thống uống nước nhớ nguồn tốt đẹp.
Câu 1: Nội dung nào dưới đây đúng khi nói về người có công với quê hương, đất nước?
A. Những người có đóng góp được nhân dân công nhận mới được coi là người có công với quê hương, đất nước.
B. Những người được Nhà nước công nhân mới được coi là người có công với quê hương, đất nước.
C. Các nghệ sĩ tự do hoạt động trong làng giải trí cũng được coi là người có công với quê hương, đất nước.
D. Các nghệ nhân của các làng nghề truyền thống cũng được coi là người có công với quê hương, đất nước.
Câu 2: Ý nào dưới đây đúng khi nói về người có công với quê hương, đất nước?
A. Những người không thuộc dân tộc thiểu số mới được công nhận là người có công với quê hương, đất nước.
B. Những người lớn tuổi và có đóng góp to lớn mới được công nhận là người có công với quê hương, đất nước.
C. Những thanh thiếu niên, nhi đồng là tấm gương cho thế hệ trẻ mới được công nhận là người có công với quê hương, đất nước.
D. Những người có đóng góp giúp xã hội trở nên tốt đẹp hơn, không phân biệt tuổi tác, giới tính, dân tộc đều được công nhận là người có công với quê hương, đất nước.
Câu 3: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về người có công với quê hương, đất nước?
A. Chỉ là những người tham gia chiến đấu nơi chiến trường.
B. Những người lợi dụng quyền hạn để trục lợi cá nhân không phải là người có công với quê hương đất nước.
C. Tham gia các hoạt động rèn luyện sức khỏe cũng là biết ơn người có công với quê hương, đất nước.
D. Biết ơn người có công với quê hương, đất nước vì họ giúp cho xã hội tốt đẹp hơn.
Câu 4: Nhân vật nào sau đây không phải là người có công với quê hương đất nước?
A. Lý Thái Tổ.
B. Ngô Đình Diệm.
C. Kim Đồng.
D. Trần Quốc Toản.
Câu 5: Theo em, vì sao cần tổ chức các hoạt động Giỗ tổ Hùng Vương vào 10/3 âm lịch hằng năm?
A. Để tri ân, tưởng nhớ công các Vua Hùng có công dựng nước. Đồng thời, nhắc nhớ chúng ta về trách nhiệm phải sống sao cho xứng đáng với sự hi sinh của thế hệ đi trước.
B. Để thể hiện chúng ta là người biết ơn người có công với quê hương, đất nước.
C. Vì đó là trách nhiệm của Nhà nước và những người lớn tuổi.
D. Vì đó là những người có đóng góp thầm lặng cho chúng ta.
Câu 6: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về đóng góp của Vua Lý Thái Tổ với quê hương, đất nước?
A. Dời kinh đô Hoa Lư về thành Đại La sau được đổi tên thành Thăng Long.
B. Dẹp loạn 12 sứ quân.
C. Dẹp loạn bờ cõi, mở rộng mối giao bang với các nước láng giềng.
D. Đặt nền móng cho thời kì thịnh trị của dân tộc.
Câu 1: Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Thứ đã có công gì đối với quê hương, đất nước?
A. Dũng cảm khi đào hầm để làm căn cứ bí mật cho các chiến sĩ hoạt động cách mạng.
B. Không quản nguy nan nuôi giấu chiến sĩ, , chịu nỗi đau mất mát 12 người thân trong chiến tranh để bảo vệ non sông, đất nước.
C. Chèo thuyền đưa các chiến sĩ qua con sông Thạch Hãn tiến vào thành cổ Quảng Trị chiến đấu với quân xâm lược.
D. Quả cảm khi chiến đấu trực diện với quân địch để bảo vệ người dân và nuôi giấu chiến sĩ cách mạng.
Câu 2: Câu ca dao, tục ngữ thể hiện sự biết ơn người có công với quê hương, đất nước là:
A. Lửa thử vàng, gian nan thử sức.
B. Uống nước nhớ nguồn.
C. Công cha như núi Thái Sơn.
D. Ăn một bát cháo, chạy ba quãng đồng.
Câu 3: Đâu là người có công đối với quê hương, đất nước trong lĩnh vực y học?
A. Chủ tịch Hồ Chí Minh | B. Nhạc sĩ Hoàng Vân |
C. Kỹ sư Trần Đại Nghĩa | D. Giáo sư Tôn Thất Tùng |
Câu 1: Khi nhắc tới bông hoa Lê ki ma gợi nhớ về người anh hùng dân tộc nào?
A. Nữ anh hùng Nguyễn Thị Chiên.
B. Nữ anh hùng Võ Thị Sáu.
C. Nữ anh hùng Nguyễn Thị Lý.
D. Nữ anh hùng Nguyễn Thị Minh Khai.
Câu 2: Tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng được xây dựng tại núi Cấm, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam lấy nguyên mẫu hình ảnh người mẹ Việt Nam Anh hùng nào?
A. Mẹ Nguyễn Thị Thứ.
B. Mẹ Nguyễn Thị Thập.
C. Mẹ Nguyễn Thị Suốt.
D. Mẹ Nguyễn Thị Tân.
1. A | 2. C | 3. D | 4. D |
1. D | 2. D | 3. C | 4. B | 5. A | 6. B |
1. B | 2. B | 3. D |
1. B | 2. A |
Trắc nghiệm đạo đức 5 chân trời sáng tạo có, câu hỏi trắc nghiệm đạo đức 5 chân trời sáng tạo có, đề trắc nghiệm đạo đức 5 chân trời sáng tạo có