Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Các phản ứng phân huỷ thường là phản ứng thu nhiệt.

NHẬN BIẾT

Bài tập 18.1. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Các phản ứng phân huỷ thường là phản ứng thu nhiệt.

B. Phản ứng càng toả ra nhiều nhiệt càng dễ tự xảy ra.

C. Phản ứng oxi hoá chất béo cung cấp nhiệt cho cơ thể.

D. Các phản ứng khí đun nóng đều dễ xảy ra hơn.

Bài tập 18.2. Cho các phản ứng sau:

(1) C (s) + CO2(g) →  2CO(g)             $\Delta _{r}H_{500}^{o}$= 173,6 kJ

(2) C(s) + H2O(g) →  CO(g) + H2(g)   $\Delta _{r}H_{500}^{o}$= 133.8 kJ

(3) CO(g) + H2O(g) →  CO2(g) + H2(g)

Ở 500 K, 1 atm, biến thiên enthalpy của phản ứng (3) có giá trị là

A.- 39,8 kJ.     B. 39,8 kJ.     C. - 47,00 kJ.     D. 106,7 kJ.

Bài tập 18.3. Cho sơ đồ hoà tan NH4NO3 sau:

NH4NO3(s) + H2O(l) →  NH4NO3(aq) ∆H = + 26 kJ

Hoà tan 80 g NH4NO3 khan vào bình chứa 1 L nước ở 25 °C. Sau khi muối tan hết, nước trong bình có nhiệt độ là

A. 31,2 °C.          B. 28,1°C.          C.21,9°C.       D. 18,8°C.

Bài tập 18.3. Cho sơ đồ hoà tan NH4NO3 sau:

NH4NO3(s) + H2O(l) →  NH4NO3(aq) ∆H = + 26 kJ

Hoà tan 80 g NH4NO3 khan vào bình chứa 1 L nước ở 25 °C. Sau khi muối tan hết, nước trong bình có nhiệt độ là

A. 31,2 °C.          B. 28,1°C.          C.21,9°C.       D. 18,8°C.

Bài tập 18.4. Cho phương trình phản ứng:

Zn + CuSO4(aq) → ZnSO4(aq) + Cu(s) ∆H = - 210 kJ

và các phát biểu sau:

(1) Zn bị oxi hoá;

(2) Phản ứng trên toả nhiệt;

(3) Biến thiên emhalpy của phản ứng tạo thành 3,84 g Cu là +12,6 kJ,

(4) Trong quá trinh phản ứng, nhiệt độ hỗn hợp tăng lên.

Các phát biểu đúng là

A. (1) và (3).              B. (2) và (4).

C. (1), (2) và (4).       D. (1), (3) và (4).

Bài tập 18.5. Cho phương trình nhiệt hoá học của phản ứng trung hoà sau:

HCl(aq)+ NaOH(aq) → NaCl(aq) + H2O(l)  ∆H = -57,3 kJ.

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Cho 1 mol HCI tác dụng với NaOH dư toả nhiệt lượng là 57,3 kJ.

B. Cho HCI dư tác dụng với 1 mol NaOH thu nhiệt lượng là 57,3 kJ.

C. Cho 1 moi HCI tác dụng với 1 mol NaOH toả nhiệt lượng là 57,3 kJ.

D. Cho 2 mol HCl tác dụng với NaOH dư toả nhiệt lượng là 57,3 kJ.

Câu trả lời:

Bài tập 18.1. Đáp án: D

Các phản ứng tỏa nhiệt, phản ứng lên men,... khó xảy ra hơn khi đun nóng

Bài tập 18.2. Đáp án: A 

(1) C (s) + CO2(g) → 2CO(g)            ∆rH (1) 

(2) C(s) + H2O(g) → CO(g) + H2(g)   ∆rH (2) 

(3) CO(g) + H2O(g) →  CO2(g) + H2(g)  ∆rH (3) 

Lấy phương trình phản ứng (2) trừ phương trình phản ứng (1) được phương trình phản ứng (3)

rH (3) = ∆rH (2) - ∆rH (1) = 133,8 - 173,6 = - 39,8 (kJ)

Bài tập 18.3. Đáp án: D

80g NH4NO3 1 mol Cu = 26 (kJ)

∆H > 0, quá trình hòa tan thu nhiệt, nhiệt độ giảm đi một lượng là:

∆T = $\frac{26.10^{3}}{4,2.10^{3}}$

⇒ Nhiệt độ cuối cùng là 25 - 6,2 = 18,8°C

Bài tập 18.4. Đáp án: C

phát biểu (3) sai biến thiên enthalpy của phản ứng tạo thành 3,84g Cu là:

$\frac{-210.3,84}{64}$ = - 12,6 (kJ)

Bài tập 18.5. Đáp án: D

2 mol HCl ⇒ phản ứng nhiệt tỏa ra phải tăng gấp 2 lần

Xem thêm các môn học

Giải SBT hóa học 10 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com