Câu hỏi trắc nghiệm Khoa học 5 CTST bài 26: Phòng tránh bị xâm hại

Câu hỏi trắc nghiệm Khoa học 5 CTST bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm bài 26: Phòng tránh bị xâm hại Khoa học 5 CTST. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT (6 CÂU)

Câu 1: Bạn nào trong các hình sau đang bị xâm hại đến sự an toàn của cá nhân?

 

 

Hình 1

 

 

Hình 2

 

 

Hình 3

 

 

Hình 4

  • A. Hình 1.
  • B. Hình 2.
  • C. Hình 3.
  • D. Hình 4. 

Câu 2: Bạn nào trong các hình sau an toàn?

 

 

Hình 1

 

 

Hình 2

 

 

Hình 3

 

 

Hình 4

  • A. Hình 1.
  • B. Hình 3.
  • C. Hình 2. 
  • D. Hình 4. 

Câu 3: Trẻ em có quyền nào dưới đây để được an toàn, bảo vệ sự toàn vẹn cá nhân và phản đối mọi sự xâm hại?

  • A. Quyền được bảo vệ tính mạng.
  • B. Quyền bị bạo lực.
  • C. Quyền bị bỏ rơi.
  • D. Quyền bị bỏ mặc.

Câu 4: Trẻ em có quyền nào dưới đây để được an toàn, bảo vệ sự toàn vẹn cá nhân và phản đối mọi sự xâm hại?

  • A. Quyền bị bóc lột sức lao động.
  • B. Quyền không bị xâm hại tình dục.
  • C. Quyền bị bạo lực.
  • D. Quyền xâm phạm bí mật cá nhân. 

Câu 5: Trong hoạt động hằng ngày, khi có cảm giác an toàn, chúng ta thường cảm thấy thế nào?

  • A. Sợ hãi.
  • B. Lo lắng.
  • C. Thoải mái.
  • D. Nổi da gà. 

 Câu 6: Trong hoạt động hằng ngày, khi có cảm giác an toàn, chúng ta thường cảm thấy thế nào?

A. Vui vẻ.

B. Khó chịu.

C. Sợ hãi.

D. Lo lắng.

2. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU (4 CÂU)

Câu 1: Tình huống nào dưới đây có cảm giác an toàn?

  • A. Đi một mình qua đoạn đường vắng vào buổi tối.
  • B. Mở cửa cho người lạ khi ở nhà một mình.
  • C. Một người lạ tặng quà cho em.
  • D. Ông bà ra đón và ôm cháu vào lòng mỗi khi về quê thăm ông bà. 

Câu 2: Trẻ em có cảm giác an toàn khi nào?

  • A. Khi nhận được sự quan tâm, bảo vệ, chăm sóc và chia sẻ từ người thân, bạn bè,…
  • B. Khi nhận được sự quan tâm, đe dọa, bắt nạt từ người thân, bạn bè,…
  • C. Khi nhận được sự quan tâm, bảo vệ, bạo hành và chia sẻ từ người thân, bạn bè,…
  • D. Khi nhận mọi sự xâm hại như bóc lột sức lao động, bạo hành từ người thân, bạn bè,…

Câu 3: Chọn phát biểu sai.

  • A. Trẻ em có quyền được bảo vệ tính mạng, bảo đảm các điều kiện sống,…
  • B. Trẻ em có quyền bị xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân,…
  • C. Trẻ em được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín,…
  • D. Trẻ em có quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động. 

Câu 4: Em đồng ý với hành động nào được thể hiện ở các hình dưới đây?

 

 

Hình 1

 

 

Hình 2

 

 

Hình 3

 

 

Hình 4

  • A. Hình 3.
  • B. Hình 1.
  • C. Hình 4.
  • D. Hình 2.

3. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Khi trong phòng chỉ có em và một người lạ mặt, em sẽ làm gì?

  • A. Hét to để cầu cứu. 
  • B. Giữ khoảng cách xa. 
  • C. Tìm cách từ chối. 
  • D. Gọi điện thoại đến số 111. 

Câu 2: Em sẽ làm gì khi có người rủ em uống rượu, bia, xem sách báo hay phim không lành mạnh?

  • A. Gọi điện thoại đến số 111. 
  • B. Hét to để cầu cứu.
  • C. Tìm cách từ chối.
  • D. Cho người đó chạm vào các bộ phận trên cơ thể. 

Câu 3: Em đồng ý với hành động của bạn nào trong câu chuyện dưới đây: 

 Bạn A bị hai bạn C và D trong lớp trêu về ngoại hình và bắt bạn A trực nhật thay. Bạn B đã nhìn thấy điều đó và nói với C và D không được đối xử với bạn A như vậy. Thấy bạn A ngồi khóc, bạn B đến an ủi. 

  • A. Bạn D. 
  • B. Bạn C. 
  • C. Bạn B. 
  • D. Bạn A. 

4. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Theo Công ước Quốc tế về quyền trẻ em và Luật Trẻ em năm 2016 của Việt Nam, những hành vi như thế nào là hành vi xâm hại tình dục?

  • A. Những hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lí, danh dự, nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi và các hình thức gây tổn hại khác. 
  • B. Những hành vi dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc trẻ em tham gia vào các hoạt động liên quan đến tình dục thông qua vùng riêng tư trên cơ thể trẻ em được gọi là hành vi xâm hại tình dục.
  • C. Những hành vi bảo vệ trẻ em không bị bóc lột sức lao động; không bị xâm hại tình dục; không bị mua bán, bắt cóc, chiếm đoạt.
  • D. Những hành vi bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân,…; được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín,… 

Câu 2: Theo Công ước Quốc tế về quyền trẻ em và Luật Trẻ em năm 2016 của Việt Nam, xâm hại trẻ em là gì?

  • A. Là hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lí, danh dự, nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi và các hình thức gây tổn hại khác. 
  • B. Là hành vi bảo vệ tính mạng, bảo đảm các điều kiện sống, bí mật cá nhân của trẻ em; bảo vệ dưới mọi hình thức để trẻ em không bị bạo lực, bỏ bơi, bỏ mặc,…
  • C. Là hành vi bảo vệ trẻ em không bị bóc lột sức lao động; không bị xâm hại tình dục; không bị mua bán, bắt cóc, chiếm đoạt.
  • D. Là hành vi bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân,…; được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín,… 
Xem đáp án
Tìm kiếm google: Bộ câu hỏi trắc nghiệm Khoa học 5 chân trời sáng tạo bài 26: Phòng tránh bị xâm hại , Trắc nghiệm Khoa học 5 chân trời sáng tạo bài 26: Phòng tránh bị xâm hại, Câu hỏi trắc nghiệm bài 26: Phòng tránh bị xâm hại Khoa học 5 chân trời sáng tạo

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm Khoa học 5 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net