Có thể hiểu câu nói của thầy Ha-men như thế nào? "Tiếng Pháp là ngôn ngữ hay nhất thế giới…phải giữ lấy nó…bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ….chìa khoá chốn lao tù."

Có thể hiểu câu nói của thầy Ha-men như thế nào? "Tiếng Pháp là ngôn ngữ hay nhất thế giới…phải giữ lấy nó…bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ….chìa khoá chốn lao tù."

Câu trả lời:

Câu nói của thầy Ha-men "… khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa của chốn lao tù …". Câu nói ấy đã nêu bật lên giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành chủ quyền, độc lập. Lòng yêu nước đâu chỉ bắt nguồn từ tình yêu một cái cây trồng trước nhà, một triền đê lộng gió hay một dòng suối tuơi mát… mà nó còn bắt nguồn từ một tình yêu tuởng chừng giản dị song lại vô cùng cao đẹp đó là tình yêu tiếng nói dân tộc.  Tiếng nói của dân tộc được hình thành và vun đáp bầng sự sáng tạo cùa bao thế hệ qua hàng ngàn năm, là thứ tài sản vô cùng quý báu của mỗi dân tộc. Khi một dân tộc dù đã rơi vào vòng nô lệ nhưng vẫn giữ được tiếng nói của mình là họ vẫn giữ được bản sắc của dân tộc,họ vẫn giữ được tinh thần và truyền thống của dân tộc mình,họ vẫn có một vũ khí sắc bén để động viên nhau,để kêu gọi nhau đoàn kết cùng đánh đuổi kẻ thù và nhờ đó họ sẽ giành lại độc lập tự do. Vì vậy phải biết yêu quý, giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói cùa dân tộc mình, nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ. Yêu quý, học tập, giữ gìn tiếng nói của dân tộc là biểu hiện sâu sắc của lòng yêu nước.

 

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com