1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT
Câu 1: Theo công ước về Luật biển quốc tế 1982, biển Việt Nam gồm các vùng nào?
- A. Nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế.
- B. Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế.
C. Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa.
- D. Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng biển quốc
Câu 2: Việt Nam tuyên bố xác định đường cơ sở thẳng ven bờ lục địa vào năm nào?
- A. Năm 1892.
B. Năm 1982.
- C. Năm 1997.
- D. Năm 1977.
Câu 3: Đảo Bạch Long Vĩ thuộc tỉnh/thành phố nào nước ta?
- A. Quảng Ninh.
B. Hải Phòng.
- C. Quảng Nam.
- D. Đồng Nai.
Câu 4: Việt Nam tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa vào năm nào?
- A. Năm 1987.
- B. Năm 1967.
- C. Năm 1997.
D. Năm 1977.
Câu 5: Biển Đông nằm ở:
A. phía Đông Việt Nam.
- B. phía Tây Việt Nam.
- C. phía Nam Việt Nam.
- D. phía Bắc Việt Nam.
2. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU
Câu 1: Đâu không phải là văn bản pháp luật khẳng định chủ quyền biển đảo do Việt Nam ban hành?
A. Luật Kinh tế Việt Nam.
- B. Luật Biển Việt Nam.
- C. Luật Hàng hải Việt Nam.
- D. Luật Cảnh sát Biển Việt Nam.
Câu 2: Trong các bộ chính sử của các triều đại phong kiến Việt Nam, tên gọi nào dưới đây không được dùng để chỉ quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa?
- A. Bãi Cát Vàng.
- B. Vạn Lý Hoàng Sa.
- C. Vạn Lý Trường Sa.
D. Bạch Long Vĩ.
Câu 3: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tầm quan trọng về quốc phòng, an ninh của Biển Đông đối với Việt Nam?
- A. Biển Đông là tuyến phòng thủ phía đông của đất nước.
- B. Góp phần bảo vệ an ninh hàng hải, chủ quyền lãnh thổ.
- C. Là cửa ngõ, tuyến phòng thủ bảo vệ đất liền từ xa.
D. Là địa bàn có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.
Câu 4: Quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và hàng nghìn đảo lớn, nhỏ tạo thuận lợi cho việc xây dựng:
- A. cảng biển quốc tế.
B. trạm thông tin, kiểm soát không lưu, hàng hải, trạm dừng chân, tiếp nhiên liệu cho tàu thuyền,...
- C. đánh bắt hải sản xa bờ.
- D. khai thác khoáng sản, dầu khí.
Câu 5: Vùng biển, đảo Việt Nam có điều kiện thuận lợi để phát triển:
- A. Cây lương thực.
- B. Tổng hợp kinh tế biển.
- C. Cây công nghiệp lâu năm.
D. Nuôi trồng thủy sản.
3. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG
Câu 1: Từ năm 1982, quần đảo Hoàng Sa trực thuộc thành phố nào?
A. Đà Nẵng.
- B. Cần Thơ.
- C. Hải Phòng.
- D. Đà Lạt
Câu 2: Bằng chứng thuyết phục và có giá trị pháp lí quốc tế cao khẳng định chủ quyền của Nhà nước Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa là
- A. Bản đồ vẽ hình thể phủ Quảng Ngãi trong tập Thiên hạ bản đồ.
B. Tấm bản đồ số 106 mang tên Pa-ti đờ la Cô-chin-sin.
- C. Bản đồ Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư.
- D. Bản đồ Quảng Nam tam phủ cửu huyện.
Câu 3: Quá trình thực thi chủ quyền được thực hiện một cách liên tục từ:
A. thời chúa Nguyễn, nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn, chính quyền thực dân Pháp, chính quyền Sài Gòn, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- B. thời chúa Nguyễn, nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn, chính quyền Sài Gòn, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chính quyền thực dân Pháp.
- C. nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn, chính quyền thực dân Pháp, thời chúa Nguyễn, chính quyền Sài Gòn, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- D. chính quyền Sài Gòn, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chính quyền thực dân Pháp, thời chúa Nguyễn, nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn.
4. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Quan sát thư dịch sau: “Trước họ Nguyễn đặt đội Hoàng Sa 70 suất, lấy người xã An Vĩnh sung vào, cắt phiên mỗi năm cứ tháng 2 nhận giấy sai đi, mang lương đủ 6 tháng, đi bằng năm chiếc thuyền câu nhỏ, ra biển ban đêm thì đến đảo ấy (tức đảo Hoàng Sa)”.
Cho biết câu nói trên của ai?
- A. Trần Quốc Toản.
- B. Quốc sứ quán Triều Nguyễn.
- C. Mai An Tiêm.
D. Lê Quý Đôn.
Câu 2: Vì sao việc đánh bắt hải sản của ngư dân nước ta ở ngư trường quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa có ý nghĩa quan trọng về an ninh, quốc phòng?
- A. Mang lại hiệu quả cao về KTXH, bảo vệ tài nguyên sinh vật ven bờ.
B. Khẳng định chủ quyền của nước ta đối với hai quần đảo, vùng biển và thềm lục địa xung quanh.
- C. Tăng sản lượng đánh bắt, nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế hộ gia đình và kinh tế địa phương.
- D. Giải quyết việc làm và tăng thêm thu nhập cho người lao động.