1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT
Câu 1: Đồng bằng sông Hồng gồm bao nhiêu tỉnh?
A. 11 tỉnh.
- B. 10 tỉnh.
- C. 15 tỉnh.
- D. 16 tỉnh.
Câu 2: Loại đất nào chiếm diện tích lớn nhất và có giá trị quan trọng ở đồng bằng sông Hồng?
- A. Đất feralit.
- B. Đất badan.
- C. Đất xám phù sa cổ.
D. Đất phù sa.
Câu 3: Đồng bằng sông Hồng do phù sa của hệ thống sông nào bồi đắp?
- A. Sông Hồng và Sông Đà.
- B. Sông Hồng và Sông Mã.
C. Sông Hồng và Sông Thái Bình.
- D. Sông Hồng và Sông Cả.
Câu 4: Đồng bằng sông Hồng có diện tích
A. 21,3 nghìn km2.
- B. 20 nghìn km2.
- C. 23,1 nghìn km2.
- D. 21,1 nghìn km2.
Câu 5: Đồng bằng sông Hồng tiếp giáp với vùng kinh tế nào sau đây?
- A. Tây Nguyên.
B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
- D. Đông Nam Bộ.
2. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU
Câu 1: Tỉnh nào có năng suất lúa cao nhất ở Đồng bằng sông Hồng hiện nay?
- A. Nam Định.
B. Thái Bình.
- C. Hải Dương.
- D. Hưng Yên.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng về thế mạnh của Đồng bằng sông Hồng?
A. Nguồn lao động có trình độ kĩ thuật cao.
- B. Tập trung nhiều trung tâm kinh tế lớn.
- C. Cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối tốt.
- D. Tài nguyên khoáng sản rất phong phú.
Câu 3: Đặc điểm nào sau đây không phải là điều kiện sinh thái nông nghiệp của Đồng bằng sông Hồng?
- A. Đồng bằng có nhiều ô trũng.
- B. Đất phù sa sông màu mỡ.
C. Nhiều vũng, vịnh biển sâu.
- D. Khí hậu có mùa đông lạnh.
Câu 4: Năng suất lúa đồng bằng sông Hồng cao nhất cả nước là do có:
- A. diện tích lúa lớn nhất.
B. trình độ thâm canh cao.
- C. sản lượng lúa lớn nhất.
- D. hệ thống thủy lợi tốt.
Câu 5: Phát triển du lịch cần chú ý đến:
- A. bảo vệ môi trường trong khu vực nuôi trồng.
B. bảo tồn các cảnh quan tự nhiên và môi trường biển.
- C. tránh khai thác quá mức các nguồn hải sản gần bờ.
- D. bảo vệ an ninh quốc phòng.
3. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG
Câu 1: Việc tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng được thực hiện trên cơ sở chủ yếu nào sau đây?
- A. Đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, khai thác hết tự nhiên.
- B. Hiện đại hóa công nghiệp chế biến gắn với nông nghiệp hàng hóa.
- C. Phát huy tốt nguồn lực của vùng.
D. Đảm bảo sự phát triển bền vững.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về sức ép dân số đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng?
A. Phần lớn nguyên liệu cho công nghiệp phải nhập khẩu.
- B. Bình quân diện tích đất nông nghiệp theo đầu người thấp.
- C. Vấn đề việc làm gặp nhiều nan giải, nhất là ở thành phố.
- D. Sản lượng lương thực bình quân theo đầu người thấp.
Câu 3: Yếu tố nào sau đây tác động chủ yếu đến vấn đề thiếu việc làm ở Đồng bằng sông Hồng?
- A. Chất lượng lao động chưa đáp ứng yêu cầu.
- B. Có nhiều đô thị tập trung dân cư đông đúc.
- C. Phân bố dân cư, nguồn lao động chưa hợp lí.
D. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm.
4. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Cơ cấu kinh tế của vùng đang chuyển dịch theo hướng nào?
- A. Tăng tỉ trọng nông nghiệp, giảm tỉ trọng công nghiệp xây dựng và dịch vụ.
- B. Giảm tỉ trọng nông nghiệp và dịch vụ, tăng tỉ trọng công nghiệp – xây dựng.
C. Giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ.
- D. Tăng tỉ trọng nông nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng công nghiệp xây dựng.
Câu 2: Thế mạnh về tự nhiên tạo cho Đồng bằng Sông Hồng có khả năng phát triển mạnh cây vụ đông là:
- A. Đất phù sa màu mỡ.
- B. Nguồn nước mặt phong phú.
C. Có một mùa đông lạnh.
- D. Địa hình bằng phẳng.