Phản ứng đốt cháy ethanol: C2H5OH(l) + 3O2(g) → 2CO2(g) + 3H2O (g)

THÔNG HIỂU

Bài tập 18.6. Phản ứng đốt cháy ethanol:

C2H5OH(l) + 3O2(g)  2CO2(g) + 3H2O (g)

Đốt cháy hoàn toàn 5 g ethanol, nhiệt toả ra làm nóng chảy 447 g nước đá ở 0°C. Biết 1g nước đá nóng chảy hấp thụ nhiệt lượng 333,5 J, biến thiên enthalpy của phản ứng đốt cháy ethanol là

A.-1371kJ/mol.       B. -954 kJ/mol.     

C. - 149 kJ/mol.      D. +149 kJ/mol.

Bài tập 18.7. Phản ứng tổng hợp ammonia:

N2 (g) + 3H2 (g) → 2NH3 (g)

Biết năng lượng liên kết (kJ/mol) của N ≡ N và H - H lần lượt là 946 và 436. Năng lượng liên kết của N – H trong ammonia là

A. 391 kJ/mol.        B. 361 kJ/mol.       

C. 245 kJ/mol.        D. 490 kJ/mol

Bài tập 18.8. Cho phương trình nhiệt hoá học sau:

H2 (g) + I2 (g) → 2HI (g) ∆H +11,3 kJ.

Phát biểu nào sau đây về sự trao đổi năng lượng của phản ứng trên là đúng?

A. Phản ứng giải phóng nhiệt lượng 11,3 kJ khi 2 mol HI được tạo thành.

B. Tổng nhiệt phá vỡ liên kết của chất phản ứng lớn hơn nhiệt toả ra khi tạo thành sản phẩm.

C. Năng lượng chứa trong H2 và I2 cao hơn trong HI.

D. Phản ứng xảy ra với tốc độ chậm.

Bài tập 18.9. Làm các thí nghiệm tương tự nhau: Cho 0,05 mol mỗi kim loại Mg, Zn, Fe vào ba bình đựng 100 mL dung dịch CuSO4 0,5 M. Nhiệt độ tăng lên cao nhất ở mỗi bình lần lượt là ∆T1,  ∆T2,  ∆T3. Sự sắp xếp nào sau đây là đúng?

A. ∆T1 < ∆T2 < ∆T3.         B. ∆T3 < ∆T1 <  ∆T2

C. ∆T2 < ∆T3 < ∆T1.          D. ∆T3 < ∆T2 < ∆T1

Câu trả lời:

Bài tập 18.6. Đáp án: A

Q = 447.333,5 = 149 074,5 (J) ≈ 149 (kJ)

⇒ ∆H = $\frac{-149.46}{5}$ = -1371 (kJ)

Bài tập 18.7. Đáp án: A

 ∆H = EN≡N + 3EH - H - 6EN-H = - 92

⇒ 946 + 3.436 - 6EN-H = - 92

⇒ EN-H = 391 (kJ/mol)

Bài tập 18.8. Đáp án: B

Phát biểu A sai phản ứng thu nhiệt

Phát biểu B đúng phản ứng thu nhiệt nên tổng nhiệt cần cung cấp để phá vỡ liên kết lớn hơn nhiệt giải phóng khi tạo sản phẩm.

Phát biểu C sai: phân tử H2 và I2 có liên kết bền hơn HI, nghĩa là mức năng lượng thấp hơn.

Phát biểu D không nói về sự trao đổi năng lượng của phản ứng. 

Bài tập 18.9. Đáp án: D

Cả ba kim loại Mg, Zn, Fe đều tác dụng với CuSO4 với cùng tỉ lệ mol 1: 1, kim loại càng mạnh thì càng toả nhiều nhiệt. Do Mg > Zn > Fe nên nhiệt độ tăng cao nhất ở bình có Mg, rồi đến Zn, Fe.

Xem thêm các môn học

Giải SBT hóa học 10 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com