Cho biết những tập tính có trong bảng 28.1 là tập tính bẩm sinh hay tập tính học được. Nêu ý nghĩa của các tập tính đó đối với động vật.

LT1. Cho biết những tập tính có trong bảng 28.1 là tập tính bẩm sinh hay tập tính học được. Nêu ý nghĩa của các tập tính đó đối với động vật.

Tiêu chí so sánh

Tập tính bẩm sinh

Tập tính học được

Ý nghĩa

Chim, cá di cư

 

 

 

Ong, kiến sống thành đàn

 

 

 

Chó tiết nước bọt khi ngửi thấy mùi thức ăn

 

 

 

Mèo rình bắt chuột

 

 

 

Chim ấp trứng

 

 

 

VD1. Nêu cơ sở của việc ghi âm tiếng mèo để đuổi chuột

LT2. Kể thêm một số ứng dụng hiểu biết về tập tính của động vật vào thực tiễn.

Câu trả lời:

LT1. Hoàn thành bảng như sau:

Tiêu chí so sánh

Tập tính bẩm sinh

Tập tính học được

Ý nghĩa

Chim, cá di cư

x

 

Chim di cư để tránh rét, tìm kiếm nguồn thức ăn; Cá di cư chủ yếu liên quan đến sinh sản.

Ong, kiến sống thành đàn

x

 

Tập tính nhận biết đồng loại.

Chó tiết nước bọt khi ngửi thấy mùi thức ăn

x

 

Phản xạ tự nhiên của động vật khi tiếp xúc với thức ăn

Mèo rình bắt chuột

x

x

Mèo kiếm thức ăn khi đói là mang tính bẩm sinh, còn việc rình, vồ mồi, cách săn mồi thì do học được

Chim ấp trứng

x

 

Bản năng duy trì nòi giống

VD1. Dựa vào tập tính sợ mèo của chuột, khi nghe tiếng mèo kêu chuột thường bỏ chạy.

LT2. Một số ứng dụng hiểu biết về tập tính của động vật vào thực tiễn: Dạy hổ, voi, khỉ làm xiếc, dạy cá heo lao qua vòng trên mặt nước (giải trí); nghe tiếng kẻng, trâu, bò nuôi trở về chuồng; dạy vẹt nói;…

Xem thêm các môn học

Giải khoa học tự nhiên 7 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net