1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT (9 CÂU)
Câu 1: Lòng biết ơn là gì?
- A. Là thái độ trân trọng, cảm kích trước tình cảm và hành động tốt đẹp của người khác dành cho mình.
- B. Là không sợ khó khăn, nguy hiểm, thử thách, dám đương đầu với những thức gây cản trở, làm khó dễ bản thân.
C. Là biết ơn những công lao lớn của cha mẹ, ông bà đã làm cho con cháu; đối xử tốt với họ và có hành động yêu thương, chăm sóc, phục vụ cha mẹ, ông bà khi họ già yếu.
- D. Là sự đánh giá chủ quan của một cá nhân về giá trị của bản thân.
Câu 2: Thể hiện lòng biết ơn đối với các thành viên trong gia đình là:
- A. Cãi lời cha mẹ.
- B. Không đoàn kết với anh chị.
C. Nói lời yêu thương.
- D. Khó chịu khi ở với gia đình.
Câu 3: Đâu là trách nhiệm của con cái với các thành viên trong gia đình?
- A. Bỏ mặc bố mẹ không chăm sóc.
- B. Quan tâm, chăm sóc cho bạn bè.
C. Quan tâm, chăm sóc các thành viên trong gia đình.
- D. Bỏ bê gia đình để đi chơi với bạn bè.
Câu 4: Để duy trì việc làm thể hiện trách nhiệm, lòng biết ơn với các thành viên trong gia đình, ta cần phải làm gì?
- A. Lên kế hoạch duy trì.
B. Thực hiện đầy đủ bài tập về nhà.
- C. Không gây hấn với bạn bè.
- D. Tham gia các hoạt động xã hội.
Câu 5: Việc làm để tạo bầu không khí vui vẻ, đầm ấm trong gia đình là:
- A. Không ăn cơm cùng nhau.
- B. Không tham gia vào câu chuyện của người khác.
C. Chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với người thân.
- D. Không chia sẻ việc nhà với nhau.
Câu 6: Quan hệ giữa yêu thương và trách nhiệm trong gia đình là:
- A. Trách nhiệm là gánh nặng của tình yêu thương.
- B. Tình yêu thương không dẫn đến trách nhiệm.
- C. Không có trách nhiệm thì vẫn có tình yêu thương.
D. Trách nhiệm làm cho tình yêu thương thêm bền vững.
Câu 7: Lợi ích của việc ghi chép các khoản chi tiêu trong gia đình là gì?
- A. Tạo thêm công việc để làm.
B. Tiết kiệm được nhiều khoản chi tiêu.
- C. Giúp ghi nhớ kiến thức đời sống dễ dàng.
- D. Giúp mọi người trong gia đình gần nhau hơn.
Câu 8: Mục đích của việc ghi chép chi tiêu trong gia đình là:
- A. Tiêu tiền hoang phí cho những việc không cần thiết.
- B. Tiết kiệm được tiền ăn uống.
C. Giúp quản lý dòng tiền một cách dễ dàng hơn và tránh việc dùng tiền cho những khoản không cần thiết.
- D. Tránh được những thời gian nhàn rỗi.
Câu 9: Việc ghi chép chi tiêu giúp mọi thành viên trong gia đình:
A. Đều biết rõ tổng thu nhập và từng khoản chi tiêu.
- B. Biết rõ sự chi li của người mẹ.
- C. Gần nhau và yêu thương nhau nhiều hơn.
- D. Biết sự vất vả khi kiếm được ra đồng tiền.
2. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Ý nào dưới đây không phải là việc làm đúng về trách nhiệm, lòng biết ơn với các thành viên trong gia đình?
A. Không phụ giúp bố mẹ làm việc nhà.
- B. Chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với bố mẹ.
- C. Bày tỏ tình yêu thương với gia đình.
- D. Quan tâm, giúp đỡ người thân.
Câu 2: Đâu không phải là lợi ích của lòng biết ơn?
- A. Giúp con người hoàn thiện về nhân cách.
- B. Hướng con người ta đến lối sống nghĩa tình, lành mạnh.
- C. Cảm nhận niềm vui trong ngàn điều.
D. Giúp tăng khả năng tư duy sáng tạo.
Câu 3: Đâu không phải là thái độ thể hiện lòng biết ơn?
- A. Lễ phép.
- B. Hiếu thảo.
- C. Không nói trống không.
D. Khó chịu khi ở cạnh gia đình.
Câu 4: Đâu không phải là cách để rèn luyện thái độ, lời nói, việc làm để thể hiện lòng biết ơn?
- A. Vui vẻ cùng mẹ nấu cơm.
- B. Chủ động bớp vai cho bố.
C. Nói những lời gây tổn thương tới anh chị.
- D. Chăm sóc, yêu thương ông bà.
Câu 5: Đâu không phải là hoạt động chi tiêu trong gia đình?
- A. Chi cho học tập.
- B. Chi cho điện nước, chất đốt.
- C. Chi cho thực phẩm.
D. Chi cho bạn bè.
3. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG (4 CÂU)
Câu 1: Câu tục ngữ nào dưới đây nói về tiết kiệm tiền?
- A. Của thiên trả địa.
- B. Thắt lưng buộc bụng.
- C. Của chợ trả chợ.
D. Còn người thì còn của.
Câu 2: “Xăng xe” được xếp vào khoản chi tiêu nào dưới đây?
A. Khoản chi tiêu thiết yếu.
- B. Khoản chi tiêu không thiết yếu.
- C. Quỹ dự phòng khẩn cấp.
- D. Quỹ tiết kiệm.
Câu 3: Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây nói về sự biết ơn?
- A. Ăn cháo đá bát.
- B. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
- C. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
D. Uống nước nhớ nguồn.
Câu 4: Vào dịp sinh nhật của người thân, em không nên tặng món quà như thế nào?
- A. Đồ vật mà người đó yêu thích.
B. Đồ vật gây hại cho mọi người xung quanh.
- C. Đồ vật mà người đó mong muốn có.
- D. Đồ vật vui nhộn, ngộ nghĩnh.
4. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO (1 CÂU)
Câu 1: Tám chữ vàng mà Bác Hồ đã trao tặng cho Phụ nữ Việt Nam, đó là gì?
- A. Tự tin, quyết đoán, hăng hái, nhiệt tình.
- B. Chung thủy, thông minh, lạc quan, tử tế.
C. Anh hùng, trung hậu, bất khuất, đảm đang.
- D. Anh hùng, khéo léo, bất khuất, vui vẻ.
Câu 2: Nhân vật nào dưới đây chi tiêu không hợp lí?
- A. Chị Trang tăng gia sản xuất để có thêm thu nhập mối tháng.
- B. Bạn Vân cộng tác với báo Hoa học trò để tăng thu nhập.
- C. Nam dùng số tiền tiết kiệm để mua sách vở và đồ dùng học tập.
D. Anh Tùng dùng 2/3 tháng lương để mua đôi giày hàng hiệu.