Câu hỏi trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 5 Cánh diều chủ đề 9: Thích ứng với môi trường học tập

Câu hỏi trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 5 Cánh diều bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm chủ đề 9: Thích ứng với môi trường học tập Hoạt động trải nghiệm 5 Cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình.

1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT (4 CÂU)

Câu 1: Bí kíp nuôi dưỡng, giữ gìn tình bạn là gì?

  • A. Chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với bạn.
  • B. Hay rủ bạn trốn học đi chơi.
  • C. Ít khi quan tâm đến bạn.
  • D. Sẵn sàng cho bạn chép bài.

Câu 2: Đâu là cách nuôi dưỡng tình bạn?

  • A. Đánh nhau với bạn.
  • B. Bao che những việc làm xấu của bạn.
  • C. Cho bạn chép bài.
  • D. Giúp đỡ bạn bè.

Câu 3: Đâu là vấn đề nảy sinh trong quan hệ với bạn bè?

  • A. Em tham gia các hoạt động tập thể.
  • B. Em đạt giải trong các kì thi.
  • C. Em không giữ lời hứa với bạn.
  • D. Em giảng bài cho bạn.

Câu 4: Để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quan hệ bạn bè cần mấy bước?

  • A. Hai bước.
  • B. Bốn bước.
  • C. Ba bước.
  • D. Năm bước.

Câu 4: Cách để nuôi dưỡng, giữ gìn tình bạn là:

  • A. Viết thư hỏi thăm bạn.
  • B. Nói dối bạn bè.
  • C. Chơi xấu bạn bè.
  • D. Rủ bạn trốn học.

2. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU (4 CÂU)

Câu 1: Đâu không phải cách nuôi dưỡng, giữ gìn tình bạn?

  • A. Cho bạn mượn bút.
  • B. Chê bai khuyết điểm của bạn.
  • C. Hướng dẫn bạn khi bạn chưa hiểu bài.
  • D. Luôn động viên khi bạn gặp khó khăn.

Câu 2: Người bạn tốt sẽ mang đến cho chúng ta điều gì sau đây?

  • A. Sẵn sàng đáp ứng mọi thứ theo yêu cầu của chúng ta.
  • B. Những câu chuyện cười.
  • C. Những sự động viên, khích lệ khi chúng ta gặp phải khó khăn, thách thức trong cuộc sống.
  • D. Tiền bạc và của cải.

Câu 3: Để xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh, cần có điều kiện nào sau đây?

  • A. Chỉ cần đến từ một phía.
  • B. Cần có thiện chí và cố gắng từ cả hai bên.
  • C. Thiện chí từ phía người có địa vị thấp hơn.
  • D. Thiện chí từ phía người có địa vị cao hơn.

Câu 4: Tình bạn trong sáng, lành mạnh có ý nghĩa như thế nào?

  • A. Giúp con người cảm thấy ấm áp, tự tin, yêu đời và hoàn thiện mình hơn.
  • B. Giúp cho mọi người gần nhau hơn.
  • C. Giúp cho mọi người tôn trọng nhau hơn.
  • D. Giúp cho mọi người vui vẻ hơn.

3. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây nói về chủ đề tình bạn?

  • A. Không thầy đố mày làm nên.
  • B. Ăn chọn nơi, chơi chọn bạn.
  • C. Nhất tự vi sư bán tự vi sư.
  • D. Trăm hay không bằng một thấy.

Câu 2: Hành động nào dưới đây giúp tạo nên tình bạn trong sáng, lành mạnh?

  • A. Bênh vực bạn bất chấp đúng sai.
  • B. Không thích bạn đạt được thành công hơn mình.
  • C. Nếu bạn hiểu lầm về mình thì mình sẽ bỏ đi chơi với bạn khác.
  • D. Luôn sẵn sàng chia sẻ mọi buồn vui trong cuộc sống cùng bạn.

Câu 3: Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” muốn nói điều gì?

  • A. Lựa chọn bạn tốt để bản thân mình học tập được những điều tốt.
  • B. Không nên chơi với bất kì ai.
  • C. Chỉ nên chơi với người xấu.
  • D. Chỉ nên chơi với những người quen biết.

Câu 4: Em không tán thành ý kiến nào sau đây khi bàn về tình bạn?

  • A. Tình bạn trong sáng, lành mạnh không thể có từ một phía.
  • B. Bạn bè phải biết bảo vệ nhau trong mọi trường hợp.
  • C. Có thể có tình bạn trong sáng, lành mạnh giữa hai người khác giới.
  • D. Phê bình nhau trong mọi trường hợp.

Câu 5: Tình cảm gắn bó giữa hai hoặc nhiều người trên cơ sở hợp nhau về tính tình, sở thích, lí tưởng được gọi là ?

  • A. Tình yêu.
  • B. Tình bạn.
  • C. Tình đồng chí.
  • D. Tình anh em.

4. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Em sẽ chựa chọn phương án nào sau đây khi có bạn cùng lớp gặp phải chuyện buồn trong gia đình?

  • A. Không quan tâm vì không liên quan đến bản thân.
  • B. Cười cợt, chê bai bạn.
  • C. Lắng nghe câu chuyện của bạn để tìm cách an ủi.
  • D. Lôi kéo cả lớp không chơi với bạn nữa.

Câu 2: Minh và Hoan chơi thân với nhau, Một lần Hoan phát hiện Minh bị một nhóm bạn khác lôi kéo, rủ rê tham gia sử dụng ma túy. Nếu là Hoan thì em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây?

  • A. Làm ngơ vì không liên quan đến bản thân.
  • B. Đồng tình và ngỏ ý muốn tham gia cùng.
  • C. Khuyên Minh nên thử một lần cho biết.
  • D. Phân tích cho bạn hiểu và khuyên Minh không tham gia.

Câu 3: Dương là bạn thân của em, trong giờ kiểm tra Dương không học bài cũ nên lén cô giáo mở vở ra chép. Em sẽ xử lý thế nào trong tình huống này?

  • A. Bảo Dương cho mình chép cùng.
  • B. Nhắc nhở và khuyên bạn lần sau nên học bài cũ, không nên chép bài như vậy.
  • C. Mặc kệ vì bài ai người ấy làm.
  • D. Mách cô giáo để bạn bị phạt.
Xem đáp án
Tìm kiếm google:

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 5 Cánh diều chủ đề 9: Thích ứng với môi trường , Trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 5 Cánh diều chủ đề 9: Thích ứng với môi trường , Câu hỏi trắc nghiệm chủ đề 9: Thích ứng với môi trường Hoạt động trải nghiệm 5 Cánh diều

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net