Cho phản ứng sau: CH≡CH (g) + H2 (g) → CH3 - CH3 (g) Năng lượng liên kết (kJ.mol−1) của H - H là 436, của C - C là 347, của C – H là 414 và của C ≡ C là 839.

VẬN DỤNG

Bài tập 18.16. Cho phản ứng sau:

CH≡CH (g) + H2 (g) → CH3 - CH3 (g) Năng lượng liên kết (kJ.mol−1) của H - H là 436, của C - C là 347, của C – H là 414 và của C ≡ C là 839. Tính nhiệt (∆H) của phản ứng và cho biết phản ứng thu nhiệt hay toả nhiệt.

Bài tập 18.17. Cho các phản ứng sau:

(1) 2H2S (g) + SO2 (g) → 2H2O (g) + 3S (s) $\Delta _{r}H_{298}^{o}$= -237 kJ 

(2) 2H2S (g) + O2 (g) → 2H2O (g) + 2S (s) $\Delta _{r}H_{298}^{o}$= - 530,5 kJ 

a) Cùng một lượng hydrogen sulfide chuyển thành nước và sulfur thì tại sao nhiệt phản ứng (1) và (2) lại khác nhau.

b) Xác định $\Delta _{r}H_{298}^{o}$ của SO2 từ 2 phản ứng trên.

Bài tập 18.18. Rót 100 mL dung dịch HCl 1 M ở 27°C vào 100 mL dung dịch NaHCO3 1 M ở 28°C. Sau phản ứng, dung dịch thu được có nhiệt độ là bao nhiêu? Biết nhiệt tạo thành của các chất được cho trong bảng sau: 

Chất

HCl (aq)

NaHCO3 (aq)

NaCl (aq)

H2O (l)

CO2 (g)

rH (kJ/mol)

-168

-932

-407

-286

-392

Bài tập 18.19. Trộn 50 mL dung dịch NaCl 0,5 M ở 25°C với 50 mL dung dịch AgNO3 0,5 M ở 26°C. Khuấy đều dung dịch và quan sát nhiệt kế thấy nhiệt độ lên cao nhất là 28°C. Tính nhiệt của phản ứng. 

Bài tập  18.20. Một mẫu cồn X (thành phần chính là C2H5OH) có lẫn methanol (CH3OH). Đốt cháy 10 g cồn X toả ra nhiệt lượng 291,9 kJ. Xác định phần trăm tạp chất methanol trong X biết rằng:

CH3OH (l) + 32O2 (g) → CO2 (g) + 2H₂O (l)         ∆H = - 716 kJ/mol

C₂H5OH (1) +3O2 (g) → 2CO2 (g) + 3H2O (l)        ∆H = - 1 370 kJ/mol

Câu trả lời:

Bài tập 18.16. 

H - C≡C - H (g) + H - H (g) → CH3 - CH3 (g)

∆H = 2E (C - H) + E (C  C) + 2E(H - H) - 6E (C - H) - E (C - C)

     = (2.414) + 839+ (2.436) - (6.414) - 347

     = - 292 (kJ / mol) < 0

Phản ứng toả nhiệt.

Bài tập 18.17.

a) Phản ứng (1) cần tiêu hao 1 nhiệt lượng để tách SO2 ra thành S và O2 nên toả nhiệt lượng ít hơn so với phản ứng (2).

b) $\Delta _{r}H_{298}^{o}$H (1) = 2$\Delta _{f}H_{298}^{o}$ (H2O) – 2 $\Delta _{f}H_{298}^{o}$  (H2S) - $\Delta _{f}H_{298}^{o}$  (SO2)

              = -237 (kJ).

$\Delta _{r}H_{298}^{o}$ (2) = 2$\Delta _{f}H_{298}^{o}$  (H2O) - 2$\Delta _{f}H_{298}^{o}$  (H2S)

              = -530,5 (kJ).

$\Delta _{r}H_{298}^{o}$ (2) - $\Delta _{r}H_{298}^{o}$  (1) = $\Delta _{f}H_{298}^{o}$ (SO2) = -530,5 - (- 237)

              = - 293,5 (kJ).

Bài tập 18.18.

Phản ứng xảy ra:

HCl (aq) + NaHCO3 (aq) → NaCl (aq) + H2O (l) + CO2 (g) 

∆H = (-407) + (-286) + (-392) - (- 168) - (-932) = 15 (kJ)

→ Phản ứng thu nhiệt.

Số mol HCl = số mol NaHCO3 = 0,1 mol 

→ Q = 0,1.15 = 1,5 (kJ) . 

Nhiệt độ giảm đi: ∆T = $\frac{1,5.10^{3}}{200.4,2}$ = 1,8°C

→ Nhiệt độ cuối cùng là: 28 – 1,8 = 26,2 ° C.

Bài tập 18.19.

Khi trộn hai dung dịch, nhiệt độ trước phản ứng là: $\frac{25 + 26}{2}$ =  25,5°C. 

Nhiệt lượng toả ra là: Q = (50 + 50).4,2.(28-25,5) = 1 050 (J).

Phản ứng xảy ra:

AgNO3 (aq) + NaCl (aq) → AgCl (s) + NaNO3 (aq) 

Số mol AgNO3 = số mol NaCl = $\frac{0,5.50}{1000}$ = 0,025 (mol). 

⇒ ∆H = $\frac{1 050}{0,025}$ = 42 000 J = 42 (kJ). 

Bài tập 18.20.

Gọi số mol CH3OH và C2H5OH trong 10 g X lần lượt là a và b.

Ta có: 32a + 46b = 10 (1) và 716a + 1370b = 291,9 (2)

Giải hệ (1) và (2), ta được: a = 0,025; b = 0,2.

→ Khối lượng CH3OH là: 32 - 0,025 = 0,8 (g).

→ Phần trăm tạp chất methanol trong X bằng 8 %.

Xem thêm các môn học

Giải SBT hóa học 10 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com