Câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo có đáp án

Câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo có đáp án. Bộ câu hỏi nhiều bài tập, câu hỏi hay giúp các em ôn tập lại kiến thức bài học, ôn tập thật tốt để đạt kết quả cao mỗi kì thi, kiểm tra. Trọn bộ câu hỏi có đáp án chuẩn xác để các em so sánh. Kéo xuống để xem chi tiết

CHỦ ĐỀ: CHỦ NHÂN TƯƠNG LAI

BÀI 1: TRẠNG NGUYÊN NHỎ TUỔI

ĐỌC: TRẠNG NGUYÊN NHỎ TUỔI

(19 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Trong bài đọc Trạng nguyên nhỏ tuổi, Nguyễn Hiền quê ở đâu?

A. Làng Quỳnh Côi, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.

B. Làng Dương A, huyện Thượng Hiền, phủ Thiên Trường.

C. Làng Dương Châu, huyện Vĩnh Bảo, phủ Thiên Trường.

D. Làng Đại Hoàng, huyện Phủ Lí, tỉnh Hà Nam.

 

Câu 2: Từ nhỏ, Nguyễn Hiền có tư chất như thế nào?

A. Vượt trội, học đâu hiểu đó.

B. Kém thông minh, học rất chậm. 

C. Nhanh nhẹn, tinh nghịch, nhưng không ham học.

D. Bình thường, giống như những đứa trẻ khác trong làng.

 

Câu 3: Nguyễn Hiền được mệnh danh là gì?

A. Thiên tài.

B. Thần đồng.

C. Thiên tử.

D. Tiểu đồng.

 

Câu 4: Nguyễn Hiền đỗ trạng nguyên năm bao nhiêu tuổi?

A. Mười một tuổi.

B. Mười lăm tuổi.

C. Mười hai tuổi.

D. Mười chín tuổi.

 

Câu 5: Vì sao nhà vua cho Trạng ba năm về nhà học lễ?

A. Vì Trạng chưa đủ giỏi.

B. Vì Trạng quá hiếu động, nghịch ngợm.

C. Vì Trạng nhớ nhà.

D. Vì Trạng tuổi còn nhỏ.

 

Câu 6: Vị vua nào sau đây được nhắc đến trong bài đọc Trang nguyên nhỏ tuổi?

A. Trần Thái Tông.

B. Trần Thánh Tông.

C. Trần Nhân Tông.

D. Trần Anh Tông.

 

Câu 7: Sứ thần nhà Nguyên đã thách đố vua quan nhà Trần điều gì?

A. Tìm cách xâu sợi chỉ qua cây kim.

B. Tìm cách xâu sợi chỉ qua vỏ ốc.

C. Tìm cách xâu sợi vải qua vỏ ốc.

D. Tìm cách xâu sợi chỉ qua vỏ sò.

 

Câu 8: Vừa đến đầu làng, viên quan đã bắt gặp cảnh tượng gì?

A. Một cậu bé mặt mũi khôi ngô, đang chỉ cho các bạn nặn voi bằng đất.

B. Một cậu bé mặt mũi khôi ngô, đang chỉ cho các bạn học chữ.

C. Một cậu bé mặt mũi khôi ngô, đang chỉ cho các bạn vẽ tranh.

D. Một cậu bé mặt mũi khôi ngô, đang kể chuyện cho các bạn nghe.

 

Câu 9: Viên quan đã làm gì để thử tài Nguyễn Hiền?

A. Yêu cầu cậu viết một bài thơ.

B. Yêu cầu cậu vẽ một bức tranh.

C. Ra một vế đối.

D. Ra một câu đố.

 

Câu 10: Sau khi giúp vua giải câu đố của sứ thần, Nguyễn Hiền được trọng thưởng gì?

A. Được tặng vàng bạc, đá quý.

B. Được tặng nhà, đất.

C. Ban mũ áo, mời về triều giúp nước.

D. Được ban nhiều lương thực.

 

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Nguyễn Hiền đã dùng cách nào để xâu được sợi chỉ qua vỏ ốc?

A. Chỉ cần đọc một bài thơ.

B. Chỉ cần một cây kim thật cứng cáp để xuyên qua vỏ ốc.

C. Buộc con kiến càng vào sợi chỉ, sau đó bôi mỡ lên một đầu, một đầu lấy giây bưng lại.

D. Chỉ cần bôi mỡ lên sợi chỉ, kiến bâu lại vào sẽ tự đi xuyên qua vỏ ốc.

 

Câu 2: Việc giải câu đố đã thể hiện phẩm chất gì của Nguyễn Hiền?

A. Sự nhạy bén, thông minh và xuất chúng của Nguyễn Hiền.

B. Sự hồn nhiên, vô tư, không sợ bất cứ điều gì.

C. Sự hài hước, hóm hỉnh.

D. Sự khó khăn, chật vật khi giải câu đố.

 

Câu 3: Cách giải câu đố có gì độc đáo?

A. Nguyễn Hiền đã hát một bài vè.

B. Nguyễn Hiền đã đọc hai câu thơ.

C. Nguyễn Hiền đã xâu chỉ qua vỏ ốc trước mặt viên quan.

D. Nguyễn Hiền vẽ một bức tranh.

 

Câu 4: Vì sao viên quan dù nhận ra Nguyễn Hiền nhưng vẫn ra câu đối với cậu?

A. Vì viên quan không tin tưởng Nguyễn Hiền có tài năng.

B. Vì viên quan muốn thử tài Nguyễn Hiền.

C. Vì viên quan rất ghét Nguyễn Hiền.

D. Vì viên quan là một người rất thích đối đáp.

 

Câu 5: Vì sao nhà vua mời Nguyễn Hiền về triều giúp nước?

A. Vì đất nước đang thiếu một vị quan.

B. Vì nhà vua coi trọng tài năng của Nguyễn Hiền.

C. Vì Nguyễn Hiền đã khéo léo xin nhà vua.

D. Vì vua rất quý mến Nguyễn Hiền.

 

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Em có suy nghĩ gì về kết thúc truyện?

A. Kết thúc truyện rất hay, xứng đáng với trạng Hiền.

B. Kết thúc truyện không có hậu.

C. Kết thúc truyện để lại nhiều tiếc nuối cho người đọc.

D. Kết thúc truyện không rõ ràng, chưa xứng đáng với trí tuệ của Nguyễn Hiền.

 

Câu 2: Truyện Trạng nguyên nhỏ tuổi kể về kiểu nhân vật nào?

A. Kiểu nhân vật kém may mắn.

B. Kiểu nhân vật thông minh.

C. Kiểu nhân vật phản diện.

D. Kiểu nhân vật độc ác.

 

Câu 3: Từ câu chuyện Trạng nguyên nhỏ tuổi, em rút ra được thông điệp gì?

A. Ca ngợi những con người thông minh, tài giỏi trong xã hội.

B. Ca ngợi những con người thông minh, tài giỏi trong xã hội và đề cao tầm quan trọng của tri thức.

C. Ca ngợi trạng nguyên nhỏ tuổi Nguyễn Hiền.

D. Ca ngợi con người Việt Nam thông minh, tài giỏi.

 

IV. VẬN DỤNG CAO (01 CÂU)

Câu 1: Theo em, việc tích luỹ kiến thức từ đời sống có tác dụng gì đối với chúng ta?

A. Giúp cho chúng ta thăng quan tiến chức dễ hơn.

B. Giúp chúng ta học hành đỗ đạt cao hơn.

C. Giúp chúng ta kiếm được nhiều tiền hơn.

D. Giúp cho chúng ta có kinh nghiệm xử lí tình huống, tư duy nhạy bén, hiểu biết thêm sâu rộng...

 

 

B. ĐÁP ÁN

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

1. B

2. A

3. B 

4. C

5. D

6. A

7. B

8. A

9. C

10. C

 

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

1. C

2. A

3. A

4. B

5. B

 

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

1. A

2. B

3. B 

 

IV. VẬN DỤNG CAO (01 CÂU)

1. D

 

 

 

Tìm kiếm google:

Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo có, câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo có, đề trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo có

Xem thêm các môn học

Bộ câu hỏi trắc nghiệm lớp 5 chương trình mới


Copyright @2024 - Designed by baivan.net